2.4.6.1. Bài tập tự luận
Câu 1:Viết đồng phân và gọi tên các anken có CTPT là C4H8, C5H10.
Câu 2:Gọi tên các anken sau:
a) CH3CH2C(CH3)=CHCH(CH3)2. b) CH3C(C2H5)=CHCH2CH2CH2CH3.
c) CH2=C(C2H5)CH(CH3)CH2CH2CHCH(CH3)2. d) CH2=C(C2H5)CH2CH(CH3)CH2CH(C2H5)CH3.
Câu 3:Viết PTHH của các phản ứng khi cho: a) but-1-en tác dụng với H2 (Ni, to). b) but-2-en tác dụng với HBr.
c) propen tác dụng với nước (xúc tác H2SO4). d) trùng hợp propen.
C2H5OH Butan Etan C2H4 C2H4Br2 C2H5Cl PE C2H4 C2H3Cl PVC Etilen oxit C2H4(OH)2
Câu 5: Xác định CTCT của C6H12 biết rằng khi cộng hợp HBr chỉ thu được một sản phẩm duy nhất. Viết PTHH và gọi tên sản phẩm.
Câu 6: Nhận biết các chất khí chứa trong các bình không ghi nhãn: CO2, SO2, C2H4, CH4, H2. Câu 7:Xác định các chất và hoàn thành các PTHH: A 2 4 o H SO t →ñ B + C B + H2 o Ni t →G G + Cl2 →askt D + E B + E →D B + C → A B →t , xt , po PE
Câu 8:Viết các PTHH theo sơ đồ:
Buta-1,3-đien → butan → etilen → ancol etylic → buta-1,3-đien → polibutađien.
Câu 9: Từ etilen và các chất vô cơ (các điều kiện cần thiết có đủ) hãy viết các PTHH điều chế etanol, PE, PVC, etylen glicol.
Câu 10:Viết các PTHH theo sơ đồ:
Canxi oxit Canxi cacbua
Butan Metan
Axetilen
Vinyl clorua PVC
Ag2C2 Axetilen CH3CHO
Vinyl axetilen Buta-1,3- ñien
Câu 11: Phân biệt các khí chứa trong các bình không ghi nhãn: CH4, C2H4, C2H2, HCl.
Câu 12: Hỗn hợp khí A chứa eten và hiđrô. Tỉ khối hơi của A đối với H2 là 7,5. Dẫn A qua chất xúc tác niken nung nóng thì A bíến thành hỗn hợp khí B có tỉ khối hơi đối với H2 là 9. Tính hiệu suất của phàn ứng cộng H2 của anken.
Câu 13:Hiđrocacbon A chứa 85,71% cacbon. a) Xác định công thức đơn giản nhất của A.
b) A tác dụng với dung dịch brom thu được sản phẩm B (chứa 85,11% Br). Xác định CTPT, CTCT của A, B.
Câu 14:Nung nóng hỗn hợp A gồm C2H4 và H2 (với xúc tác Ni) thu được hỗn hợp B gồm 2 khí, biết tỉ khối của B so với H2 là 4,5. Dẫn hỗn hợp A qua dung dịch Br2
dư thì thấy khối lượng bình tăng 0,14 gam.
a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A. b) Tính thể tích dung dịch brom 0,5M cần dùng.
Câu 15: Cho 9,8 gam hỗn hợp 2 anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch brom 0,4M.
a) Xác định CTPT của 2 anken.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi anken trong hỗn hợp.
c) Khi cho hỗn hợp tác dụng với HCl thu được 3 sản phẩm. Xác định CTCT 2 anken.
2.4.6.2 Bài tập trắc nghiệm
Câu 1.Trong điều kiện thích hợp, sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây không
phải là andehit?
A. CH3-C≡CH + H2O B. C6H5CH2OH + CuO
C. CH3OH + O2 D. CH4 + O2
Câu 2. Polime [-CH2-CH(CH3)-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]n được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào dưới đây?
A. CH2=CH-CH3.
B. CH2=C(CH3)-CH=CH2.
C. CH2=CH-CH3 và CH2=C(CH3)-CH2-CH=CH2.
D. CH2=CH-CH3 và CH2=C(CH3)-CH=CH2.
Câu 3.Phản ứng trùng hợp là phản ứng
A. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành phân tử lớn hơn (polime).
B. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau thành một phân tử lớn và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nước).
C. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ thành một phân tử lớn và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nước).
D. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau thành nhiều phân tử lớn.
Câu 4.Dãy chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. axetilen, xiclohexan, stiren. B. etilen, buten, etan.
C. iopren, axetilen, vinylclorua. D. butadien, benzen, propen.
Câu 5. Cho axetilen cộng hợp với Clo (tỉ lệ mol 1:1) thu được sản phẩm phản ứng gồm 2 chất là đồng phân hình học của nhau. CTCT thu gọn của 2 đồng phân đó là
A. CHCl=CHCl. B. CH2=CCl2.
C. CHCl2-CHCl2. D. B, C đều đúng.
Câu 6.Phản ứng nào sau đây khôngxảy ra?
A. CH3-C≡CH + AgNO3 + NH3. B. CH3-C≡C-CH3 + AgNO3 + NH3.
C. CH3-C≡CH + Br2dd. D. CH3-C≡C-CH3 + Br2dd.
Câu 7.Phát biểu nào sau đây đúng?
Khi cộng HX (X là halogen, OH,…) vào một anken bất đối xứng, hướng chủ yếu của phản ứng là
A. nguyên tử H của tác nhân cộng vào nguyên tử C ở liên kết đôi chứa nhiều H hơn.
B. phần mang điện tích dương của tác nhân cộng vào nguyên tử C ở liên kết đôi mang một phần điện tích âm.
C. phần mang điện tích âm của tác nhân cộng vào nguyên tử C ở liên kết đôi chứa ít H hơn.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 8.Cho các phương trình phản ứng sau: (I) CH3-CH=CH2 + H2O CH3-CH2-CH2OH.
(III) CH3-CH(CH3)-CH=CH2 + HCl CH3-CH(CH3)-CHCl-CH3. (IV) CH2=C(CH3)-CH3 + H2O CH3-C(CH3)OH-CH3.
Các phương trình phản ứng tuân theo qui tắc Maccopnhicop là
A. I, II, III. B. II, III, IV. C. I, III, IV. D. III, IV.