Quy trình nghiên cứu 32T

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH gửi TIỀN TIẾT KIỆM của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn TỈNH VĨNH LONG (Trang 34)

1. 4.2 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Quy trình nghiên cứu 32T

Quy trình nghiên cứu và tiến độ thực hiện được trình bày như sau:

Bước Dạng Phương

pháp Kỹ thuật Mẫu Thời gian

thực hiện

1 Thang đo sơ bộ Định tính Phỏng vấn tay đôi 12 02/2015

2 Thang đo chính

thức Định lượng

Khảo sát lấy mẫu

trực tiếp 250

03/2015 - 04/2015

Quy trình nghiên cứu này tác giả dựa vào quy trình do Nguyễn Đình Thọ (2012)

đưa ra, được tiến hành qua 2 bước là nghiên cứu định tính thông qua thang đo sơ bộ và nghiên cứu định lượng thông qua thang đo chính thức và được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 3.1 Sơ đồ thiết kế quy trình nghiên cứu

Hệ thống cơ sở lý thuyết

Phỏng vấntay đôi Điều chỉnh

Mục tiêu nghiên cứu Thang đo sơ bộ Cronbanch Alpha (Kiểm định độ tin cậy) Nghiên cứu định

lượng Thang đo thứcchính

Phân tích

hồi quy Kết quả và kiến

nghị

Phân tích EFA

(Kiểm định giá trị thang đo)

22

3.1.2 Bước nghiên cứu định tính.

Bước nghiên cứu nàythực hiện dựa trên các nghiên cứu có liên quan trước đây ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do sự khác nhau về đặc điểm, văn hóa và đối tượng khảo sát của từng vùng miền khác nhau nên tác giả đã kết hợp với tình hình thực tế tại địa bànđể xây dựng thang đo sơ bộ cho phù hợp với địa bàn nghiên cứu.

Mục tiêu đặt ra ban đầu của tác giả là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân, nên thang đo sơ bộ được tác giả thực hiện thông qua cuộc thảo luận tay đôi với 12 khách hàng cá nhân thân thiết trênđịa bàn.

Nghiên cứu này tác giả không chọn thảo luận nhóm mà chọn phương pháp phỏng vấn tay đôi là do các khách hàng thân thiết được chọn để phỏngvấn là những người khá bận rộn, nên họ rất khó mà cùng tham gia một buổi phỏng vấn chung. Mặt khác, do những vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân nên họ sẽ không chia sẻ được nhiều thông tin nếu chọn phỏng vấn theo nhóm. Việc lựa chọn các khách hàng trả lời phỏng vấn, tác giả đã ngỏ lời mời đến các khách hàng thân thiết của một số ngân hàng lớn tại địa bàn. Nội dung dàn bài thảo luận được nêu trong Phụ lục 1A – dàn bài thảo luận tay đôi.

Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm để kiểm tra tính thực tế, mức độ rõ ràng

của từ ngữ, khả năng hiểu của các phát biểu của những người được phỏng vấn, đồng thời tìm ra những phát biểu mới nhằm để làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho phù hợp với thang đo. Kết quả nghiên cứu sơ bộ này sẽ là bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu chính thức.

3.1.3 Bước nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu được tác giả thực hiện từ tháng 03/2015 đến 04/2015 tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Sau khi đã tiến hành điều chỉnh thang đo sơ bộ từ kết quả nghiên cứu định tính thì tác giả sẽ tiến hành dùng thang đo chính thức để nghiên cứu định lượng. Cũng từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả sẽ xây dựng lại bảng câu hỏi cho phù hợp với đối tượng khảo sát. Từđây, bảng câu hỏi sẽ khảo sát trên địa bàn nghiên cứu, tác giả dự kiến phát 250 bảng khảo sát và toàn bộ dữ liệu sẽđược sử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và hỗ trợ bởi Excel.

23

Trong nghiên cứu định lượng này, các thang đo được đánh giá bởi hai công cụ

chính là: hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích các nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis).

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha được dùng để loại bỏ các biến không phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên

(Nunnally & Burnstein, 1994), Nguyễn Đình Thọ (2012).

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, các thang đo sẽ được đánh giá

bằng phương pháp phân tíchEFA là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của việc

phân tích yếutố, được dùng nhằm thu nhỏ và gom các biến lại thành các yếu tố, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các yếu tố. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên, các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ. Theo Hair et al. (1998), trọng số là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tíchEFA. Trọng số yếutố lơn hơn 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, lơn hơn 0,4 là quan trọng, lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thiết thực. Riêng nghiên cứu này tác giả chọn trọng số yếu tố lớn hơn 0,5. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Hair et al. 1998). Ngoài ra, trị số eigenvalue

phải lớn hơn 1. Chỉ có những yếu tố eigenvalue nào lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Những yếutố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả phân tích EFA với các thang đo đạt yêu cầu sẽ xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệmcủa khách hàng cá nhân.

Sau khi thực hiện xong phân tích EFA, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính. Phân tích hồi quy còn là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến (biến độc lập) đến một biến số (biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào giá trị được biết trước của các biến độc lập. Dựa vào các hệ số hồi quy đã chuẩn hóađể xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định gửi tiềntiết kiệmcủa khách

24

của yếu tố đó càng cao đến quyết định gửi tiền tiết kiệmcủa khách hàng, còn nếu cùng dấu thì mức độ ảnh hưởng theo chiều thuận và ngược lại.Phương trình hồi quy có dạng:

Y = bR0 R+ bR1R XR1R + bR2R XR2R + … + bRjR XRjRR Trong đó:

+ Y: Biến phụ thuộc (quyết định gửi tiềntiết kiệm). + bRjR: Hệ số ước lượng.

+ XRjR: Biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng).

3.1.4 Thiết kế mẫu.

Với tình hình thực tế biến động như hiện nay tại địa bàn, tác giả đã sử dụng câu hỏi phù hợp với khách hàng cá nhân có giao dịch tại các NHTM trên địa bàn để mang tính chất đại diện phù hợp bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân.

Trong nghiên cứu sơ bộ tác giả đã tiến hành thảo luận tay đôi với 12 khách hàng

cá nhân thân thiết tại đại bàn nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức, tác giả đã phát ra 250 bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn.

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện – phi xác suất, kích thước mẫu dùng để phân tích yếutố tối thiểu là 50, tốt nhất là hơn 100 (Hair & ctg, 1998), (Nguyễn Đình Thọ, 2012).

Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát (Bollen, 1989, Rex B.Kline, 1998). Nghiên cứu này gồm 42 biến quan sát, do đó cỡ mẫu tối thiểu theo tính toán ban đầu của tác giả là: 42 x 5 = 210.

Để đạt được kích thước mẫu trên, bảng câu hỏi chính thức đã được tác giả xây dựng và phát trực tiếp cho 250 đối tượng là khách hàng cá nhân có giao dịch tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể là: 160 bảng câu hỏi được phát tại các NHTM trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, 90 bảng còn lại được phát ở các điểm giao dịch của các NHTM tại huyện Long hồ, Mang Thít, Trà Ôn, Tam Bình, Vũng

25

+ Có 17 bảng câu hỏi thu về là không hợp lệ vì có nhiều phát biểu còn bỏ trống không đánh dấu hoặc một phát biểu được đánh dấu nhiều lần.

+ Có 08 bảng câu hỏi trả lời không đạt yêu cầuvì đối tượng khảo sát này chưa gửi tiền tiết kiệm tại nơi khảo sát, họ chỉ đưa người thân đến giao dịch.

+ Có 225 bảng câu hỏi thu về với các câu trả lời phát biểu đầy đủ và hợp lệ.

Do đó, mẫu nghiên cứu chính thức trong nghiên cứu này là 225 mẫu. Với cỡ mẫu này đã đủ đảm bảo độ tin cậy khi phân tích EFA và phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH gửi TIỀN TIẾT KIỆM của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn TỈNH VĨNH LONG (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)