Nợ xấu của NHN0 &PTNT – Chi nhánh huyện Thới Lai

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 67)

Ở nước ta vấn đề rủi ro trong kinh doanh NH và vấn đề quản lý còn khá mới mẽ. Với sự non yếu về nghiệp vụ, đồng thời hoạt động trong môi trường đầy rủi ro, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng đang là vấn đề cấp bách trong hệ thống NH cả nước. NHTM là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn từ nơi có khả năng cung

ứng vốn đến những nơi có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển kinh tế. Do đó, một sự biến động của NH sẽảnh hưởng xấu đến chính hệ thống NH và nền kinh tế mà nợ xấu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra. Chính vì thế, việc phân tích thực trạng nợ xấu là cực kì quan trọng, nó giúp các nhà quản trị

nhận biết được những dấu hiệu xảy ra nợ xấu.

Qua bảng 4.7 về nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn cho thấy thực trạng nợ xấu tại NH trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 là 674 triệu đồng, năm 2011 là 1.313 triệu đồng, tăng 94,81% so với năm 2010, nợ xấu trong năm 2011 có tốc độ tăng trưởng khá cao là do tình hình thu những món nợ cũđã quá hạn trong ngành chăn nuôi, thủy sản còn hạn chế. Sang năm 2012, nợ xấu đã trở thành vấn đề nan giải, cần được xử lý cấp bách khi nợ xấu tăng lên 3.600 triệu đồng, tăng 174,18% so với năm 2011.

a) N xu h sn xut nông nghip theo thi hn

Với những nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam, sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, nông nghiệp là chủ yếu thì rất dễ bị tổn thương khi nền kinh tế thế giới biến

động. Ví dụ như ở Việt Nam: ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ

kiện bán phá giá. Vì thế nợ xấu đối với NH là điều không thể tránh khỏi.

N xu ngn hn

Qua bảng 4.7 về nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn nhận thấy nợ

xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao so với tổng nợ xấu và có xu hướng tăng dần. Năm 2010, các khoản vay ngắn hạn trở thành nợ xấu là 334 triệu đồng. Năm 2011 tăng lên đến 130,54% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng 669 triệu đồng, tương

đương 86,88% so với năm 2011. Tình trạng này xảy ra là do các khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất để phù hợp với tình hình kinh tế, chất lượng sản phẩm không đồng đều làm giảm sức cạnh tranh.

Thêm vào đó là những đợt biến động mạnh và liên tục của giá nguyên liệu đầu vào, sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, chi phí lãi suất cao (lãi suất cho vay bình quân năm 2011 là 19%) làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt là người nuôi trồng thủy sản. Trước tình hình trên, chi nhánh đã hết sức cố gắng

- 58 -

Bng 4.7: N xu h sn xut nông nghip theo thi hn ca NHN0&PTNT - Chi nhánh huyn Thi Lai giai

đon 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh l2011/2010 ch Chênh l2012/2011 ch 6T2013/6T2012 Chênh lch Ch tiêu

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 S tin % S tin % S tin %

Ngắn hạn 334 770 1.439 1.502 2.945 436 130,54 669 86,88 1.443 96,07

Trung hạn 340 543 2.161 2.509 1.263 203 59,71 1.618 297,97 -1.246 -49,66

Tng 674 1.313 3.600 4.011 4.208 639 94,81 2.287 174,18 197 4,91

- 59 -

trong công tác thu hồi các khoản nợ đã gia hạn quá lâu nhưng vẫn chưa thực hiện

được một cách triệt để nên 6 tháng năm 2013 nợ xấu vẫn tiếp tục tăng 96,07% so với 6 tháng cùng kỳ.

N xu trung và dài hn

Nhìn chung tình hình nợ xấu trung và dài hạn tại NH trong giai đoạn 2010

đến 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng tăng. Cụ thể trong năm 2010 là 340 triệu

đồng, năm 2011 là 543 triệu đồng, năm 2012 là 2.161 triệu đồng, tăng 297,97% so với năm 2011. Trong năm 2012, thực trạng nợ xấu tăng khá cao là do khách hàng vay vốn trung và dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất nhưng đạt hiệu quả kinh tế

chưa cao, mặc khác là do tình hình kinh tế huyện còn gặp một số khó khăn nhất

định nên không thể trả nợđúng hạn.

So với cùng kỳ năm 2012 thì trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu trung và dài hạn đã giảm 49,66%. Đạt được kết quả trên, một phần là do công tác thu nợ trong ngành trồng trọt đạt kết quả cao (24,71%). Bên cạnh đó, là nhờ NH đã kịp thời thay

đổi chính sách tín dụng tập trung vào công tác thu hồi nợ và đặt công tác thu hồi nợ

lên hàng đầu, có sự cải tiến nhiều trong công tác giám sát sau khi giải ngân, công tác đôn đốc hỗ trợ khách hàng trả nợ cũng được quan tâm, ngân hàng đã tăng cường thêm nhân sự cho phòng hỗ trợ kinh doanh và mở nhiều khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên tín dụng.

b) N xu h sn xut nông nghip theo ngành kinh tế

Nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng và cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NH. Một khi nợ xấu xuất hiện sẽ làm giảm chất lượng tín dụng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của NH. Vì vậy, nợ xấu là chỉ tiêu đáng quan tâm hàng đầu khi xem xét rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Trng trt

Qua bảng 4.8 về nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp theo ngành kinh tế cho thấy nợ xấu trong ngành trồng trọt có nhiều biến động qua các năm. Cụ thể năm 2010 nợ

xấu là 118 triệu đồng, sang năm 2011 là một năm đầy khó khăn cho ngành nông nghiệp, dịch rầy nâu và dịch bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá diễn biến phức tạp trên diện rộng, thiên tai xảy ra gây nhiều tổn thất cho nông dân. Vốn là một huyện nông nghiệp với thu nhập chủ yếu của người dân là từ trồng lúa và các loại cây ăn trái, khi thiên tai và dịch bệnh đến bất ngờ sẽảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và khả

năng trả nợ của khách hàng, một phần do nợ xấu trong năm 2010 chuyển sang. Do

đó, năm 2011 nợ xấu tại NH trong ngành này là 342 triệu đồng, tăng 189,83% so với năm 2010.

Giai đoạn từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình nợ xấu tại NH khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng chủ quan để phát sinh nợ xấu, chủ

quan trong việc trả nợ dẫn đến công tác thu hồi nợ của NH gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn vay sai mục đích so với dự án ban đầu làm cho khả năng sinh lợi thực sự không có (vay sản xuất nhưng thực tế lại tiêu dùng).

- 60 -

Bng 4.8: N xu h sn xut nông nghip theo ngành kinh tế ca NHN0&PTNT - Chi nhánh huyn Thi Lai giai đon 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh l2011/2010 ch Chênh l2012/2011 ch 6T2013/6T2012 Chênh lch Ch tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 S tin % S tin % S tin % Trồng trọt 118 342 200 171 223 224 189,83 -142 -41,52 52 30,41 Chăn nuôi 83 237 180 80 120 154 185,54 -57 -24,05 40 50,00 Thủy sản 400 609 2.951 3.560 3.565 209 52,25 2.342 384,56 5 0,14 Ngành khác 73 125 269 200 300 52 71,23 144 115,20 100 50,00 Tng 674 1.313 3.600 4.011 4.208 639 94,81 2.287 174,18 197 4,91

- 61 -

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu ngành này là 223 triệu đồng, tăng 30,41% so với cùng kỳ năm 2012 chủ yếu là các khoản vay từ năm 2012 chuyển nhóm sang.

Chăn nuôi

Trong những năm qua tình hình nợ xấu của ngành chăn nuôi có nhiều biến

động, cụ thể năm 2010 là 83 triệu đồng, sang năm 2011 lĩnh vực chăn nuôi chịu tác

động không nhỏ của dịch lở mồm, lông mống và heo tai xanh…Vì quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên môn nên dịch bệnh đã làm người dân gần như mất vốn. Giá cả đầu ra bấp bênh gây bất lợi làm người chăn nuôi. Chính vì những nguyên nhân trên đã làm nợ xấu của ngành chăn nuôi tăng một cách đột ngột đến 185,54% so với năm 2010. Đến năm 2012 với nổ lực không ngừng của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ, kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản nợ xấu đã xảy ra nên trong năm 2012 nợ xấu giảm 24,05% so với năm 2011. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng trở lại do các khoản nợ từ năm 2012 chuyển nhóm sang. Mặc khác, nợ xấu tăng do tình hình sản xuất của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn, mất mùa, dịch bệnh… dẫn đến người dân không trả nợ đúng hạn cho NH. Nên trong thời gian tới, NH cần tăng cường công tác thẩm định, lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh tốt để hạn chế nợ quá hạn cho NH.

Thủy sn

Trong những năm trước đây thủy sản trở thành mặt hàng chủ lực của cả

nước. Theo Tổng cục thủy sản, hiện cá tra Việt Nam xuất khẩu sang 135 thị

trường trên thế giới. Ở vùng ĐBSCL, sản xuất và tiêu thụ cá tra đã trở thành hoạt

động chủ lực. Mức tăng trưởng của ngành là khá cao nhưng đây lại là ngành tiềm

ẩn nhiều rủi ro. Tháng 5/2010 giá cá lại tiếp tục quay đầu giảm mạnh khiến nhiều hộ nuôi cá không có lời đành phải bán tháo đàn cá với giá rẻ, gây trở ngại cho việc trả nợ cho NH nên nợ xấu trong năm 2010 là 400 triệu đồng. Năm 2011, tình hình lạm phát đang ở mức cao khiến chi phí thức ăn nuôi cá là gánh nặng, vì vậy các chủ nuôi phải vay vốn từ NH để mua thức ăn cho cá để tiếp tục cầm cự chờ

giá cá lên thì gánh nặng càng lớn vì chi phí trả lãi ngày càng tăng, nguồn thu nhập suy giảm nghiêm trọng làm nhiều chủ nuôi mất khả năng trả nợ cho NH, chính vì thế nợ xấu trong năm 2011 của ngành thủy sản tăng 52,25% so với năm 2010. Ngoài ra nguyên nhân nợ xấu của ngành trong năm 2011 vẫn tiếp tục tăng cao xuất phát từ giá thức ăn thủy sản ở khu vực ĐBSCL tăng cao. Tháng 11/2011 các công ty chế biến thức ăn thủy sản đã tăng giá 3 lần với tổng mức tăng lên đến 700

đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Giá thức ăn thủy sản tăng cao là do giá nguyên liệu đầu vào nhưđậu nành, bột cá - nguyên liệu chính để chế biến thức ăn

đều phải nhập từ Argentina và Malaysia tăng giá rất cao.

Sang năm 2012, tình hình nợ xấu ngành thủy sản đối với NH trở thành nổi lo lớn khi nợ xấu tăng 384,56% so với năm 2011. Tình hình nợ xấu tăng cao là do các khoản nợ vay của khách hàng trong năm 2010, 2011 chuyển nhóm sang. Bên cạnh

đó là do khi thẩm định cán bộ tín dụng dựa vào giá thị trường hiện tại và những dựđoán về kinh tế trong tương lai chưa có cơ sở chắc chắn nên dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2013, NH đã dùng nhiều biện pháp như

- 62 -

đôn đốc khách hàng trả nợ, bố trí cán bộ xuống kiểm tra thường xuyên khả năng sinh lời của dự án.

Ngành khác

Qua bảng 4.8 về nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp theo ngành kinh tế cho ta thấy tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2010, nợ

xấu là 73 triệu đồng, năm 2011 là 125 triệu đồng, tăng 71,23% so với năm 2010. Nợ

xấu trong năm 2011 tăng khá cao là do hầu như khách hàng để đi lao động nước ngoài không thể trảđược nợ. Sang năm 2012, tình hình nợ xấu càng phức tạp hơn khi các khoản nợ từ năm trước chuyển sang. Vì vậy, nợ xấu năm 2012 là 269 triệu

đồng, tăng 115,20% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này tăng 50% so với cùng kỳ chủ yếu là do nợ xấu từ năm 2012 chuyển sang.

Qua những phân tích trên ta thấy tình hình nợ xấu theo ngành của NH biến

động bất thường do những ảnh hưởng tiêu cực của tình hình kinh tế - xã hội cả

nước nói chung và của địa bàn huyện Thới Lai nói riêng. Nợ xấu ngành thủy sản và chi phí đời sống chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân nợ

xấu tăng lên qua các năm gần đây tại NH là do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh trong những năm trước đó. Thực trạng nợ xấu theo ngành qua các năm đặt ra vấn đề giải quyết cho ngân hàng là phải tăng cường công tác thu hồi nợ xấu để đảm bảo tín dụng, mặt khác ngân hàng phải thực hiện việc đánh giá, xét duyệt các khoản vay một cách hợp lý.

c) N xu h sn xut nông nghip theo nhóm n

Việc phân tích theo từng nhóm nợ cho ta thấy được chi tiết hơn tình hình nợ

xấu và khả năng thu hồi từng đồng vốn khi được đưa vào từng nhóm này, theo đó nếu các khoản nợ xấu tập trung nhiều ở nhóm nợ càng lớn thì nguy cơ mất vốn sẽ

cao hơn so với nhóm còn lại việc phân loại này đảm bảo theo thông tư của NHNN 493/2005/TT-NHNN và thông tư sửa đổi 18/2008/TT-NHNN.

Hình 4.3: Biu đồ th hin n xu h sn xut nông nghip theo nhóm n ti NHN0&PTNT - Chi nhánh huyn Thi Lai

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6TĐ năm 2012 6TĐ năm 2013 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

- 63 - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chun)

Nợ dưới tiêu chuẩn, tức là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày:

Đây là khoản nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu. Cụ thể trong năm 2010, nợ xấu thuộc nhóm 3 là 493 triệu đồng, năm 2011 là 267 triệu đồng, giảm 45,84% so với năm 2010. Nợ nhóm 3 trong năm này giảm là do NH thực hiện tốt công tác quản lý nhóm nợ, xử lí kịp thời để tránh thời gian sắp tới nhóm nợ này có thể chuyển sang nhóm nợ tiếp theo, làm tăng rủi ro thu hồi vốn cho ngân hàng. Sang năm 2012, công tác thu nợ của cán bộ tín dụng thật sự chưa có hiệu quả và dư

nợ cho vay của ngân hàng trong năm 2011 khá cao nên các khoản cho khách hàng vay chuyển đến nhóm 3 làm cho nợ xấu nhóm này trong năm 2012 lên đến 881 triệu đồng, tăng 229,96% so với năm 2011. Điều này có thể giải thích bởi khi nền kinh tế gặp khó khăn, hoạt động sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, lạm phát gia tăng dẫn đến việc khách hàng không trả nợđúng hạn, vì vậy những khoản nợ trong hạn chuyển sang nợ quá hạn và nợ xấu.

Mặc khác do tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm 2013 dần đi vào ổn

định, các hộ sản suất nông nghiệp trong vụ mùa Đông Xuân vừa qua có lãi do giá lúa tăng nhẹ so với các vụ trước nên khả năng trả nợ cho ngân hàng tương đối cao, vì vậy nợ xấu nhóm 3 trong 6 tháng đầu năm giảm 17,33% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để các khoản nợ xấu này không chuyển sang nhóm tiếp theo vào những tháng cuối năm, ngân hàng cần có những biện pháp tích cực và kịp thời như ra soát từng món nợ vay quá hạn, đôn đốc khách hàng trả nợđể tránh xảy ra tình trạng nợ

xấu ảnh hưởng đến kết quả tín dụng của ngân hàng. Nhóm 4 (Nợ nghi ng)

Nhóm nợ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NH. Nợ nghi ngờ càng cao thì khả năng mất vốn của NH càng lớn. Qua hình 4.3 về nợ xấu hộ sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)