+ Phát tín hiệu về giá: Là một qui trình các doanh nghiệp sử dụng để chuyển tải ý định của họ tới những doanh nghiệp khác về chiến lược định giá và họ sẽ cạnh tranh như thế nào trong tương lai hay họ sẽ phản ứng lại các hoạt động cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong ngành như thế nào.
* Doanh nghiệp có thể sử dụng kiểu phát tín hiệu về giá thông báo rằng họ sẽ phản ứng một cách mạnh mẽ đến các hoạt động cạnh tranh của đối thủ - những hoạt động cạnh tranh đe doạ họ;
* Doanh nghiệp phát tín hiệu về giá cho phép một cách gián tiếp các doanh nghiệp phối hợp các hoạt động của họ và tránh các hoạt động cạnh tranh tốn kém mà những hoạt động này sẽ dẫn đến sự đổ vỡ trong chính sách định giá của ngành.
+ Lãnh đạo giá: Là sự đảm nhận trách nhiệm về hình thành giá cả cho ngành của một số doanh nghiệp. Đó là một cách phát tín hiệu về giá nhằm tăng cường khả năng sinh lợi của chính sách thị trường/sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong một ngành đã
phát triển. Nó giúp cho các doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao tồn tại mà không cần phải cố gắng để nâng cao hiệu suất và hiệu quả của nó.
+ Cuộc cạnh tranh phi giá cả: Tức là những doanh nghiệp dựa vào sự khác biệt của sản phẩm để ngăn chặn các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường và khống chế tranh đua trong ngành.
Chiến lược thâm nhập thị trường: Tức là một doanh nghiệp tập trung vào việc mở rộng thị phần của nó trong các thị trường sản phẩm hiện tại.
Chiến lược phát triển sản phẩm: Là việc sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm để thay thế sản phẩm hiện hành. Là yếu tố quan trọng để duy trì sự khác biệt của sản phẩm và tăng thị phần.
Chiến lược phát triển thị trường: Có liên quan đến việc tìm ra phân đoạn thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển nhiều chủng loại sản phẩm: Có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp lớn đều có một loại sản phẩm ở mỗi phân đoạn thị trường.
+ Kiểm soát năng lực sản xuất: Tức là tác động lên sản lượng của ngành. Công suất sản xuất dư thừa cũng có thể bị gây ra do nhu cầu giảm xuống.
Các nhân tố tạo ra năng lực sản xuất dư thừa: Nhân tố công nghệ, Các nhân tố cạnh tranh (Gia nhập ngành).
Lựa chọn chiến lược kiểm soát năng lực sản xuất: Mỗi công ty phải tự mình cố gắng khống chế đối thủ và trì hoãn sự khởi đầu, hoặc các doanh nghiệp phải cùng tìm ra các biện pháp phối hợp với nhau để có thể cùng thấy được lợi ích chung về các hoạt động của họ.
4.4.2.4. Chiến lược cung cấp và phân phối trong ngành chín muồi
- Khi một ngành đã hợp nhất bao gồm một ít doanh nghiệp lớn thì ngành đó giành được thế mạnh đối với các khách hàng và các nhà cung cấp.
- Những người cung cấp trở nên phụ thuộc vào ngành trong việc bán các sản phẩm đầu ra của họ và khách hàng trở nên phụ thuộc vào ngành trong việc mua hàng của ngành.
- Chiến lược hợp nhất theo chiều dọc áp dụng đối với những doanh nghiệp muốn nắm quyền cung cấp và nắm các hoạt động phân phối, từ đó doanh nghiệp có khả năng quản lý được các chiến lược về chi phí, giá cả và phi giá cả, đồng thời tăng được uy tín và chất lượng sản phẩm.
4.4.2.5. Chiến lược trong các ngành đã bị suy thoái - Tính chất khắc nghiệt của sự giảm sút: - Tính chất khắc nghiệt của sự giảm sút:
+ Cạnh tranh trong ngành suy thoái khốc liệt hơn trong các ngành khác;
+ Cạnh tranh là khốc liệt hơn trong các ngành suy giảm mà lại có rào ngăn cản cao, do đó không thể rút lui khỏi thị trường. Năng lực sản xuất của ngành dư thừa so với nhu cầu, do vậy cạnh tranh về giá cũng trở lên dữ dội hơn.
+ Cạnh tranh trở lên khốc liệt hơn trong các ngành đang bị giảm sút mà ở đó chi phí cố định là cao (ngành Thép).