Hệ thống bài tập chương 2: Nhóm Nitơ

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 54)

2.4.2.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân các muối NH4Cl, NH4NO2, NH4NO3, NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Hg(NO3)2.

Câu 2: Hoàn thành các phương trình hóa học giữa các chất sau. Cho biết vai trò của HNO3 trong từng phản ứng.

a) HNO3 + NaOH b) HNO3 (loãng) + CuO c) HNO3 (đặc, nóng) + Mg d) HNO3 (loãng) + FeCO3

e) HNO3 (đặc, nóng) + S g) HNO3 (đặc, nóng) + Fe(OH)2

Câu 3:Trộn 8 lit H2 với 3 lit N2 rồi đun nóng với chất xúc tác Fe. Sau phản ứng thu được 9 lit hỗn hợp khí. Tính hiệu suất phản ứng? (các khí đo trong cùng điều kiện).

Câu 4: Cho 12,9g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 1M thu được 2,24 lít NO (ở đktc).

a) Xác định phần trăm khối lượng Al và phần trăm khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp ban đầu.

b) Tìm thể tích dung dịch HNO3 1M cần dùng.

Câu 5: Nung nóng 302,5 gam muối Fe(NO3)3 một thời gian rồi ngừng lại và để nguội. Chất rắn X còn lại có khối lượng là 221,5 gam.

b)Tính thể tích các khí thoát ra (đktc).

c) Tính tỉ lệ số mol của muối và oxit có trong chất rắn X.

Câu 6:. Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau đây a) ? + OH- NH3 + ? b) (NH4)3PO4 NH3 + ? c) NH4Cl + NaNO2 ? + ? + ? d) ? N2O + H2O. e) (NH4)2SO4 ? + Na2SO4 + H2O. f) ? NH3 + CO2 + H2O.

Câu 7: Viết phương trình phân tử và pt ion thu gọn:

a) NH4Cl + Ca(OH)2. b) Fe(NO3)2 + KOH

c) NaHCO3 + HCl. d) NaNO3 + H2SO4 + Cu. e) Al(NO3)3 + NaOHdư. f) CuCl2 + KOHdư .

Câu 8:Nhận biết bằng:

a) quỳ tím Ba(OH)2, H2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4, NH3. b) một thuốc thử: NH4NO3, (NH4)2SO4, NaNO3, Fe(NO3)3.

Câu 9: Cho 60 (g) hỗn hợp Cu và Fe2O3 tác dụng với 3 lit dung dịch HNO3 1M thu được 13,44 lít NO (ở đktc).

a) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.

b) Tìm nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 10: Cho 30,4g hỗn hợp Cu và Fe tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 8,96 lít NO (ở đktc).

a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b) Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch thì cần phải dùng 150g dung dịch NaOH 20%. Tìm nồng độ mol/l dung dịch HNO3 ban đầu.

Câu 11:Cho Mg phản ứng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch A và hỗn hợp khí X gồm NO, N2O. Cho dung dịch A phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và một chất kết tủa. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion rút gọn. t0 t0 t0 t0 t0 t0

2.4.2.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:Những cặp chất nào sau đây không phải oxit – axit tương ứng:

A. NO2 và HNO3. C. N2O5 và HNO3. B. N2O3 và HNO3. D. P2O5 và H3PO4.

Câu 2: Trộn lẫn dung dịch NH3 1M với dung dịch H2SO4 1M theo tỉ lệ nào về thể tích thì tạo ra muối axit:

A. 1:1. B. 1:2. C. 2:1. D. 3:1.

Câu 3: Trộn 3 lít O2 với 2 lít NO (cùng điều kiện). Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn thì hỗnhợp sau phản ứng có thể tích (lít): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 4: Cho 9,6 gam một kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 2,24 lít NO (đktc). Vậy M là:

A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Cu.

Câu 5.Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là

A. NH4HCO3. B. (NH4)2CO3. C. Na2CO3. D. NaHCO3.

Câu 6.Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh, đun nóng, vì khi đó

A. muối amoni chuyển thành màu đỏ. B. thoát ra chất khí không màu, không mùi.

C. thoát ra một chất khí có màu nâu đỏ.

D.thoát ra một chất khí không màu có mùi khai, xốc.

Câu 7. Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành

A. màu vàng. B.đen sẫm. C. màu hồng. D. không màu.

Câu 8.Hợp chất nào của nitơ khôngthể tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?

A. NO. B. NO2. C. NH4NO3. D. N2O5.

Câu 9.Phân bón nào sau đây có hàm lượng nitơ cao nhất?

Câu 10.Dãy gồm tất cả các muối đều ít tan trong nước là:

A. AgNO3,Na3PO4, CaHPO4, CaSO4. B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2.

C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2. D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2- PO4)2.

Câu 11.Cho 9,6 gam một kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 2,24 lít NO (đkc). M là

A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Cu.

Câu 12.Ở nhiệt độ thường photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ vì

A.nguyên tử photpho có tính phi kim mạnh hơn nitơ.

B.cấu tạo nguyên tử photpho có obitan d, trong khi đó nitơ không có.

C.Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử photpho kém bền hơn liên kết giữa các nguyên tử nitơ trong phân tử N2.

D.Đơn chất photpho ở trạng thái rắn còn đơn chất nitơ ở trạng thái khí.

Câu 13.Có ba lọ axit riêng biệt chứa các dung dịch HCl, HNO3, H3PO4 không có nhãn. Dùng chất nào sau đây để nhận biết ba lọ axit trên?

A.Đồng kim loại và dung dịch AgNO3. B.Quỳ tím và dung dịch dịch bazơ.

C.Đồng kim loại và giấy quỳ tím. D.Dung dịch AgNO3 và giấy quỳ tím.

Câu 14.Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng được với axit photphoric và axit nitric là:

A. MgO, KOH, CuSO4, NH3. B. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3.

C. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3. D. KOH, K2O, NH3, Na2CO3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 15.Cho phản ứng:

Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2O + H2O

Tổng các hệ số tối giản nhất trong phương trình hóa học của phản ứng này là

A. 23. B. 24. C. 22. D. 25.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 54)