- Môi trường kinh tế xã hội
+ Giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 nền kinh tế cả nước còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào truyền thống, tập quán, thói quen của người dân. Những yếu tốđó gây khó khăn và hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh của NH, phát sinh nợ xấu tăng cao.
+ Sự thay đổi về lãi suất, biến động thị trường, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực đã làm ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của khách hàng.
-Môi trường tự nhiên
Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Điều kiện tự
nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn và nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, nông hộ không có nguồn thu… không thể trả được nợ, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng.
-Nhân tố khách hàng
+ Người đi vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao nên rất có thể gặp phải rủi ro, mất sạch vốn khi rủi ro xảy ra nên khó có thể hoàn trả
NH các khoản nợđúng hạn.
+ Người vay không tính toán kỹ lưỡng, không dựđoán những bất trắc có thể
xảy ra hoặc không có khả năng ứng biến và khắc phục khó khăn trong trong quá trình sản xuất.
+ Một số phương án sản xuất trước khi vay vốn ngân hàng mang tính khả thi nhưng khi thực hiện thì gặp một số khó khăn nhất định làm ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của phương án.
4.3.2. Nhân tố chủ quản - Từ phía khách hàng:
+ Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số
hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi nhưng lại không hoàn toàn sử dụng vốn vay
để sản xuất mà đem tiền sửa nhà hay mua sắm sinh hoạt hàng ngày, khi đến hạn không có tiền trả nợđúng hạn cho NH từđó hình thành nên các khoản nợ xấu.
+ Người dân còn thiếu kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như thu nhập của nông hộ, gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác thu nợ.
Từ phía ngân hàng:
+ Nguyên nhân từ cán bộ tín dụng: Các ngành nghề của hộ sản xuất nông nghiệp, người nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trông trọt đi vay là rất đa dạng. Đa
- 68 -
phần cán bộ tín dụng NH không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề, lĩnh vực mà hộ sản xuất đang đầu tư kinh doanh.
+ Cán bộ tín dụng chưa đánh giá một cách trung thực và đúng đắn hồ sơ vay vốn của khách hàng.
+ Thiếu giám sát về quản lý sau khi cho vay: Phần lớn các hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại huyện Thới Lai vay vốn với số tiền thấp (từ 2 đến 10 triệu đồng chiếm phần lớn) nhưng số lượng khách hàng vay rất nhiều. Do đó vấn đề
giám sát và theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng là vấn đề rất khó khăn. + Công tác đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức.
+ Ngân hàng theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng: Trong khi năng lực quản trị rủi ro của NH còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng. NH chủ yếu cho vay khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các ngành nghề này chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên nợ xấu xảy ra là điều tất yếu. NH chưa đa dạng hóa đầu tưđể phân tán rủi ro và tìm kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
+ Nguyên nhân từ quy trình: Quy trình cho vay của ngân hàng tuy ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn không tránh khỏi một số vướng mắt, còn nhiều lỗ hỏng cần phải sửa đổi. Bên cạnh đó, ta thấy rằng quá trình xét duyệt cho vay là khá phức tạp và rườm rà, tốn nhiều chi phí và thời gian nên đã gây ra không ít khó khăn cho cả
cán bộ tín dụng lẫn khách hàng.
4.4. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NHN0&PTNT – CHI TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NHN0&PTNT – CHI NHÁNH THỚI LAI
4.4.1. Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 ban hành về một số
chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn
Tín dụng NH là một trong những công cụ quan trọng được Ðảng, Nhà nước
đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nước nông nghiệp truyền thống như nước ta. Với sự ra đời của Quyết định số
67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng NH phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tín dụng nông nghiệp nông thôn đã đạt được một số kết quả. Nội dung cơ bản của quyết định 67 như sau: Một là; Xác định rõ nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp bao gồm vốn huy động của ngân hàng, vốn của NSNN, vốn vay của các tổ chức tài chính và nước ngoài. Các ngân hàng được huy động vốn bằng nội tệ, ngoại tệ và bằng vàng, khi cần được huy động cao hơn ở mức 1%/năm so với lãi suất thông thường đểđầu tư
vào chương trình phát triển nông nghiệp của Chính phủ.
Hai là; Xác định rõ các ngân hàng phải cân đối đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng khối lượng tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Ba là; Cơ chế tín dụng có một số điểm mới so với trước đây. Việc đảm bảo tiền vay được nới lỏng hơn, hộ gia đình vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, HTX được dùng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản của cá nhân Ban quản lý để thế chấp khi vay vốn.
- 69 -
khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.
Năm là; Xác định vị trí chủ đạo, chủ lực của ngân hàng Nông nghiệp và khuyến khích các ngân hàng thương mại khác tham gia cho vay vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trên cơ sở Quyết định 67, tín dụng đối với kinh tế hộđã mở rộng, phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng thể hiện qua hoạt động của ngân hàng về:
- Đổi mới cơ chế tín dụng tạo điều kiện thuận lợi đối với hộ nông dân. Cụ thể về
các quy định tư cách pháp nhân, thế chấp tài sản… rõ ràng, dễ hiểu; áp dụng các hình thức cho vay mới đối với hộ nông dân như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay lưu vụ…nhằm tạo thuận lợi cho người vay; đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn từ việc phải làm nhiều thủ tục nhưđơn xin vay, phương án vay vốn, bảng tính toán hiệu quả…và nhiều dấu xác nhận đến nay chỉ có một giấy đề nghị vay vốn và một dấu xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn trong trường hợp chưa có sổđỏ. - Đa dạng hóa đối tượng cho vay, từ việc chỉ cho vay sản xuất mùa vụ, đã mở
rộng các đối tượng cho vay đáp ứng mọi nhu cầu của hộ nông dân như: vay tiêu dùng, vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vay mua xe ô tô tải…
4.4.2. Quyết định số 41/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời đánh dấu một sự thay
đổi quan trọng chính sách của Nhà nước đối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn và về cơ bản, đã khắc phục được những bất cập của Quyết định số
67/1999/QĐ-TTg sau hơn 10 năm thực hiện. Có thể nhận thấy rõ những điểm mới quan trọng trong Nghị định số 41/2010/NĐ-CP năm 2010 so với Quyết định số
67/1999/QĐ-TTg năm 1999, như sau:
+ Sự khác nhau về hình thức văn bản pháp lý: Trước đây văn bản được thể
hiện dưới hình thức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản mới này đã
được nâng lên tầm Nghị định của Chính phủ. Ðồng thời, việc ban hành văn bản dưới hình thức Nghị định cũng là sựđổi mới nhận thức quản lý của Chính phủđối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành về
phát triển nông nghiệp, nông thôn; đáp ứng yêu cầu thực tế; bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật.
+ Mở rộng về sự tham gia của các tổ chức tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
+ Quy định cụ thể các đối tượng được vay vốn phát triển NN - NT.
+ Quy định chi tiết về các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: cho vay chi phí sản xuất, phát triển ngành nghề, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, phục vụ
sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn và cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.
- 70 -
+ Quy định cụ thể về nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng với bốn nguồn vốn: nguồn vốn huy động; vốn vay, nhận tài trợ, ủy thác; nguồn vốn ủy thác của Chính phủ và vốn vay Ngân hàng Nhà nước thông qua việc sử dụng các công cụđiều hành chính sách tiền tệ.
+ Quy định về cơ chếđảm bảo tiền vay và các trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, song mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP được nâng cao hơn đối với từng loại đối tượng, phù hợp với thực tế.
+ Quy định cụ thể về nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro.
+ Quy định khá rõ về nguyên tắc và quy trình xử lý nợ vay trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng.
Có thể còn một vài điểm khác biệt nhỏ giữa Nghị định 41/2010/NĐ-CP và Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, nhưng có thể khẳng định Nghịđịnh 41/2010/NĐ-CP
đã phát huy và kế thừa những thành tựu, khắc phục những bất cập của Quyết định 67/1999/QĐ-TTg và mạnh dạn đưa ra những chính sách, ưu đãi mới đối với các đối tượng tham gia tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh việc tạo ra một hành lang pháp lý hoàn thiện hơn, Nghịđịnh đã tạo nhiều ưu đãi giúp khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng NH, được bảo đảm bởi các chính sách hỗ trợ khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
4.4.3. Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ban hành ngày 03/12/2007
Đây là văn bản quy định các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NH nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Tại điều 7 của quyết định này được nêu rõ:
Điều 7. Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
1. Đối với tài sản cầm cố, thế chấp (trừ các tài sản nêu tại khoản 2 Điều này): Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm.
2. Trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, các giấy tờ có giá: Mức cho vay tối
đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc NHN0 Việt Nam từng thời kỳ. 3. Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp vay vốn: Mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừ đi số tiền lãi vay phải trả trong thời hạn vay vốn.
Căn cứ theo điều 7 của quyết định này, để NH hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì ngân hàng nên cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm theo quy định.
4.4.4. Quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHo ban hành ngày 22/07/2010
Đây là văn bản quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Căn cứ theo
điều 3 của quyết định này về quy trình cho vay tại chi nhánh được thực hiện theo các bước sau:
- Thẩm định trước khi cho vay
+ Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. + Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm
- 71 -
định cho vay.
+ Phê duyệt khoản vay
+ Hoàn chỉnh các hồ sơ, ký kết hợp đồng - Kiểm tra trong khi cho vay
+ Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân + Giải ngân tiền vay
- Kiểm tra sau khi cho vay
+ Theo dõi, kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ
+ Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm
Căn cứ theo Quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHo ban hành ngày 22/07/2010 giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong công tác cho vay đối với hộ sản xuất, quản lý món vay một cách chặt chẽ hơn, từ đó ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động, mang đồng vốn của ngân hàng đến tay các hộ sản xuất nông nghiệp trong địa bàn góp phần phát triển kinh tế huyện.
4.5. MÔ HÌNH DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG DOANH SỐ CHO VAY VÀ VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHN0&PTNT - CHI NHÁNH THỚI LAI VÀ VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHN0&PTNT - CHI NHÁNH THỚI LAI
Trong quá trình phát triển của NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai để
hoạt động tín dụng được duy trì và mang lại hiệu quả NH cần có một số giải pháp cụ thể. Trong đó mô hình dự báo xu hướng biến động là một trong số giải pháp ngân hàng có thể sử dụng để có khả năng dự báo được doanh số cho vay và vốn huy
động trong tương lai nhằm giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đồng thời ngân hàng cũng kịp thời có những giải pháp không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm chủđộng hơn về nguồn vốn đáp
ứng nhu cầu khách hàng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Mô hình dự báo xu hướng biến động doanh số cho vay và vốn huy động theo
đường thẳng được thực hiện theo 2 bước.
Bước 1: Xác định hàm số toán học mô tả biến động của doanh số cho vay và vốn huy động bằng cách quan sát đồ thị miêu tả sự biến động thực tế của doanh số cho vay và vốn huy động theo từng tháng của ngân hàng từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
- 72 -
Bảng 4.10: Doanh số cho vay của NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2013