GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
5.1.1. Điểm mạnh
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng trong những năm vừa qua ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thới Lai đã đạt được một số
kết quảđáng khích lệ, cụ thể như sau:
- Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều chi nhánh của các NHTM khác, với áp lực cạnh tranh cao nhưng NH luôn nỗ lực giữ vững vị thế của mình trong lòng KH
điều đó thể hiện qua doanh số cho vay và huy động vốn tăng qua các năm.
- Bên cạnh củng cố mối quan hệ tín dụng đối với nhóm khách hàng cũ, đồng thời NH cũng đưa ra nhiều biện pháp thu hút thêm nhiều khác hàng mới nhằm gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng.
- Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình trong quá trình công tác, làm việc chung đã phối hợp nhịp nhàng, tạo sự liên kết, tương trợ nhau trong công việc. Tác phong làm việc nghiêm túc, chấp hành đúng quy định và các quy trình nghiệp vụ, thành thạo về chuyên môn.
- Được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật vì vậy có thểđáp ứng nhu cầu của khách hàng trong giao dịch, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong việc gửi tiền, chuyển tiền, mở tài khoản…
5.1.2. Điểm yếu
Mặc dù có được những kết quảđáng khích lệ nhưng NH cũng gặp không ít khó khăn nhất định ảnh hưởng đến hoạt động của NH.
- Nợ xấu vẫn tiềm ẩn và có xu hướng gia tăng đối với ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả, chưa được thống nhất trong các phòng ban và sự nhất trí cao trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
- Tín dụng hộ sản xuất chỉ tập trung mạnh vào ngắn hạn, các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu cho vay.
- Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tuy đa dạng nhưng không nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh.
- Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước và địa phương mặc dù có nhiều
đổi mới tạo điều kiện tốt cho ngành ngân hàng phát triển nhưng các chính sách này vẫn còn những khó khăn, vướng mắt chưa kịp thời giải quyết.
- 78 -
5.1.3. Cơ hội
- Được sự quan tâm của NHNN, Chính phủ và Hội sở trong các chủ trương, chính sách phát triển hoạt động ngân hàng.
- Toàn cầu hóa, tự do hóa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, tạo
điều kiện để ngân hàng mở rộng phạm vi kinh doanh.
- Tham gia hội nhập, ngân hàng sẽ có điều kiện đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai
đoạn phát triển.
- Theo chủ trương chỉ đạo của cấp trên thì NH đang mở rộng các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,… làm tăng lợi nhuận cho NH.
- Một số hộ sản xuất, cá thể vay vốn với mô hình nuôi trồng đạt hiệu quả
cao nên việc đầu tư mở rộng là điều tất yếu… Đây là thị trường tiềm năng đối với ngân hàng.
- Trong huyện Thới Lai chỉ có NHN0&PTNT là có quy mô lớn và hoạt động lâu đời.
5.1.4. Thách thức
- Mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn khi huyện có thêm nhiều NHTM khác cùng hoạt động trên địa bàn.
- Nhu cầu và mức độđòi hỏi của khách hàng ngày một cao, ngân hàng phải thường xuyên cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụđể khách hàng khi
đến giao dịch tại ngân hàng có sự hài lòng và thoải mãn cao nhất.
- Nông nghiệp luôn chứa đựng những nguy cơ và rủi ro khó có thể dự báo trước được, cho nên ngân hàng cần có các chính sách phù hợp trong tương lai để
có thể hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
- Các khoản vay của nông nghiệp thường nhỏ, trải dài trên địa bàn rộng lớn, gây khó khăn cho công tác thẩm định. Một số khách hàng nông nghiệp sử dụng vốn sai mục đích.
5.2. PHÂN TÍCH MA TRẬN S.W.O.T
Để có cơ sởđề ra những giải pháp phù hợp nhằm năng cao hoạt động tín dụng sản xuất nông nghiệp tại NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai, kết hợp những nhân tố ảnh hưởng, nghiên cứu phân tích điểm mạnh, điểm yếu bên trong ngân
hàng, cơ hội và thách thức bên ngoài tác động đến tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. Kết quả ma trận S.W.O.T được trình bày trong bảng sau:
- 79 -
Bảng 5.1: Kết quả phân tích ma trận S.W.O.T O
Cơ hội (Opportunities) Thách thứT c (Threats)
S.W.O.T
1. Được sự quan tâm của NHNN, CP, Hội sở.
2. Hội nhập kinh tế phát triển. 3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cây trồng, vật nuôi.
4. Quy mô lớn, hoạt động lâu năm. 1. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt. 2. Nhu cầu khách hàng ngày càng cao. 3. Ngành nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro. 4. Một số khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích. S Điểm mạnh (Strengths) 1. Ngân hàng có uy tín cao, số lượng khách hàng lớn. 2. Nhiều giải pháp thu hút khách hàng nông nghiệp. 3. Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình. 4. Trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất - kỹ thuật SO Kết hợp: S1,2,3,4 với O1,3,4 Ngân hàng phát huy ưu thế để nâng cao khả năng huy
động vốn và cho vay. Kết hợp: S3,4 với O1,2 Ngân hàng cần đào tạo đội ngũ CBNV trong quá trình hội nhập. Kết hợp:S1,2,4 với O3,4 Ngân hàng thực hiện cho vay với nhiều hình thức khác nhau theo nhóm khách hàng. ST Kết hợp: S1,2,3,4 với T1,2 Ngân hàng phát huy điểm mạnh để tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Kết hợp: S2,3,4 với T2,3,4 CBTD tăng cường giám sát các khoản vay để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. W Điểm yếu (Weaknesses) 1. Nợ xấu vẫn tiềm ẩn, có xu hướng tăng cao. 2. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả. 3. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất tập trung vào ngắn hạn. 4. Sản phẩm dịch vụ chưa nổi trội so với các ngân hàng khác. 5. Chính sách phát triển kinh tế của huyện chưa phù hợp. WO Kết hợp: W1,2,5 với O1,2 Ngân hàng cần nâng cao hệ
thống quản lý các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Kết hợp: W3,4,5 với O1,3,4 Ngân hàng nên phân tán rủi ro bằng cách cho vay nhiều ngành trong nông nghiệp, cân bằng ngắn và trung hạn. Kết hợp: W4 với O3,4 Ngân hàng cần có sản phẩm mới, tiện ích cho khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. WT Kết hợp: W1,2,3,5 với T3,4 NH cần thực hiện đúng quy trình cho vay hộ sản xuất từ thẩm định đến thu hồi tránh tình trạng nợ
xấu xảy ra.
Kết hợp: W1,5 với T,3,4 NH phối hợp với chính quyền địa phương trong vấn đề giải quyết nợ xấu trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp.
- 80 -
Qua kết quả phân tích ma trận S.W.O.T ngân hàng cần có những biện pháp cấp thiết trong công tác cho vay hộ sản xuất như sau:
- Phối hợp với chính quyền địa phương xử lý các trường hợp khách hàng sử
dụng vốn sai mục đích.
- Chủđộng phối hợp với khách hàng để thực hiện cơ cấu lại nợ, gia hạn thời gian trả nợđối với khách hàng gặp khó khăn về tài chính.
- Đối với những khoản vay hoàn toàn không có khả năng thu hồi thì lấy dự
phòng bù đắp nhằm làm mạnh hóa tình hình tài chính.Tuy nhiên, ngân hàng phải hết sức lưu ý là các khoản nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng và chuyển ra ngoại bảng nhưng tuyệt đối không được thông báo cho khách hàng hoặc địa phương dưới bất cứ hình thức nào và cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục bám sát khách hàng để thu nợ.
5.3. GIẢI PHÁP
Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp, dựa vào kết quả phân tích ma trận S.W.O.T và các nhân tốảnh hưởng, tôi xin đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NH trong thời gian tới.