Vốn huy động là nguồn chủ yếu mà NH sử dụng để cho vay và đầu tư, vì vậy hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của NH mặc dù nó không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho NH. Từ bảng 4.2 về huy
động vốn theo thành phần kinh tế nhận thấy.
Tiền gửi thanh toán của các TCKT
Nhìn chung qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này
đều tăng. Cụ thể năm 2010 vốn huy động đạt 4.845 triệu đồng, đến năm 2012 đạt
đến 13.859 triệu đồng, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010. Đạt được kết quảđó một phần là do các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ đã phát triển mạnh, nhu cầu về thanh toán từ tài khoản tiền gửi tại NH ngày càng phổ biến như dịch vụ thanh toán tiền lương… thông qua hệ thống tài khoản.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 mức huy động từ tiền gửi thanh toán của các TCKT tại chi nhánh tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể là tăng 103,39 triệu đồng, tương đương với 72,14%, đạt được kết quả này là ngoài sức mong đợi của ngân hàng trong những năm vừa qua đồng thời cho thấy những bước tiến mới trong công tác huy động vốn của ngân hàng.
Huy động vốn từ dân cư
Chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng 90%) trong tổng vốn huy động. Qua bảng 4.2 về huy động vốn theo thành phần kinh tế ta thấy tiền gửi của khách hàng tăng dần qua các năm, cụ thể là trong năm 2010 là 87.017 triệu đồng, năm 2011 là 110.645 triệu đồng tăng 23.628 triệu đồng so với năm 2010, sang năm 2012 tiền gửi của dân cư là 112.564 triệu đồng, tăng 10,07% so với năm 2011. Đạt được kết quảđó là do tình hình kinh tế trong năm đã tương đối ổn định, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng đã làm cho loại hình tiền gửi này tăng. Những tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này tăng 12,73%, tương đương với 10.130 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là thành tích đáng khen trong nỗ lực tăng vốn huy động của NH.
- 40 -
Bảng 4.2: Huy động vốn theo thành phầnkinh tế của NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh l2011/2010 ệch Chênh l2012/2011 ệch 6T2013/6T2012 Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi thanh toán của các TCKT 4.845 6.814 13.859 9.672 16.649 1.969 40,64 7.045 103,39 6.997 72,14 Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 87.017 110.645 122.564 79.513 89.643 23.628 27,15 11.919 10,77 10.130 12,74 Vốn huy động bằng GTCG 550 550 2.110 1.637 1.949 0 0 1.560 283,64 312 19,06 Tiền gửi khác 4.102 1.444 4.989 2.752 2.315 -2.658 -64,80 3.545 245,50 -437 -15,88 Tổng vốn huy động 96.514 119.453 143.522 93.574 110.556 22.939 23,77 24.069 20,15 16.982 18,15
- 41 -
Vốn huy động bằng GTCG và tiền gửi khác
Trong những năm qua, việc phát hành kỳ phiếu tại NH có tăng nhưng ở mức tương đối thấp. Cụ thể trong năm 2010, 2011 giá trị kỳ phiếu huy động được là 550 triệu đồng, tuy nhiên sang năm 2012 đạt đến mức 2.110 triệu đồng, mặc dù giá trị huy động không cao nhưng NH đang ngày một tận dụng nhiều kênh huy
động, đảm bảo được khả năng thanh khoản, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán cho khách hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 do chưa có biến động nhiều về kinh tế
nên khả năng huy động vốn bằng kỳ phiếu của NH tương đối thuận lợi, đạt 1.949 triệu đồng, tăng 19,06% so với 6 tháng đầu năm 2012. Việc huy động vốn bằng loại hình này không còn được ưa chuộng do sự cạnh tranh lãi suất nên NH cần có những biện pháp phù hợp với từng thời kỳ. Nhìn chung tiền gửi khác mà NH huy
động qua các năm có nhiều biến động, nhất là năm 2011, nguồn vốn huy động khác này ngân hàng chỉđạt 1.444 triệu đồng.
Tóm lại, tuy gặp nhiều khó khăn và hạn chế cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các NH khác trên cùng địa bàn nhưng công tác huy động vốn của NH trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng. Bên cạnh đó vốn huy động phần nào xác định được quy mô hoạt động của NH. Tùy vào mức vốn huy động
được mà NH cân đối để cho vay hợp lý. Có thể nói rằng hoạt động huy động vốn quyết định đến hiệu quả của hoạt động tín dụng. Nếu hoạt động huy động vốn đạt
được càng nhiều, lãi suất hợp lý thì lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại sẽ
càng lớn.
4.1.2. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng
4.1.2.1. Doanh số cho vay
Hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai nói riêng. Mang lại trên 70% thu nhập, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NH. Trong những năm qua, đồng vốn của NH đã đi sâu vào từng xóm ấp, từng hộ dân cư trên toàn địa bàn huyện, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho lượng lao động nhàn rỗi trong dân cư, góp phần phát triển kinh tế và đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở
nông thôn.
Doanh số cho vay là chỉ tiêu tài chính thể hiện quy mô của hoạt động tín dụng bởi đây là con số thể hiện tổng số tiền mà NH đã giải ngân bằng hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Đồng thời doanh số cho vay cũng phần nào thể hiện thực trạng của nền kinh tế, chỉ tiêu này cao chứng tỏ nền kinh tế
có xu hướng phát triển, người dân gia tăng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu về vốn cũng tăng lên. Nhìn chung nhu cầu về vốn phát triển nông nghiệp ngày càng tăng qua đó cho thấy vai trò quan trọng của NH trong việc hỗ trợ
nguồn vốn để phát triển kinh tếđịa phương. Để nắm rõ hơn về doanh số cho vay của NH trong những năm qua ta sẽ phân tích cụ thể những phần sau:
- 42 -
Bảng 4.3: Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn của NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh l2011/2010 ệch Chênh l2012/2011 ệch Chênh lệch 6T2013/6T201 2 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 127.233 160.219 158.034 70.113 73.614 32.986 25,93 -2.185 -1,36 3.501 4,99 Trung hạn 37.643 46.494 55.152 25.423 24.430 8.851 23,51 8.658 18,62 -993 -3,91 Tổng 164.876 206.713 213.186 95.536 98.044 41.837 25,37 6.473 3,13 2508 2,63
- 43 -
a) Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn
Huyện Thới Lai là vùng đất màu mỡ và cuộc sống của người dân gắn liền với hoạt động nông nghiệp. Với đặc điểm sản xuất theo thời vụ và kinh doanh nhỏ với chu kỳ vốn ngắn nên ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Doanh số cho vay trong 3 năm không ngừng gia tăng là do sự thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Phát triển linh hoạt về hoạt động tín dụng làm cho đồng vốn ngày càng đáp ứng sâu rộng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất nông nghiệp.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay với mức lãi suất tương đối thấp, thời gian ngắn vừa phù hợp với nhu cầu sản xuất theo mùa vụ của khách hàng, vừa giúp cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh chóng để hạn chế rủi ro và tăng vòng quay tín dụng. Vì thế chỉ tiêu này tại NH thường chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng từ
74 đến 77%) trong tổng doanh số cho vay và tăng tương đối qua các năm.
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009, Chính phủ cũng như NHNN đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất nông nghiệp như ban hành các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn của các nông hộ trong địa bàn. Bên cạnh đó, trong năm 2010 chính phủ ban hành các chính sách tài chính, thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất như: Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg, nghị quyết số 22/NQ-CP tập trung hỗ
trợ nông nghiệp nông thôn. Từđó giúp cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng với thời hạn và lãi suất hợp lý, khuyến khích mở rộng mạng lưới để tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, vì vậy doanh số cho vay cả năm 2010 ngân hàng đạt 127.233 triệu đồng.
Sang năm 2011, nhu cầu về vốn để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, hộ sản xuất nông nghiệp tăng cao, chính sách lãi suất thông thoáng, nhà nước quan tâm hỗ trợ lãi suất cho vay đối với một số ngành đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, ngân hàng thực hiện chiến lược kinh doanh, đầu tư tín dụng có chọn lọc theo nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện. Mặc khác ngân hàng chủđộng tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn để nhanh chóng thu hồi, quay vòng vốn nhanh trước tình hình kinh tế có nhiều biến động nên doanh số cho vay ngắn hạn là 160.219 triệu đồng, tăng 32.986 triệu đồng tương đương với 25,93% so với năm 2010.
Cho vay ngắn hạn là một trong những hoạt động vừa trực tiếp phục vụ cho
đầu tư phát triển, vừa góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh của NH. Tuy nhiên vào tháng cuối năm 2012, trước những diễn biến phức tạp của mặt bằng lãi suất, sự gia tăng của lãi suất cho vay đã tạo nên một rào cảng trong việc tiếp cận nguồn vốn của người dân, khi mà chi phí sử dụng vốn tăng cao đã tạo nên những khó khăn nhất định làm mức cầu về vốn trở nên suy giảm, những điều này đã ảnh hướng lớn đến doanh số cho vay năm 2012. Do đó nguồn vốn cho vay ngắn hạn của NH chỉ đạt 158.034 triệu đồng, giảm 1,36% so với năm 2011.
- 44 -
Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp là 73.614 triệu đồng, tăng 3.501 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong những tháng đầu năm đạt được như vậy là do NH tạo được điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn cũng như lãi suất cho vay tương đối thấp (lãi suất cho vay bình quân là 12,5%), bên cạnh đó vào những tháng đầu năm đa số người dân, hộ sản xuất kinh doanh đều có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn tương đối tăng là do huyện Thới Lai có tới 80% là nông dân làm sản xuất nông nghiệp có chu kì ngắn hạn đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, một phần nữa là do NH chú trọng cải cách thủ tục cho vay, làm đơn giản hóa thủ tục. Bên cạnh đó, tâm lý người dân không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn kém thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn với mức lãi suất phải chịu thấp hơn trung và dài hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang
được mở rộng, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của NH. Doanh số cho vay trung và dài hạn
Mục đích của khách hàng vay trung và dài hạn tại NH nhằm mở rộng trang trại, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị… các khoản cho vay trung và dài hạn thu hồi vốn lâu và có độ rủi ro cao nên NH rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Cho vay trung và dài hạn dễ bị tác động của nền kinh tế nên cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh số cho vay (khoảng 23 đến 26%). Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 37.643 triệu đồng, năm 2011 là 46.494 triệu đồng, năm 2012 là 55.152 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này do trong những năm qua Chính phủ đã từng bước kiềm chếđược lạm phát và dần dần phục hồi do đó các hộ sản xuất và hợp tác xã cũng dần khôi phục, tiến hành mở rộng sản xuất, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 vấn đề cho vay trung và dài hạn của NH giảm so với cùng kỳ, cụ thể giảm 993 triệu đồng. Chỉ tiêu này giảm là do khách hàng lo ngại các khoản vay kéo dài phải tốn kém chi phí, đa phần hộ vay phục vụ sản xuất hoa màu và trồng lúa nên có vòng quay vốn ngắn nên không có nhu cầu vay dài hạn. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên việc phát triển mở
rộng đầu tư dài hạn gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung, doanh số cho vay của NH tăng đều qua các năm, thể hiện sự nỗ
lực không ngừng của cán bộ nhân viên NH trong hoạt động tín dụng, giúp cung
ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Mặc khác, doanh số cho vay cũng phản ánh được quy mô hoạt động của NH, doanh số cho vay càng tăng chứng tỏ
quy mô hoạt động của NH càng lớn. Qua phân tích ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tại NH có xu hướng tăng, doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm chứng tỏ NH đang hướng đến khách hàng là những hộ sản xuất nông nghiệp có thời hạn vay vốn ngắn hạn nhằm giảm bớt nợ xấu trong hoạt động tín dụng.
- 45 -
b) Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp theo ngành kinh tế
Với định hướng: “Nông thôn là thị trường chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư” nên trong những năm qua ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thới Lai luôn đặt trọng tâm đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn theo đúng chủ trương của Chính phủ. Đi vay để cho vay là một trong những nhiệm vụ chính của ngân hàng, vì thế
doanh số cho vay cũng đánh giá một phần nào hiệu quả tín dụng mà ởđây chính là hiệu quả đối với việc cho vay hộ sản xuất. Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp theo ngành kinh tếđược thể hiện qua bảng 4.4.
Trồng trọt
Huyện Thới Lai là huyện sản xuất nông nghiệp truyền thống, có điều kiện tự
nhiên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa quanh năm tương
đối lớn, hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước ngọt thường xuyên cho cây trồng, phù sa dồi dào, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt nhất là cây lúa và các loại cây ăn trái. Cho nên, việc đầu tư vào lĩnh vực này cũng được NH chú trọng nhiều, thể hiện cụ thể qua doanh số cho vay trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. Thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc cho vay đối với hộ nông dân với số tiền đến 10 triệu đồng thì không cần phải thực hiện hợp đồng thế chấp, cầm cốđể tạo điều kiện cho nông hộ có thể tiếp cận được nhiều hơn nguồn vốn vay của