0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Hệ thống bài tập chương 8: Dẫn Xuất Halogen Ancol Phenol

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 11 BAN NÂNG CAO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 79 -79 )

2.4.8.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh rằng trong phân tử phenol nhóm – OH và gốc phenyl có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Câu 2: Viết các phương trình điều chế: Propan-1-ol thành propan-2-ol và ngược lại.

Câu 3: Nhỏ dung dịch axit nitric vào dung dịch phenol bão hòa trong nước và khuấy đều, thấy có kết tủa màu vàng X (CTPT C6H3N3O7)

a) Giải thích hiện tượng thí nghiệm.

b) Tính khối lượng kết tủa X thu được khi cho 23,5 gam phenol tác dụng với lượng đủ axit nitric, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 4: Cho 13,8 gam hỗn hợp X gồm glixerol và một ancol đơn chức A tác dụng với Natri thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Lượng hiđro sinh ra từ A bằng 1/3 lượng hiđro do glixerol sinh ra. Tìm CTPT và tên gọi của A?

Câu 5:A là một dẫn xuất monoclo no, mạch hở. Cho biết công thức phân tử của A, viết các CTCT của A biết tỉ khối hơi của A so với không khí bằng 2,707.

Câu 6: Tính khối lượng glucozơ trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang 10o. Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml.

Câu 7:2 mol ancol A mạch hở tác dụng hết với Na tạo thành 22,4 lít khí (đktc). 5,8 gam A chiếm thể tích bằng thể tích của 4,4 gam khí CO2 trong cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất. Lập CTPT, víêt CTCT của A

Câu 8: Cho 28,2 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na lấy dư, sinh ra 8,4 lít khí H2 (đktc). Víêt CTCT của hai ancol và tính % về khối lượng của chúng trong hỗn hợp biết phản ứng xảy ra hoàn toàn

Câu 9:Một ancol no, đa chức, mạch hở có n nguyên tử C và m nhóm OH trong cấu tạo phân tử. Cho 7,6 gam ancol trên phản ứng với lượng dư Na thu đựơc 2,24 lít khí (đktc).

a) Lập biểu thức liên hệ giữa m và n.

b) Cho n = m + 1, tìm CTPT của ancol X, từ đó suy ra CTCT của nó.

Câu 10:Đun nóng 1 hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở A và B với H2SO4 đặc ở 140oC thu đựơc hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy 10,8 gam một ete trong số 3 ete trên thu đựơc 26,4 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Xác định CTPT, viết CTCT của A, B và viết các ptpứ ete hóa.

Câu 11:Ancol X khi tách nước tạo sản phẩm là một anken duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 11 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Xác định CTPT và viết CTCT của X.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hơi chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 500 ml khí O2 ( lấy dư). Sau phản ứng thể tích khí là 750 ml, khi qua dung dịch H2SO4 đặc còn 350 ml và khi qua KOH còn 50 ml. Các thể tích đo ờ cùng điều kiện.

a) Xác định CTPT của X.

b) Viết các đồng phân cấu tạo của X và gọi tên.

Câu 13: Oxi hóa m gam hợp chất hữu cơ A bằng CuO rồi cho sản phẩm sinh ra gồm CO2 và H2O lần lượt đi qua bình 1 đựng dd H2SO4 đặc và bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư thì thu được 25 gam kết tủa. Khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam và khối lượng CuO giảm 12 gam, phân tử khối của A nhỏ hơn phân tử khối của glixerol. a) Xác định CTPT của A.

b) Viết các đồng phân cấu tạo của A khi tách H2O tạo anken.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol: nCO2 : nH2O = 2:3. Xác định CTPT của ancol.

Câu 15: Một hỗn hợp gồm ancol etylic và ankanol A. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lượng nước sinh ra từ ancol kia. Xác định CTPT của A và CTCT của hai ancol. Biết rằng khi đun nóng hỗn hợp hai ancol trên với H2SO4 đặc (180oC) chỉ thu đựơc 2 olefin.

2.4.8.2 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho 14,8g hỗn hợp A gồm: phenol, ancol etylic, ancol anlylic tác dụng với Na (dư) thu được 6,72l khí (đktc). Mặc khác, khi đốt cháy hoàn toàn 14,8g A thì thu được 7,2g H2O và V (l) khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 22,4. B. 4,48. C.2,24. D. 6,72.

Câu 2:Chất khôngphải dẫn xuất halogen của hiđrocacbon là

A. C6H6Cl6. B. FCH2 – CH = CH –

COOH.

C. CF3 – CH2 – Br. D. BrCH2 – CH2Br.

Câu 3: Thuốc thử có thể phân biệt stiren, benzen và phenol là

A. NaOH. B.quỳ tím.

C.dung dịch brom. D. hóa chất khác.

Câu 4:Cho a(mol) một ancol X tác dụng với Na (dư), thu được b (mol) khí H2. Biết b:a =3:2. Vậy X là

A. glyxerol. B. etylen glycol.

C. propanol. D. etanol.

Câu 5:Trong công nghiệp người ta điều chế phenol từ

A. benzen. B. natri phenolat.

C. cumen. D.tinh bột.

Câu 6: Poli(1,1,2,2-tetrafloetylen) (hay teflon) là một vật liệu polime siêu bền, chịu nhiệt, chịu axit và kiềm, dùng chế tạo chảo không dính. Teflon được tổng hợp từ

A. CH2=CHCl. B. CH2=CCl-CH=CH2.

C. CF2=CF2. D. C6H6Cl6.

Câu 7:Khi đun nóng ancol etylic ở nhiệt độ 1400

C, có xúc tác H2SO4 đặc, ta thu được sản phẩm là

A. C2H5 – O – C2H5. B. CH2 = CH2.

C. CH3 – O – CH3. D. CH ≡ CH.

Câu 8: Trên nhãn chai cồn y tế có ghi “Cồn 700”. Cách ghi đó có nghĩa là

A. cồn này sôi ở 700.

B. trong chai cồn có 70 mol cồn nguyên chất.

C.100 ml cồn trong chai có 70 ml cồn nguyên chất.

D. 100 ml cồn trong chai có 70 mol cồn nguyên chất.

Câu 9: Một số loại nước tương đã bị cấm sản xuất do chứa lượng 3-MCPD

(3-monoclopropan-1,2-điol) vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể gây ra bệnh ung thư. Chất 3-MCPD có công thức cấu tạo là

A. HOCH2CHClCH2OH. B. HOCH2CHOHCH2Cl.

C. CH3CHClCH(OH)2. D. CH3C(OH)2CH2Cl.

Câu 10:Cho 2,444 gam phenol tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3đặc (xúc tácH2SO4) .Số gam axit picric thu được là

A. 5,267. B. 5,954. C. 5,725. D. 5,600.

Câu 11: Cho các chất sau: Na, NaOH, C2H5OH, Cu(OH)2, HBr. Số chất không tác dụng được vớiphenol là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 12:Chọn phát biểu sai. Etanol được dùng để

A. làm chất đầu sản xuất đietylete, axit axetic, etylaxetat.

B.làm dung môi để pha chế vecni, dược phẩm, nước hoa…

C. làm nhiên liệu: cồn, thay cho xăng.

OH

Câu 13: Khi đun nóng X có CTPT C4H9Br trong KOH/C2H5OH ta thu được hỗn hợp 2 anken là đồng phân cấu tạo của nhau. X là

A. 1-brombutan. B. 2-brombutan.

C. 1-brom-2-metylpropan. D. tert-butylbromua.

Câu 14:Khi đốt cháy một ancol X, ta thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Vậy X là

A. ancol no đa chức. B. ancol no đơn chức.

C.ancol không no đơn chức. D.A và B đều đúng.

Câu 15: Etanol có tác dụng sát khuẩn, nồng độ của etanol là bao nhiêu thì khả năng sát khuẩn là cao nhất?

A. 650. B. 750. C. 900. D. 1000.

Câu 16:Cho 11,7 gam hỗn hợp gồm metanol và phenol tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được 3,48 gam muối. Số (gam) metanol và phenol trong hỗn hợp đầu là

A. 5,6 và 6,1. B. 8,88 và 2,82.

C. 3,24 và 8,46. D. 2,3 và 9,4.

Câu 17: C4H9OH có số đồng phân ancol bậc III là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 18: Số phương trình phản ứng tối thiểu để điều chế glyxerol từ propen và các chất vô cơ cần thiết là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 19:Cho 40,5 gam hỗn hợp 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của ancol etylic tác dụng hoàn toàn với Na, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). CTPT của 2 ancol là:

A. C4H9OH, C5H11OH. B. C3H7OH, C4H9OH.

C. C2H5OH, C3H7OH. D. CH3OH, C2H5OH.

Câu 20: Cho 1-brombutan tác dụng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm là

C. CH3 – CH2 – CH2 – CH2OH. D. CH3 – CH = CH – CH3.

Câu 21: Cho 2thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho x mol ancol etylic tác dụng với y mol Na thì được 0,3 mol H2. - Thí nghiệm 2: Cho 2x mol ancol etylic tác dụng với y mol Na thì được 0,5 mol H2.

Giá trị của x và y là

A. 0,5 và 0,3. B. 0,3 và 0,5. C. 0,6 và 1. D. 1 và 0,6.

Câu 22 :Trong các hợp chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi thấpnhất là

A. etylclorua. B. etan.

C. propanol. D. etanol.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 11 BAN NÂNG CAO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 79 -79 )

×