Về phía HS

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 37)

− Đa số HS nhận thức rằng BT hóa học có tác dụng củng cố, đào sâu và hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và là phương tiện để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS. Một số cho rằng BTHH giúp rèn luyện trí thông minh và phát triển tư duy cũng như tăng hứng thú học tập và lòng say mê môn hóa học.

− Số HS thích giờ BT khá cao, nhưng cũng còn 1 số ít thấy không thích, thậm chí chán nản, sợ giờ BT vì BT có nhiều dạng, thời gian dành cho BT trên lớp ít, HS lại không biết liên hệ giữa dữ kiện và yêu cầu bài toán (khả năng phân tích đề còn

yếu) hoặc không biết bắt đầu giải bài toán từ đâu cũng như không nắm được phương pháp giải là những nguyên nhân chính.

− Một vướng mắc của HS thường gặp khi giải BT là trong một nội dung kiến thức (một bài), các BT không được sắp xếp theo mức độ tư duy từ dễ đến khó. Đa số các em làm BT trong sách giáo khoa, sách BT hoặc đề cương của trường theo thứ tự từ dễ đến khó theo đánh giá chủ quan của mình chứ chưa có một hệ thống BT phân loại sẵn cho HS.

− Để chuẩn bị tiết BT, HS thường làm các BT về nhà, hoặc đọc và tóm tắt sơ bộ, ghi nhận những chỗ chưa hiểu. Thời gian làm BT ở nhà của HS cũng không cố định, các em làm đến khi hết bài tập chứ không chọn hết giờ. Tuy nhiên, cũng có 1 số ít HS không hề chuẩn bị gì cả hoặc chỉ coi bài trong 1 khoảng thời gian rất ngắn (dưới 30 phút).

− Để giải tốt BTHH, 2 yếu tố HS lựa chọn nhiều nhất là GV nên đưa ra phương pháp giải từng dạng cụ thể, phân tích, giải kỹ BT mẫu rồi mới đến việc các em phải tự vận động tư duy tìm lời giải và GV có một hệ thống BT theo mức độ nhận thức. Điều này chứng tỏ HS chưa có phương pháp học tập hợp lý, nỗ lực bản thân chưa cao, phương pháp học còn thụ động, chưa tự lực suy nghĩ, rèn luyện các thao tác tư duy. Tuy nhiên khi gặp 1 BT khó, đa số các em lại tự mày mò tìm lời giải hoặc hỏi bạn bè, sau đó mới tìm lời giải trong sách tham khảo hoặc hỏi GV.

− Thông thường HS giải bài toán là cốt để tìm ra đáp số. Cả GV và HS đều quan tâm đến kết quả của bài toán nhiều hơn quá trình giải toán và việc rèn các yếu tố khác của năng lực trí tuệ như quan sát, tưởng tượng, phương pháp suy luận, kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết,... Mặc dù quá trình giải phải vận dụng các thao tác tư duy, kỹ năng suy luận và tính toán, viết và cân bằng phản ứng được rèn luyện nhưng nếu chú ý rèn tư duy cho HS trong quá trình giải thì việc giải những bài sau sẽ đơn giản rất nhiều. Cái đọng lại sau khi giải không phải là những con số mà là kiến thức đã được khắc sâu, khả năng vận dụng kiến thức, qua đó hình thành phương pháp giải quyết vấn đề bằng suy luận logic và biện chứng, để sau này vận dụng linh hoạt giải quyết những vấn đề cuộc sống.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm những nội dung chính sau:

1. Tư duy: khái niệm, phẩm chất, hình thức cơ bản, các thao tác và các mức độ tư duy.

2. Bài tập hóa học: khái niệm, phân loại, tác dụng.

3. Bài tập hóa học phát triển tư duy.

4. Tổng quan về chương trình hóa 11 nâng cao.

5. Thực trạng việc dạy BTHH và sử dụng BTHH để phát triển tư duy cho HS trong trường PTTH hiện nay. Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng GV đã có nhiều biện pháp trong việc sử dụng BTHH để giúp cho HS phát triển tư duy. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy chưa được các GV chú trọng đúng mức. Từ đó, GV sẽ khó đánh giá mức độ phát triển tư duy của HS và ngược lại HS cũng sẽ gặp khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức.

Tất cả những vấn đề trên là nền tảng để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc phát triển tư duy của HS lên một mức cao hơn, nâng cao hiệu quả dạy học.

Chương 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 11 BAN NÂNG CAO Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)