Hệ thống bài tập chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 61)

2.4.4.1. Bài tập tự luận

Câu 1:Oxy hóa hoàn toàn 3 g hchc A thu được 6,6 g CO2 và 3,6 g nước. a. Xác định khối lượng các nguyên tố trong A.

Câu 2: Hỗn hợp khí A chứa 2 hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Lấy 1,12 lít A (đkc) đốt cháy hoàn toàn. Dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng NaOH dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam; bình (2) tăng 7,48 gam. Xác định CTPT và % thể tích từng chất trong A.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 8,9g chất hữu cơ A thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc), 1,12 lít khí N2 (đkc) và 6,3g H2O. Tìm CTPT của A biết khi hóa hơi 4,45g A thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,6 g khí oxi ở cùng điều kiện.

Câu 4: Phân tích 1,44 g chất A thu được 0,53 g Na2CO3, 1,456 lít CO2 ( đkc) và 0,45 g nước. Xác định CTPT của A. Biết tỉ khối hơi của A so với heli là 18,5.

Câu 5: Viết các đồng phân cấu tạo của các chất sau: C3H6O, C6H12, C5H10 , C4H9Cl.

Câu 6: Hỗn hợp khí A chứa hai hiđrôcacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy 1,12 lít A (đktc) đem đốt cháy hoàn toàn. Sản phẩm cháy được dẫn qua bình (1) đựng dd H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng dd NaOH ( dư). Sau thí nghiệm khối lượng bình 1 tăng 2,16 gam và khối lượng bình 2 tăng 7,48 gam. Hãy xác định CTPT và % về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A.

Câu 7: Hỗn hợp X chứa 3 chất hữu cơ đồng phân. Nếu làm bay hơi 2,1 gam X thì thể tích hơi thu được bằng thể tích của 1,54 gam khí CO2 ở cùng đk. Để đốt cháy hòan toàn 1,5 g X cần dùng vừa hết 2,52 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 11: 6 về khối lượng.

a) Xác định CTPT của 3 chất trong X.

b) Viết CTCT dạng khai triển và dạng thu gọn của từng chất đó.

Câu 8: Hãy thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau: a) Đốt cháy hoàn toàn 10,14 g hợp chất X sinh ra 34,32 gam CO2 và 7,02 gam H2O. Tỉ khối hơi của hợp chất đối với không khí là 2,69.

b) Đốt cháy hòan tòan 9,3 gam hợp chất hữu cơ Y và cho các sản phẩm sinh ra lần lượt đi qua bình đựng CaCl2 khan và KOH thì thấy bình CaCl2 khan tăng thêm 6,3 gam, bình đựng KOH tăng thêm 26,4 gam. Mặt khác, khi đốt 1,86 gam Z sinh ra 224 ml khí N2 ( đktc). Bíêt rằng phân tử chất đó chỉ chứa 1 nguyên tử N.

Câu 9: Đốt cháy hòan toàn 0,42 gam một chất hữu cơ A thu được khí CO2 và hơi H2O. Khi cho toàn bộ sản phẩm trên vào nước vôi trong dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,14 gam, đồng thời có 3gam kết tủa.

a) Xác định CTPT của A, biết khi hóa hơi một lượng chất A người ta thu đựơc một thể tích vừa đúng bằng 2/5 thể tích của khí nitơ có khối lượng tương đương trong cùng điều kiện.

b) Víêt các CTCT có thể có của A.

Câu 10: Một hợp chất hữu cơ X chứa 10,34% H theo khối lượng. Khi đốt cháy X chỉ thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau, và số mol O2 tiêu tốn bằng 4 lần số mol X. Xác định CTPT của X.

Câu 11: Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O. Khi đốt cháy A. thu được số mol CO2

bằng số mol H2O. Tỉ khối hơi của A với H2 là 29. Xác định CTPT của A.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hơi của chất A cần 250 ml O2 tạo ra 200 ml hơi H2O. Các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tìm CTPT của A.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ A, dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dư và bình 2 đựng nước vôi dư thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và bình 2 có 30 gam kết tủa. Khi hóa hơi 5,2 gam A thu được thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam O2 trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất. Xác định CTPT của A.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X bằng 0,616 lít oxi vừa đủ thu được 1,344 lít hỗn hợp CO2, N2 và hới nước. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí còn lại 0,56 lít và có tỉ khối hơi với H2 bằng 20,4. Xác định CTPT của X biết rằng các thể tích đo cùng điều kiện nhiệt độ áp suất.

Câu 15: Đốt cháy 5,55 gam hợp chất hữu cơ A cần 10,08 lít O2 (đktc), phản ứng sinh ra 6,75 gam H2O. Ở cùng điều kiện, thể tích hơi của 18,5 gam hợp chất A bằng thể tích của 7 gam khí nitơ. Xác đinh công thức phân tử A. Viết tất cả các đồng phân cấu tạo của A.

2.4.4.2. Bài tập trắc nghiệm

A.(NH4)2CO3. B.CH3COONa. C.CH3Cl. D.C6H5NH2.

Câu 2:. Phát biểu nào sau đây sai?

A.Đa số hợp chất của cacbon với các nguyên tố khác là hợp chất hữu cơ.

B.Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.

C.Hợp chất hữu cơ phải chứa nguyên tố cacbon.

D. Hợp chất hữu cơ dễ bị cháy khi đốt.

Câu 3:. Cho các chất sau:

CH4 (1) C2H2 (2) C5H12 (3) C4H10 (4) C3H6 (5)

Những chất nào là đồng đẳng của nhau?

A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5).

C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4).

Câu 4:Hợp chất nào sau đây không cóđồng phân lập thể?

A. CH3CH=CHC2H5. B. CH3-CH=CH-CH3.

C. ClCH=CHBr. D. CH3CHClCH3.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,7g chất hữu cơ A thu được 8,8g CO2 và 2,7g H2O. CTPT của A là

A. C4H6. B. C4H10. C. C4H8. D. C3H8.

Câu 6: Nung một chất hữu cơ A với một lượng chất oxi hoá CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất A chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ, không có nguyên tố oxi.

B.A là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ.

C.A là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi.

D.Chất A chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi.

Câu 7: Phản ứng HC ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3→ AgC ≡ CAg + 2NH4NO3 thuộc loại phản ứng nào?

A. Phản ứng thế. B. Phản ứng tách.

C.Phản ứng cộng. D.Không thuộc ba loại phản ứng trên.

Câu 8: Chất màu đỏ trong quả cà chua chín (C40H56) có tên là licopen. Tên gọi của chất này là

A.tên gốc chức. B.tên thông thường.

C.tên thay thế. D. tên mạch cacbon chính.

Câu 9:Trong phản ứng thế giữa CH4 và Cl2, nhận xét nào sau đây đúng?

A. chỉ xảy ra quá trình phân cắt đồng li.

B. chỉ xảy ra quá trình phân cắt dị li.

C. xảy ra cả hai quá trình phân cắt đồng li và dị li.

D.không xảy ra hai quá trình phân cắt đồng li và dị li.

Câu 10: Để tách benzen (sôi ở 100oC) và nitrobenzen (sôi ở 207oC) người ta thường dùng phương pháp nào?

A. Chưng cất thường. B.Chưng cất phân đoạn.

C. Chiết. D.Kết tinh.

Câu 11:Muốn biết hợp chất hữu cơ có chứa hiđro hay không ta có thể

A. đốt chất hữu cơ xem có tạo chất bã đen hay không.

B. oxi hoá chất hữu cơ bằng CuO rồi cho sản phẩm cháy đi qua nước vôi trong.

C.cho chất hữu cơ tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc.

D. oxi hoá chất hữu cơ bằng CuO rồi cho sản phẩm cháy đi qua CuSO4 khan.

Câu 12: Vitamin C có công thức phân tử là C6H8O6. Công thức đơn giản nhất của vitamin C là

A. CH2O. B. C6H8O6.

C. C3H4O3. D.Một công thức khác.

Câu 13: Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây?

A.Công thức phân tử. B.Công thức tổng quát.

C.Công thức cấu tạo. D.Cả A,B,C.

Câu 14:Cho các hợp chất có công thức phân tử sau: (1) CaCO3, (2) CH4,(3) CCl4,(4) CH3COOH, (5) C12H22O11, (6) Al4C3,(7) C2H7N

Các chất hữu cơ là:

C. (2); (4); (5); (7). D. (1); (2); (4); (5); (7).

Câu 15: Cho 3 chất hữu cơ sau:

(1) CH3CH2CH2Br;(2) CH3 – O – CH3 ;(3) CH3 – COO – CH3. Tên gọi của các hợp chất trên theo danh pháp gốc – chức lần lượt là:

A.(1) etyl bromua; (2) đietyl ete; (3) đimetyl axetat.

B.(1) propyl bromua; (2) metyl axetat; (3) đimetyl ete.

C.(1) propyl promua; (2) đimetyl ete; (3) metyl axetat.

D. (1) butyl promua; (2) đimetyl ete; (3) metyl axetat.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)