Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 ban hành về một số chính

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 78)

chính sách tín dng ngân hàng phc v phát trin nông nghip và nông thôn

Tín dụng NH là một trong những công cụ quan trọng được Ðảng, Nhà nước

đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nước nông nghiệp truyền thống như nước ta. Với sự ra đời của Quyết định số

67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng NH phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tín dụng nông nghiệp nông thôn đã đạt được một số kết quả. Nội dung cơ bản của quyết định 67 như sau: Một là; Xác định rõ nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp bao gồm vốn huy động của ngân hàng, vốn của NSNN, vốn vay của các tổ chức tài chính và nước ngoài. Các ngân hàng được huy động vốn bằng nội tệ, ngoại tệ và bằng vàng, khi cần được huy động cao hơn ở mức 1%/năm so với lãi suất thông thường đểđầu tư

vào chương trình phát triển nông nghiệp của Chính phủ.

Hai là; Xác định rõ các ngân hàng phải cân đối đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng khối lượng tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Ba là; Cơ chế tín dụng có một số điểm mới so với trước đây. Việc đảm bảo tiền vay được nới lỏng hơn, hộ gia đình vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, HTX được dùng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản của cá nhân Ban quản lý để thế chấp khi vay vốn.

- 69 -

khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.

Năm là; Xác định vị trí chủ đạo, chủ lực của ngân hàng Nông nghiệp và khuyến khích các ngân hàng thương mại khác tham gia cho vay vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trên cơ sở Quyết định 67, tín dụng đối với kinh tế hộđã mở rộng, phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng thể hiện qua hoạt động của ngân hàng về:

- Đổi mới cơ chế tín dụng tạo điều kiện thuận lợi đối với hộ nông dân. Cụ thể về

các quy định tư cách pháp nhân, thế chấp tài sản… rõ ràng, dễ hiểu; áp dụng các hình thức cho vay mới đối với hộ nông dân như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay lưu vụ…nhằm tạo thuận lợi cho người vay; đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn từ việc phải làm nhiều thủ tục nhưđơn xin vay, phương án vay vốn, bảng tính toán hiệu quả…và nhiều dấu xác nhận đến nay chỉ có một giấy đề nghị vay vốn và một dấu xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn trong trường hợp chưa có sổđỏ. - Đa dạng hóa đối tượng cho vay, từ việc chỉ cho vay sản xuất mùa vụ, đã mở

rộng các đối tượng cho vay đáp ứng mọi nhu cầu của hộ nông dân như: vay tiêu dùng, vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vay mua xe ô tô tải…

4.4.2. Quyết định s 41/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/04/2010 v chính sách tín dng phc v phát trin nông nghip, nông thôn

Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời đánh dấu một sự thay

đổi quan trọng chính sách của Nhà nước đối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn và về cơ bản, đã khắc phục được những bất cập của Quyết định số

67/1999/QĐ-TTg sau hơn 10 năm thực hiện. Có thể nhận thấy rõ những điểm mới quan trọng trong Nghị định số 41/2010/NĐ-CP năm 2010 so với Quyết định số

67/1999/QĐ-TTg năm 1999, như sau:

+ Sự khác nhau về hình thức văn bản pháp lý: Trước đây văn bản được thể

hiện dưới hình thức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản mới này đã

được nâng lên tầm Nghị định của Chính phủ. Ðồng thời, việc ban hành văn bản dưới hình thức Nghị định cũng là sựđổi mới nhận thức quản lý của Chính phủđối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành về

phát triển nông nghiệp, nông thôn; đáp ứng yêu cầu thực tế; bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật.

+ Mở rộng về sự tham gia của các tổ chức tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Quy định cụ thể các đối tượng được vay vốn phát triển NN - NT.

+ Quy định chi tiết về các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: cho vay chi phí sản xuất, phát triển ngành nghề, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, phục vụ

sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn và cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

- 70 -

+ Quy định cụ thể về nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng với bốn nguồn vốn: nguồn vốn huy động; vốn vay, nhận tài trợ, ủy thác; nguồn vốn ủy thác của Chính phủ và vốn vay Ngân hàng Nhà nước thông qua việc sử dụng các công cụđiều hành chính sách tiền tệ.

+ Quy định về cơ chếđảm bảo tiền vay và các trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, song mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP được nâng cao hơn đối với từng loại đối tượng, phù hợp với thực tế.

+ Quy định cụ thể về nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro.

+ Quy định khá rõ về nguyên tắc và quy trình xử lý nợ vay trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng.

Có thể còn một vài điểm khác biệt nhỏ giữa Nghị định 41/2010/NĐ-CP và Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, nhưng có thể khẳng định Nghịđịnh 41/2010/NĐ-CP

đã phát huy và kế thừa những thành tựu, khắc phục những bất cập của Quyết định 67/1999/QĐ-TTg và mạnh dạn đưa ra những chính sách, ưu đãi mới đối với các đối tượng tham gia tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh việc tạo ra một hành lang pháp lý hoàn thiện hơn, Nghịđịnh đã tạo nhiều ưu đãi giúp khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng NH, được bảo đảm bởi các chính sách hỗ trợ khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

4.4.3. Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ban hành ngày 03/12/2007

Đây là văn bản quy định các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NH nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Tại điều 7 của quyết định này được nêu rõ:

Điều 7. Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay

1. Đối với tài sản cầm cố, thế chấp (trừ các tài sản nêu tại khoản 2 Điều này): Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm.

2. Trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, các giấy tờ có giá: Mức cho vay tối

đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc NHN0 Việt Nam từng thời kỳ. 3. Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp vay vốn: Mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừ đi số tiền lãi vay phải trả trong thời hạn vay vốn.

Căn cứ theo điều 7 của quyết định này, để NH hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì ngân hàng nên cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm theo quy định.

4.4.4. Quyết định s 909/QĐ-HĐQT-TDHo ban hành ngày 22/07/2010

Đây là văn bản quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ

thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Căn cứ theo

điều 3 của quyết định này về quy trình cho vay tại chi nhánh được thực hiện theo các bước sau:

- Thẩm định trước khi cho vay

+ Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. + Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm

- 71 -

định cho vay.

+ Phê duyệt khoản vay

+ Hoàn chỉnh các hồ sơ, ký kết hợp đồng - Kiểm tra trong khi cho vay

+ Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân + Giải ngân tiền vay

- Kiểm tra sau khi cho vay

+ Theo dõi, kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ

+ Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm

Căn cứ theo Quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHo ban hành ngày 22/07/2010 giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong công tác cho vay đối với hộ sản xuất, quản lý món vay một cách chặt chẽ hơn, từ đó ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động, mang đồng vốn của ngân hàng đến tay các hộ sản xuất nông nghiệp trong địa bàn góp phần phát triển kinh tế huyện.

4.5. MÔ HÌNH D BÁO XU HƯỚNG BIN ĐỘNG DOANH S CHO VAY VÀ VN HUY ĐỘNG TI NHN0&PTNT - CHI NHÁNH THI LAI VÀ VN HUY ĐỘNG TI NHN0&PTNT - CHI NHÁNH THI LAI

Trong quá trình phát triển của NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai để

hoạt động tín dụng được duy trì và mang lại hiệu quả NH cần có một số giải pháp cụ thể. Trong đó mô hình dự báo xu hướng biến động là một trong số giải pháp ngân hàng có thể sử dụng để có khả năng dự báo được doanh số cho vay và vốn huy

động trong tương lai nhằm giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đồng thời ngân hàng cũng kịp thời có những giải pháp không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm chủđộng hơn về nguồn vốn đáp

ứng nhu cầu khách hàng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Mô hình dự báo xu hướng biến động doanh số cho vay và vốn huy động theo

đường thẳng được thực hiện theo 2 bước.

Bước 1: Xác định hàm số toán học mô tả biến động của doanh số cho vay và vốn huy động bằng cách quan sát đồ thị miêu tả sự biến động thực tế của doanh số cho vay và vốn huy động theo từng tháng của ngân hàng từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.

- 72 -

Bng 4.10: Doanh s cho vay ca NHN0&PTNT - Chi nhánh huyn Thi Lai t tháng 1/2010 đến tháng 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Tháng Doanh scho vay (yi) (triu đồng) Thi gian (ti) yiti (triu đồng) ti2 Tháng Doanh s cho vay (yi) (triu đồng) Thi gian (ti) yiti (triu đồng) ti2 1/2010 8.920 -41 -365.720 1.681 10/2011 15.355 1 15.355 1 2 10.918 -39 -425.802 1.521 11 20.702 3 62.106 9 3 16.488 -37 -610.056 1.369 12 20.109 5 100.545 25 4 19.563 -35 -684.705 1.225 1/2012 15.705 7 109.935 49 5 20.559 -33 -678.447 1.089 2 17.514 9 157.626 81 6 12.438 -31 -385.578 961 3 21.450 11 235.950 121 7 11.040 -29 -320.160 841 4 24.006 13 312.078 169 8 8.122 -27 -219.294 729 5 23.046 15 345.690 225 9 11.486 -25 -287.150 625 6 16.273 17 276.641 289 10 11.514 -23 -264.822 529 7 14.522 19 275.918 361 11 17.265 -21 -362.565 441 8 12.343 21 259.203 441 12 16.563 -19 -314.697 361 9 13.285 23 305.555 529 1/2011 15.809 -17 -268.753 289 10 12.842 25 321.050 625 2 14.023 -15 -210.345 225 11 20.186 27 545.022 729 3 18.844 -13 -244.972 169 12 22.014 29 638.406 841 4 22.453 -11 -246.983 121 1/2013 12.776 31 396.056 961 5 20.522 -9 -184.698 81 2 11.942 33 394.086 1.089 6 17.141 -7 -119.987 49 3 18.842 35 659.470 1.225 7 14.574 -5 -72.870 25 4 20.714 37 766.418 1.369 8 12.472 -3 -37.416 9 5 18.158 39 708.162 1.521 9 14.709 -1 -14.709 1 6 15.612 41 640.092 1.681 Tng 315.423 -441 -6.319.729 12.341 Tng 367.396 441 7.525.364 12.341

- 73 -

Bng 4.11: Vn huy động ca NHNN0&PTNT - Chi nhánh huyn Thi Lai t tháng 1/2010 đến tháng 6/2013

ĐVT: Triệu đồng Tháng Vn huy động (yi) Thi gian (ti) yiti ti 2 Tháng Vn huy động (yi) Thi gian (ti) yiti ti 2 1/2010 6.073 -41 -248.993 1.681 10/2011 9.135 1 9.135 1 2 10.855 -39 -423.345 1.521 11 11.610 3 34.830 9 3 12.083 -37 -447.071 1.369 12 6.073 5 30.365 25 4 13.804 -35 -483.140 1.225 1/2012 10.414 7 72.898 49 5 10.625 -33 -350.625 1.089 2 15.087 9 135.783 81 6 9.743 -31 -302.033 961 3 16.146 11 177.606 121 7 7.569 -29 -219.501 841 4 18.623 13 242.099 169 8 5.327 -27 -143.829 729 5 12.489 15 192.735 225 9 4.526 -25 -113.150 625 6 10.192 17 173.264 289 10 3.726 -23 -85.698 529 7 9.751 19 185.269 361 11 8.091 -21 -169.911 441 8 7.582 21 159.222 441 12 4.092 -19 -77.748 361 9 9.413 23 216.499 529 1/2011 9.204 -17 -156.468 289 10 9.634 25 240.850 625 2 14.069 -15 -211.035 225 11 13.964 27 377.028 729 3 15.320 -13 -199.160 169 12 9.867 29 286.143 841 4 17.243 -11 -189.673 121 1/2013 15.960 31 494.760 961 5 7.945 -9 -71.505 81 2 22.953 33 757.449 1.089 6 6.526 -7 -45.682 49 3 24.518 35 858.130 1.225 7 8.024 -5 -40.102 25 4 19.655 37 727.235 1.369 8 7.351 -3 -22.053 9 5 14.476 39 564.564 1.521 9 6.953 -1 -6.953 1 6 12.994 41 532.754 1.681 Tng 189.149 -441 -4.007.693 12.341 Tng 280.896 441 6.468.618 12.341

- 74 -

Hình 4.4: Biu đồ biến động doanh s cho vay ti NHN0&PTNT Chi nhánh huyn Thi Lai t tháng 1/2010 đến tháng 6/2013

Hình 4.5: Biu đồ biến động vn huy động ti NHN0&PTNT Chi nhánh huyn Thi Lai t tháng 1/2010 đến tháng 6/2013

- 75 -

Qua hình 4.4 nhận thấy tình hình doanh số cho vay thường tập trung vào các tháng 3, 4, 5, 11, 12. Các tháng này có doanh số cho vay cao nguyên nhân tăng do ngân hàng áp dụng các chính sách phù hợp, hỗ trợ cho người dân có đồng vốn sản xuất, bên cạnh đó là do nền kinh tế dần phát triển, người dân có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhiều hơn để mở rộng sản xuất, mua thêm máy móc, phân bón… để

phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Vốn huy động thường tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 11, 12. Vì trong những tháng này phần lớn là do sau Tết và vụ mùa Đông Xuân vừa mới thu hoạch, lượng tiền nhàn rỗi tương đối cao do đó người dân có nhu cầu gửi tiết kiệm để hưởng lãi, trang trãi một phần chi phí hàng ngày. Từđó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác huy động vốn.

Bước 2: Sử dụng hàm số đường thẳng đơn giản y = b0 + b1t để miêu tả xu hướng biến động của doanh số cho vay và vốn huy động.

Doanh s cho vay:

b0 = (315.423 + 367.396)/42 = 16.257,60

b1 = (-6.319.729 + 7.525.364)/(12.341 + 12.341) = 48,85

Hàm số mô tả biến động doanh số cho vay có dạng: y = 16.257,60 + 48,85t Vn huy động: bo = (189.149 + 280.896)/42 = 11.191,55 b1 = (-4.007.693 + 6.468.618)/(12.341 + 12.341) = 99,71 Hàm số mô tả biến động của vốn huy động có dạng: y = 11.191,55 + 99,71t

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)