Sự lựa chọn chiến lược dựa trên các yếu tố:

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 57)

+ Doanh nghiệp đổi mới có các tài sản bổ sung để khai thác thành quả đổi mới và nhận được lợi thế cạnh tranh hay không?

+ Mức độ khó khăn đối với các doanh nghiệp trong việc bắt chước đổi mới hay là rào cản đối với việc bắt chước là như thế nào?

+ Có các đối thủ có khả năng bắt chước đổi mới một cách nhanh chóng hay không?

* Tài sản bổ sung: là những tài sản cần có để khai thác thành công thành quả đổi mới và giành lợi thế cạnh tranh. Tài sản bổ sung bao gồm: Công nghệ tiếp thị; lực lượng bán hàng; khả năng đi vào hệ thống phân phối; hệ thống hỗ trợ và dịch vụ sao khi bán. Tài sản bổ sung quan trọng nhất là năng lực sản xuất có thể cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu sản phẩm tăng cao trong khi vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm cao.

Tuy nhiên, phát triển tài sản bổ sung là rất tốn kém và doanh nghiệp thường cần nhiều vốn cho mục đích này.

* Rào cản sự bắt chước: là những yếu tố ngăn trở các đối thủ bắt chước khả năng của doanh nghiệp.

Rào cản sự bắt chước giúp cho doanh nghiệp đổi mới có thời gian để tạo lập lợi thế cạnh tranh và xây dựng nhiều rào cản bền vững hơn trên thị trường mới được phát triển.

Rào cản về Công nghệ (Bằng phát minh, sáng chế…), Phát triển các sản phẩm và qui trình mới một cách bí mật.

* Các đối thủ cạnh tranh có khả năng: khả năng của các đối thủ cạnh tranh trong việc bắt chước đổi mới phụ thuộc vào hai yếu tố: Các kỹ năng nghiên cứu phát triển, khả năng khai thác những tài sản bổ sung.

-> Các kỹ năng nghiên cứu phát triển là khả năng của đối thủ cạnh tranh về việc khám phá ra những kỹ thuật đổi mới nhằm phát hiện ra nó hoạt động như thế nào và nhanh chóng phát triển sản phẩm mới cạnh tranh.

-> Khả năng khai thác tài sản bổ sung: Marketing, công nghệ bán hàng, năng lực sản xuất là một trong những nhân tố quyết định tốc độ bắt chước.

+ Ba chiến lược đổi mới:

* Chiến lược một mình phát triển và tiếp thị sản phẩm mới mang nhiều ý nghĩa nhất khi các rào cản sự bắt chước đổi mới là cao, khi doanh nghiệp đổi mới có các tài sản bổ sung để phát triển đổi mới và khi số lượng các doanh nghiệp bắt chước là hạn chế.

* Chiến lược phát triển và tiếp thị sản phẩm đổi mới cùng với các doanh nghiệp khác thông qua đồng minh chiến lược hay liên doanh có ý nghĩa khi rào cản sự bắt chước là cao, có một vài đối thủ cạnh tranh có tiềm lực và doanh nghiệp đổi mới thiếu các tài sản bổ sung.

* Chiến lược cấp giấy phép kinh doanh thành quả đổi mới, có ý nghĩa nhất khi các rào cản sự bắt chước là thấp, doanh nghiệp đổi mới thiếu các tài sản bổ sung và có nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm năng.

4.4.2.3. Chiến lược trong ngành trưởng thành

Ngành trưởng thành thường được thống trị bởi một số lượng nhỏ các doanh nghiệp lớn. Mặc dầu ngành có thể bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn quyết định bản chất cạnh tranh của ngành vì những doanh nghiệp này có thể ảnh hưởng đến 5 lực lượng cạnh tranh.

Trong ngành này các doanh nghiệp sử dụng biện pháp cạnh tranh để tối đa hoá lợi thế cạnh tranh trong cơ cấu cạnh tranh của ngành.

Đối với ngành trưởng thành chúng ta cần phải hiểu:

+ Làm thế nào để các doanh nghiệp lớn củng cố được cạnh tranh trong ngành để ngăn cản sự xâm nhập thị trường của các đối thủ khác;

+ Ngăn ngừa dư thừa công suất sản xuất trong ngành;

+ Chiến tranh về giá mà những cái này sẽ làm tổn hại đến tất cả các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)