- Xét về tỉ lệ HS yếu – kém, trung bình, khá – giỏi: Thông qua kết quả thu được ở trên, chúng ta thấy rằng tỉ lệ HS bị điểm yếu – kém ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng; ngược lại, tỉ lệ HS đạt điểm khá – giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn lớn hơn các lớp đối chứng.
- Xét đồ thị đường lũy tích: Qua các kết quả và đồ thị trình bày ở phần trên, chúng ta thấy đồ thị đường lũy tích của các lớp thực nghiệm đều nằm về phía bên phải và phía dưới so với các lớp đối chứng.
- Xét các giá trị tham số đặc trưng: Qua các kết quả thu được ở trên, ta thấy giá trị điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm luôn lớn hơn lớp đối chứng, đồng thời các giá trị khác như độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến thiên và sai số đều nhỏ hơn.
- Xét kết quả kiểm định giả thuyết thống kê: Các kết quả kiểm định giả thuyết thống kê đều cho ta thấy t > tα.
Qua các kết quả ở trên, chúng ta có thể kết luận kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm đều cao hơn các lớp đối chứng. Kết quả đó có được chính là do hiệu quả của việc áp dụng hệ thống bài tập hóa học phát triển tư duy ở lớp thực nghiệm chứ không phải do ngẫu nhiên. Từ đó, chúng ta thấy được độ tin cậy về tính hiệu quả và
tính khả thi của hệ thống bài tập này. Việc áp dụng rộng rãi hệ thống bài tập này sẽ cho kết quả cao hơn sử dụng các phương pháp truyền thống.
Bên cạnh kết quả trên, qua sự quan sát các giờ học, chúng tôi nhận thấy HS các lớp thực nghiệm hứng thú hơn và làm việc tích cực hơn. Sau giờ học, khi trò chuyện cùng HS, các em mong muốn được học nhiều bài bằng việc sử dụng hệ thống bài tập. Bởi vì, các em cho rằng kiến thức của bài học được các em tiếp thu một cách có hệ thống và dễ dàng vận dụng hơn.
Tiểu kết chương 3
Trong chương này chúng tôi đã trình bày về: - Mục đích thực nghiệm sư phạm
- Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm: chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở năm học 2010 -2011trên 4 cặp lớp 11 ở ba trường THPT với tổng số HS là 361. Chúng tôi đã trao đổi với các GV làm thực nghiệm và tiến hành kiểm tra đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập xây dựng.
- Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm:
+ Bảng tổng hợp điểm, bảng phân phối tần suất lũy tích, bảng phân loại kết quả kiểm tra và bảng tổng hợp các tham số thống kê đặc trưng.
+ Biểu diễn kết quả bằng đồ thị, so sánh kết quả thực nghiệm giữa HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ Phân tích kết quả thực nghiệm.
Kết quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học mà chúng tôi đã nêu là đúng đắn. Hệ thống BT phát triển tư duy hóa học lớp 11 chương trình nâng cao mà tác giả đưa ra là phù hợp và có thể sử dụng để phát triển tư duy cho HS theo các mức độ khác nhau. Trong quá trình thực nghiệm kết hợp với nhận xét của các GV dạy, chúng tôi cũng đã rút ra một số kinh nghiệm để sử dụng hệ thống BT một cách hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng vẫn còn một số HS thiếu chủ động, chỉ giải BT một cách miễn cưỡng khi GV yêu cầu hoặc chờ ý kiến các bạn, do vậy rất cần sự hướng dẫn và động viên của GV. Mặt khác, số tiết BT, luyện tập trong chương trình còn quá ít, sĩ số HS trong lớp quá đông đã hạn chế phần nào tác dụng của hệ thống BT này.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã căn bản hoàn thành các vấn đề sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm: tư duy, tư duy hóa học, các mức độ tư duy, lý luận về BTHH, các biện pháp để nâng cao năng lực tư duy thông qua việc sử dụng hệ thống BTHH phát triển tư duy.
1.2. Tìm hiểu thực trạng việc dạy BTHH và sử dụng BTHH để phát triển tư duy cho HS ở trường THPT.
1.3. Đề xuất 8 nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy - BT phải gắn với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, yêu cầu giảng dạy. - BT phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với thực tế. - BT phải phù hợp với trình độ HS.
- BT phải đảm bảo tính sư phạm.
- BT phải đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa. - BT phải theo xu hướng đổi mới hiện nay. - Hệ thống BT phải giúp HS phát triển tư duy.
- Qua việc giải BT, phải đánh giá được chất lượng học tập của HS. 1.4. Xây dựng quy trình thiết kế hệ thống BT gồm 6 bước
- Chuẩn bị.
- Sưu tầm, tham khảo tài liệu.
- Căn cứ vào mục đích dạy học để bổ sung BT mới. - Xây dựng hệ thống BT.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia và các đồng nghiệp. - Chỉnh sửa, hoàn thiện.
1.5. Xây dựng hệ thống 415 BTHH, gồm 214 bài tập tự luận và 201 bài tập trắc nghiệm khách quan, được sắp xếp theo các mức độ tư duy biết, hiểu, vận dụng và sáng tạo. Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng hệ thống BTHH theo các chương như sau:
* Chương 1 – Sự điện li: gồm 22 bài tập tự luận và 20 bài tập trắc nghiệm khách quan.
* Chương 2 – Nhóm nitơ: gồm 25 bài tập TL và 24 bài tập TNKQ. * Chương 3 – Nhóm cacbon: gồm 24 bài tập TL và 30 bài tập TNKQ.
* Chương 4 – Đại cương về hóa học hữu cơ: gồm 30 bài tập TL và 24 bài tập TNKQ.
* Chương 5 – Hiđrocacbon no: gồm 17 bài tập TL và 17 bài tập TNKQ.
* Chương 6 – Hiđrocacbon không no: gồm 25 bài tập TL và 20 bài tập TNKQ. * Chương 7 – Hiđrocacbon thơm – nguồn hiđrôcacbon thiên nhiên: gồm 18 bài tập TL và 22 bài tập TNKQ.
* Chương 8 – Dẫn xúât halogen. Ancol - Phenol: gồm 23 bài tập TL và 22 bài tập TNKQ.
* Chương 9 – Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic: gồm 30 bài tập TL và 22 bài tập TNKQ.
1.6. Đề xuất 5 hình thức sử dụng hệ thống BT phát triển tư duy trong quá trình dạy học.
Dựa vào các nội dung 3, 4, 5, 7 ở trên, GV có thể dễ dàng tự xây dựng cho mình một hệ thống BT phát triển tư duy HS phù hợp với đặc điểm của đặc điểm của lớp và nhất là phù hợp với đối tượng HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 1.7. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 4 cặp lớp thuộc 3 trường THPT trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo đúng yêu cầu của TNSP. Để đánh giá và so sánh kết quả học tập của 361 HS thuộc lớp thực nghiệm (177 HS) và lớp đối chứng 184 HS), chúng tôi đã sử dụng 4 bài kiểm tra, bao gồm 2 bài kiểm tra 15 phút (dạng bài tập trắc nghiệm khách quan) và 2 bài kiểm tra viết (dạng bài tập Trắc nghiệm + tự luận). Chúng tôi cũng đã tiến hành chấm tổng cộng 1444 bài kiểm tra. Dựa trên kết quả kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành xử lý bằng microsoft office excel để đưa ra kết quả định lượng.
Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu cho phép khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài; đồng thời cũng
chứng minh sự hoàn thành các nhiệm vụ đề tài đưa ra. Hệ thống BTHH phát triển tư duy được xây dựng đã phát huy tính hiệu quả trong quá trình dạy học.
2. KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Bộ Giáo dục – Đào tạo nên xem xét giảm tải chương trình hóa học phổ thông, phân bố chương trình hợp lý hơn giữa các khối, chương trình hóa học lớp 11 có thể nói là tương đối nặng đối với HS, cần tăng thêm thời lượng tiết luyện tập cho HS.
- Sinh viên Sư phạm cần được luyện tập cách thức sử dụng và khai thác BTHH cũng như phương pháp hướng dẫn HS tư duy sao cho đạt hiệu quả mà bước đầu tiên là xây dựng được tiến trình luận giải một bài toán hóa học.
- Khuyến khích GV hóa học sáng tạo và linh hoạt trong việc rèn tư duy phân tích, suy luận cho HS thông qua hoạt động giải BT cũng như tự xây dựng một hệ thống BT phù hợp với đối tượng HS của mình, chú ý dạy học phân hóa.
- Các trường THPT nên khuyến khích các tổ chuyên môn biên soạn hệ thống BT chung cho HS theo khối, chú ý mục đích phát triển tư duy cho HS
- HS phải được làm quen với việc rèn luyện tư duy ngay từ đầu môn Hóa ở lớp 8.
Chúng tôi hi vọng rằng những vấn đề nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học hóa học ở trường phổ thông. Mặc dù đã cố gắng nhiều trong nghiên cứu cũng như trong thực nghiệm sư phạm nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (2005), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, TP HCM.
3. Trịnh Văn Biều (2003), Kỹ năng dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TP.HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TP.HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
Đại học Sư phạm, TP.HCM.
6. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng cốt cán giáo viên trường THPT, Đại học sư phạm TP.HCM.
7. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu hội thảo tập huấn về phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
trung học phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Hải Châu (2010), Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Công ty Intel (2007), Chương trình giáo dục của Intel - sách hướng dẫn kỹ
năng, NXB Trẻ, TP HCM.
13. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học,
tập 1,NXB ĐHSP.
14. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh thông qua bài tập hóa học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. Geoffrey Petty (2000), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes.
17. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1989), Tâm lý học,Vụ Đào tạo – Bồi dưỡng Bộ giáo dục.
18. Trần Bá Hoành (2003), Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án đào tạo giáo viên THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
19. Lê Thị Hương (2002), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh qua giảng dạy phần hóa kim loại trường THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
20. Nguyễn Thanh Khuyến (1998), Phương pháp giải toán Hóa học hữu cơ, NXB Trẻ, TP HCM.
21. Vũ Hồng Nhung (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học (phần phi kim – Hóa học 10 – Ban cơ bản), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
22. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương
mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông, Đại học Sư phạm Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học, tập 1,NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Trần Quốc Sơn, Trần Thị Tửu (2006), Danh pháp hợp chất hữu cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Cao Thị Thặng (1995), Hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học ở trường PTTH cơ sở, Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lí, Viện khoa học giáo dục Hà Nội.
26. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TP HCM.
27. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng (2007), Bài
tập Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga, Lê Trọng
Tín (2007), Sách giáo viên Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2007),
Hóa học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
31. Nguyễn Xuân Trường, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Lê Chí Kiên (2007),
Bài tập Hóa học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004 – 2007) môn Hóa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
33. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh,
Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Sách giáo viên Hóa học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Nguyễn Xuân Trường (2006), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông,NXB Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
36. Nguyễn Xuân Trường (2007), “Áp dụng qui tắc xác định số có nghĩa và làm tròn số trong giải toán hóa học”, tạp chí Hóa học và ứng dụng số 12, trang 5,6.
37. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy (2003), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.
38. Viện khoa học giáo dục (1999), Một số vấn đề về phương pháp dạy học, Hà Nội. 39. Phạm Viết Vượng (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội. 40. Lê Thanh Xuân (2009), Rèn luyện kĩ năng giải bài tập tự luận và trắc nghiệm
Hóa học 11, NXB Giáo dục Việt Nam. 41. http://www.niesac.edu.vn
42. http://www.tiasang.com
43. http://www.hoahocvietnam.com 44. http://www.thuvienkhoahoc.com
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên ... 2 Phụ lục 2: Phiếu tham khảo ý kiến học sinh ... 5 Phụ lục 3: Kiểm tra 1 tiết - Nitơ- Photpho ... 8 Phụ lục 4: Kiểm tra 15 phút - Cacbon- Silic ... 10 Phụ lục 6: Kiểm tra 1 tiết - Đại cương về hóa học hữu cơ ... 12 Phụ lục 5: Kiểm tra 15 phút - Dẫn xuất halogen- Ancol- Phenol ... 15 Phụ lục 5: Hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan ... 17
Kính chào quý thầy cô!
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học phát triển tư duy trong dạy học Hóa học ở trường THPT, mong quý thầy cô giáo vui lòng cho biết ý kiến của mình về tình hình sử dụng bài tập hóa học trong những năm qua ở trường