1. 4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.1.1.2 Về tình hình kinh tế xã hội 32T
Trong điều kiện bối cảnh kinh tế thế giới có bước phục hồi nhưng vẫn còn chậm
so với dự báo thì tình hình kinh tế trong nước có bước phục hồi đáng kể trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh và năng suất hiệu quả tuy nhiên sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế càng cao, điều này tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Vĩnh Long.
Trước tình hình trên UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế địa phương. Nhìn chung, tổng quan lĩnh vực kinh tế của tỉnh đạt được một số kết quả nổi bật sau:
Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh ước đạt 27.965 tỷ đồng tăng 7% so với năm
2013.
- Giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm thủy sản ước đạt 19.368 tỷ đồng trong năm 2014 tăng 2% so với năm 2013; trong đó ngành thủy sản giảm 8,83% và ngành nông nghiệp tăng 3,75%.
35
- Về hoạt động nhập khẩu của Tỉnh còn gặp khó khăn, tổng kim ngạch xuất khẩu không đạt kế hoạch đề ra giảm 8% so với cùng kỳ năm 2013 ước đạt 304,5 triệu USD trong năm 2014, đồng thời tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2014 cũng giảm 0,5% so với năm 2013 ước đạt 156 triệu USD.
- Hoạt động tài chính - ngân hàng có nhiều kết quả đáng khích lệ. Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/01/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành ngân hàng cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để quản lý các hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đảm bảo thực hiện tốt các quy định về lãi suất tín dụng, hỗ trợ trong công tác cho vay một số lĩnh vực theo quy định. Tổng nguồn vốn huy động ước đạt
79.200 tỷ đồng,tăng 18,3% so với đầu năm 2014. Doanh số cho vay ước đạt 23.164 tỷ đồng, giảm 6,5% so cùng kỳ, nguyên nhân giảm là do thực hiện các chính sách của Chính phủ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu.