Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 136)

3.4.1. Chọn giáo viên thực nghiệm

Chúng tôi chọn giáo viên dạy thực nghiệm theo tiêu chuẩn sau: + Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.

+ Có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy. + Có tâm huyết trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực tư duy. Cụ thể các giáo viên thực nghiệm gồm:

+ Cô Vũ Thị Phương Thủy (GV trường THPT Vũng Tàu). + Cô Lê Thị Huyền (GV trường THPT Long Hải Phước Tỉnh). + Cô Nguyễn Thị Quỳnh Mai (GV trường THPT Trần Nguyên Hãn). + Thầy Nguyễn Thành Trụ (GV trường THPT Long Hải Phước Tỉnh).

3.4.2. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương về các mặt: + Số lượng học sinh.

+ Chất lượng học tập bộ môn. + Cùng một giáo viên giảng dạy.

3.4.3 Trao đổi với giáo viên làm thực nghiệm

Chúng tôi đã trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm một số vấn đề trước khi thực nghiệm:

+ Tính hợp lý khi chọn các lớp đối chứng và thực nghiệm đã nêu.

+ Tình hình học tập, năng lực nhận thức của học sinh các lớp về môn hoá học.

+ Đánh giá của giáo viên thực nghiệm về hệ thống bài tập phát triển tư duy. Nhận xét của giáo viên thực nghiệm về cách thức xây dựng các tình huống có vấn đề và việc đề ra phương pháp giải, giúp học sinh vượt qua chướng ngại nhận thức.

3.4.4. Tiến hành giảng dạy

- Trên cơ sở thống nhất về nội dung và phương pháp dạy học, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đồ dùng dạy học, chúng tôi đã tiến hành dạy các bài ở lớp TN và ĐC đã chọn. Thời gian thực nghiệm: Năm học 2011 – 2012.

- Đối với lớp TN chúng tôi áp dụng giáo án đã thiết kế (sử dụng hệ thống BTHH phát triển tư duy), còn lớp ĐC thì học theo giáo án thông thường (nguồn bài tập lấy từ sách giáo khoa, sách bài tập). Phương pháp dạy học đối với mỗi cặp lớp TN và lớp ĐC là như nhau.

3.4.5. Tổ chức kiểm tra

Sau khi kết thúc bài dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, đánh giá khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của HS các lớp TN và ĐC.

- Có 2 bài kiểm tra 15 phút dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. + Bài thực nghiệm 2: Kiểm tra 15 phút - Cacbon - Silic

+ Bài thực nghiệm 4: Kiểm tra 15 phút - Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol. - Có 2 bài kiểm tra 1 tiết dưới hình thức trắc nghiệm + tự luận.

+ Bài thực nghiệm 1: Kiểm tra 1 tiết – Nitơ – Photpho.

Ứng với mỗi bài kiểm tra chúng tôi chọn hai trường thực nghiệm cụ thể: - Bài thực nghiệm số 1:

THPT Vũng Tàu và THPT Trần Nguyên Hãn - Bài thực nghiệm số 2:

THPT Long Hải- Phước Tỉnh. - Bài thực nghiệm số 3:

THPT Vũng Tàu và THPT Long Hải- Phước Tỉnh. - Bài thực nghiệm số 4:

THPT Long Hải- Phước Tỉnh và THPT Trần Nguyên Hãn. Nội dung chi tiết 4 bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục.

3.4.6.Xử lí kết quả thực nghiệm

Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm.

- Lập bảng phân phối tần số, tần suất cho các lớp ĐC và TN với Xilà điểm số, ni

là số học sinh đạt điểm Xi.

- Biểu diễn kết quả bằng đồ thị, vẽ đồ thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích.

- Tính các tham số đặc trưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Trung bình cộng: đặc trưng cho sự tập trung số liệu X TB =X = n x ni i ∑ trong đó ∑nixi = n 1x1 + n2x2 +… n = n1+ n2 + …+nk

b. Phương sai S2và độ lệch chuẩn S: đo mức độ phân tán của các số liệu.

+ Phương sai: S2 = 1 ) ( − − ∑ n X x ni i + Độ lệch chuẩn S = S2

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

c. Sai số tiêu chuẩn m: m s

n

= Giá trị x sẽ dao động trong khoảng x ± m.

d. Hệ số biến thiên V: V S.100%

x

=

- Nếu hai bảng số liệu có XTB bằng nhau thì nhóm nào S bé hơn thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.

- Nếu hai bảng số liệu có XTB khác nhau thì nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn và nhóm có XTB lớn hơn sẽ có trình độ cao hơn.

e. Phép thử student: Để kết luận sự khác biệt về kết quả học tập của hai lớp TN và ĐC là có ý nghĩa hay không.

2 2 ( ) ( ) TN DC TN DC n t x x S S = − + trong đó n là số HS của lớp TN

Chọn xác suất sai α (từ 0,01 ÷ 0,05), tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k

với độ lệch tự do k = 2n - 2.

+ Nếu t ≥ tα,k: sự khác nhau giữa xTN và xĐC là có ý nghĩa. + Nếu t < tα,k: sự khác nhau giữa xTN và xĐClà chưa đủ ý nghĩa.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 136)