Phương pháp doanh nghiệp sử dụng để lựa chọn lợi thế cạnh tranh đó là phương pháp so sánh cho điểm.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 37)

phương pháp so sánh cho điểm.

3.3. Các mô hình tạo lợi thế cạnh tranh 3.3.1. Tạo lợi thế về chất lượng sản phẩm 3.3.1. Tạo lợi thế về chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn những nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng sản phẩm.

- Chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường vì nó thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đó.

- Tạo ra sự tin cậy cao về chất lượng sản phẩm.

- Chất lượng là công việc tập thể, họ đối thoại và bàn bạc với nhau với nhau một cách thường xuyên về chất lượng sản phẩm.

- chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất và do nhiều yếu tố quyết định như: Chất lượng nguyên vật liệu; chất lượng hoạt động của máy mãc thiết bị; tình trạng ổn định của công nghệ chế tạo và đặc biệt là chất lượng lao động.

3.3.2. Tạo lợi thế bằng nỗi lực marketing

- Khách hàng là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường.

- Doanh nghiệp thường quan tâm đến hoạt động marketing như: Quảng cáo, dịch vụ sau bán hàng... để lôi kéo khách hàng. Do vậy, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

3.3.3. Tạo lợi thế bằng nỗ lực công nghệ - kỹ thuật

Sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi giá cả hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá cả trung bình của thị trường.

- Để có lợi nhuận các doanh nghiệp phải: Tập trung nguồn lực để tăng năng suất lao động; Hạ thấp chi phí đầu vào; Nâng cao chất lượng hàng hóa.

- Doanh nghiệp phải: Thường xuyên cải tiến công cụ lao động; Hợp lý hóa sản xuất; Nhanh chóng ứng dụng những thành quả lao động của khoa học- công nghệ; Quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh.

3.3.4. Tạo lợi thế về kinh tế và tài chính

- Đối với hoạt động bán hàng doanh nghiệp sẽ thể hiện trong cả ba giai đoạn: Trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau bán hàng.

+ Trước khi bán hàng các doanh nghiệp phải thực hiện các động tác: quảng cáo, giới thiệu, hướng dẫn thị hiếu khách hàng, các hoạt động triển lãm, trưng bày hàng hóa. Với mục đích nhằm hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng đến doanh nghiệp;

+ Trong quá trình bán hàng doanh nghiệp cần phải tôn trọng khách hàng, lịch sự, ân cần và chu đáo. Các dịch vụ thanh toán phải nhanh chóng, chính xác… Phương

thức thanh toán phải linh hoạt, đa dạng bao gồm: thanh toán một lần, thanh toán chậm, bán trả góp, bán có thưởng, thanh toán linh hoạt khi khách hàng trả bằng ngoại tệ;

+ Sau khi bán hàng, phải có những dịch vụ bao bì và giao hàng hóa đến tận tay người mua, các dịch vụ bảo hành, sửa chữa hàng hóa.

- Doanh nghiệp có tài chính tốt sẽ lũng đoạn thị trường, với mục đích dùng sức mạnh tài chính để loại đối phương ra khỏi cuộc chơi, độc chiếm thị trường, vá bán phá giá.

- Doanh nghiệp sử dụng mối liên kết kinh tế để khống chế thị trường, thu lợi nhuận cao, như: liên kết về giá, về vùng tiêu thụ hay cùng nhau phân chia thị trường, liên kết về chất lượng hàng hóa bằng cách cùng nhau giảm chi phí đầu vào mà vẫn giữ nguyên giá cũ, liên kết về cung cấp hàng hóa bằng thủ đoạn thống nhất không cung cấp hàng hóa cho một doanh nghiệp thương mại nào đó nhằm gây áp lực về giá bán.

Chương 4: CHIẾN LƯỢC CẤP DOANH NGHIỆP

(Số tiết 09: Trong đó: 06 tiết lý thuyết, 03 tiết thảo luận)

4.1. Phân đoạn chiến lược

4.1.1. Quy trình phân đoạn chiến lược tổng quát 4.1.1.1. Cơ sở của chiến lược cấp doanh nghiệp: 4.1.1.1. Cơ sở của chiến lược cấp doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)