Hệ thống bài tập chương 1: Sự điện li

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 50)

2.4.1.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Viết phương trình điện li các chất sau đây (nếu có): HClO4, K3PO4, BaCl2, Al2(SO4)3 , CH3COOH, NaHSO3, NaHCO3, KMnO4, KOH.

Câu 2: Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch sau :

a) Hòa tan 12,5 gam tinh thể CuSO4.5H2O trong nước thành 200 ml dung dịch. b) Trộn 200 ml dung dịch NaCl 2M với 200 ml dung dịch CaCl2 0,5M.

Câu 3:Tính pH của các dung dịch sau:

a) Trộn 100 ml dung dịch NaOH 0,1M với 200 ml dung dịch KOH 0,1M. b) Trộn 200 ml dung dịch HNO3 0,3M với 100 ml dung dịch NaOH 0,9M. c) Axit HNO2 0,1M có Ka = 4.10-4.

Câu 4:Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a (M), được 500 ml dung dịch có pH = 12 . Tính a.

Câu 5:Tính độ điện li trong các trường hợp sau : a) Dung dịch HCOOH 1M có Ka = 1,77.10-4.

b) Dung dịch CH3COOH 1M , biết dung dịch có pH = 4.

Câu 6: a) Cho dd NaOH có pH = 12, cần pha loãng với H2O bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH có pH = 11?

b) Phải lấy dung dịch HCl có pH = 5 cho vào dd KOH có pH = 9 theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch có pH = 8?

Câu 7: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :

a) Fe2(SO4)3 + NaOH d) NH4Cl + AgNO3

b) Na2CO3 + HCl e) MgCl2 + KNO3

c) FeS + HCl f) HClO + KOH

Câu 8: Viết pt phân tử của các phản ứng có phương trình ion rút gọn sau đây: a) Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2.

b) S2- + 2H+ → H2S . c) 2H+ + CO32-→ H2O + CO2.

d) CaCO3 +2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O.

Câu 9: Cho quỳ tím vào các dung dịch sau: NH4Cl, CH3COOK, Na2CO3, KCl, AlCl3, Na2S quỳ tím sẽ chuyển sang màu gì và dự đoán pH sẽ lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 7?

Câu 10: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+

, 2

4

SO −, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa.

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X (giả sử quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi).

Câu 11:Tính nồng độ các ion có trong các dung dịch sau: a) Dung dịch HCl có pH= 1.

b) Dung dịch Ba(OH)2 có pH = 12,3. c) Dung dịch H2SO4 có pH = 1.

Câu 12: a) Phân biệt các dd hóa chất đựng trong các bình mất nhãn (thuốc thử tùy ý)

KCl, Na2SO4, NaNO3, Na2CO3, NH4Cl.

b) Chỉ dùng quỳ tím và các chất cần phân biệt để thử: HCl, Na2SO4, NaCl, Na2CO3, Ba(OH)2, FeCl3.

Câu 13: Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Tính pH của dung dịch thu được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 14: Trộn 3 dd H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dd A. Lấy 300ml dd A cho tác dụng với một lượng dd B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M. Tính thể tích dd B cần dùng để khi tác dụng với 300ml dd A thu được dung dịch có pH =2.

2.4.1.2 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27).

A. 1,2. B. 1,8. C.2,4. D. 2.

Câu 2: Sự thuỷ phân Na2CO3 tạo ra

A.môi trường axit. B.môi trường bazơ.

C.môi trường trung tính. D.không xác định được.

Câu 3: Nếu pH của dung dịch A là 11,5 và pH của dung dịch B là 4,0 thì điều khẳng định nào sau đây là đúng ?

A.Dung dịch A có nồng độ ion H+ cao hơn B.

B.Dung dịch B có tính bazơ mạnh hơn A.

C.Dung dịch A có tính bazơ mạnh hơn B.

D.Dung dịch A có tính axit mạnh hơn B.

Câu 4: Muối nào sau đây khi thuỷ phân tạo dung dịch có pH < 7 ?

A. CaCl2. B. CH3COONa. C. NaCl. D. NH4Cl.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng nhất ?

C. Al(OH)3 là một chất lưỡng tính. D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.

Câu 6: Ion nào sau đây vừa là axit vừa là bazơ theo Bronsted ?

A. HCO3-. B. SO42-. C. S2-. D. PO43-.

Câu 7: Dung dịch A chứa các ion : Na+, NH4+, HCO3-, CO32-, SO42-. Chỉ có quỳ tím, dung dịch HCl và dung dịch Ba(OH)2, có thể nhận biết được :

A. Tất cả các ion trong dung dịch A trừ ion Na+.

B. Không nhận biết được ion nào trong dung dịch A.

C.Nhận biết được ion nào trong dung dịch A.

D.Nhận biết được tất cả các ion trừ NH4+, Na+.

Câu 8: Cho 4 dung dịch NH4NO3, (NH4)2SO4, KNO3, H2SO4. Chỉ dùng thêm kim loại Ba, có thể nhận biết được:

A. Dung dịch H2SO4.

B.Dung dịch (NH4)2SO4 và dung dịch H2SO4.

C.Dung dịch (NH4)2SO4 và dung dịch NH4NO3.

D.Cả 4 dung dịch.

Câu 9: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất ?

A. NH4NO3. B. Al2(SO4)3. C. H2SO4. D. Ca(OH)2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 10: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là

A. 0,75M. B. 1M. C. 0,25M. D. 0,5M.

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là

Câu 12: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.

Câu 13: Trộn V1 lit dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 4, thì tỷ lệ V1: V2 có giá trị nào?

A. 9:11. B. 101:9. C. 99:101. D. 9:101.

Câu 14: Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 mol/l với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 500 ml dung dịch có pH= 12. Giá trị của a là

A. 0,03. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,06.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 50)