Phân loại bài tập hóa học

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 25)

Dựa trên những cơ sở khác nhau mà người ta có nhiều cách phân loại BTHH khác nhau. Giữa các cách phân loại không có ranh giới rõ rệt, người ta phân loại để

phục vụ cho những mục đích nhất định.

1.3.3.1 Phân loại bài tập theo nội dung

Sau mỗi bài học, SGK, sách BT sẽ có câu hỏi, bài tập để HS trả lời nhằm ôn lại kiến thức đồng thời nhấn mạnh những điểm cần lưu ý. Nhìn chung, các BT này đã tóm gọn khá đầy đủ các kiến thức trong chương trình, giúp ích rất nhiều cho HS trong việc rèn luyện kiến thức. Trong mỗi nội dung, lại chia thành BT lí thuyết, BT thực nghiệm.

1.3.3.2 Phân loại bài tập theo dạng bài

Bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao gồm nhiều dạng:

– Hỏi về các khái niệm. Giải thích - So sánh.

– Viết công thức cấu tạo các đồng phân và gọi tên.

– Thiết lập công thức phân tử bằng các cách khác nhau.

– Thực hiện chuỗi phản ứng, viết các phương trình hóa học.

– Bài tập nhận biết - Tách chất - Làm sạch - Điều chế.

– Bài tập tính toán dựa trên phương trình hóa học của phản ứng.

– Bài tập thiếu dữ kiện cần biện luận.

– …

1.3.3.3. Phân loại bài tập theo hình thức: BT tự luận và BT trắc nghiệm khách quan.

1.3.3.4. Phân loại bài tập theo mức độ phát triển tư duy

Khi nghiên cứu trình độ nhận thức của HS THPT của nước ta, có nhiều ý kiến thống nhất rằng sự phân chia mức độ tư duy theo thang Bloom rất khó thực hiện, chỉ nên đánh giá trình độ phát triển tư duy của HS theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, vận dụng sáng tạo. Do đó, chúng tôi thấy có thể phân BT theo 4 mức độ sau:

- Mức độ biết: BTở mức độ này chỉ yêu cầu khả năng nhớ lại kiến thức một cách máy móc và nhắc lại được (trả lời được câu hỏi là gì? Là thế nào?). HS có thể sử dụng kiến thức phổ thông, kiến thức SGK, … trả lời dễ dàng thông qua các thao tác tư duy cụ thể, với kỹ năng bắt chước theo mẫu.

- Mức độ hiểu: BT ở mức độ này yêu cầu khả năng hiểu thấu được ý nghĩa kiến thức, giải thích được nội dung kiến thức, diễn đạt khái niệm theo sự hiểu biết mới của mình (trả lời câu hỏi vì sao? Như thế là thế nào? Có nghĩa là gì?). HS chỉ cần nhớ lại các kiến thức đã học, thông qua các thao tác tư duy đơn giản để trả lời với kỹ năng phát huy sáng kiến, không còn bắt chước máy móc.

- Mức độ vận dụng: BT ở mức độ này yêu cầu khả năng sử dụng thông tin và biến đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác, vận dụng kiến thức trong tình huống mới, trong đời sống, trong thực tiễn. HS phải áp dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề tương tự trong cùng phạm vi nhưng đã bị thay đổi, biến đổi một phần bằng cách phối hợp các thao tác tư duy ở mức độ hệ thống một cách nhuần nhuyễn.

- Mức độ vận dụng sáng tạo: BT ở mức độ này yêu cầu sử dụng các kiến thức đã có, vận dụng vào tình huống mới với cách giải quyết mới, linh hoạt, độc đáo, hữu hiệu. HS phải tự mình tái hiện kiến thức một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, kết hợp nhiều hình thức hoạt động tư duy một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề hoàn toàn mới. Loại bài tập này thường dành riêng cho HS khá, giỏi, có tư duy nhanh nhạy. GV cần rèn luyện kỹ cho HS, phải hướng dẫn, gợi mở con đường để HS tự nắm kiến thức.

Trong quá trình dạy học, tùy theo mục đích dạy học, tính phức tạp và quy mô của từng loại bài, GV cần phải chú ý sử dụng hệ thống BTHH theo bốn bậc sao cho phù hợp để nâng cao năng lực tư duy cho HS một cách hiệu quả nhất.

1.3.3.5. Các cách phân loại bài tập khác

Ngoài những cách trên, người ta còn phân loại BT theo:

– Chức năng: BT đòi hỏi sự tái hiện kiến thức (biết, hiểu, vận dụng), BT rèn tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).

– Tính chất: BT định tính, định lượng và BT tổng hợp.

– Độ khó: BT cơ bản và BT phức tạp (nâng cao).

+ Bài tập cơ bản: để tìm được lời giải chỉ cần lập một quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm dựa vào một vài kiến thức đơn giản.

+ Bài tập phức tạp (gồm nhiều đơn vị cơ bản): quá trình giải phải thực hiện một chuỗi các lập luận logic giữa cái đã cho và cái cần tìm thông qua một loạt các bài toán cơ bản, HS phải giải thành thạo các BT cơ bản và nhận ra quan hệ logic mật thiết của toàn bài.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 25)