Mô hình dự báo xu hướng biến động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 30)

a) Cơ s thc hin mô hình

Nghiên cứu xu hướng biến động của doanh số cho vay và vốn huy động chủ

yếu phục vụ cho mục đích dự đoán tương lai về doanh số cho vay từ đó ngân hàng có thể chủ động hơn để đưa ra các biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng.

Khi phân tích xu hướng biến động của doanh số cho vay và vốn huy động theo thời gian ta dựa trên một giả thuyết rằng: Sự biến động trong tương lai của doanh số cho vay và vốn huy động sẽ giống với sự biến động trong quá khứ và hiện tại vềđặc điểm và cường độ biến động. Nói cách khác, các yếu tốảnh hưởng

đến sự biến động trong quá khứ và hiện tại sẽ tiếp tục tác động đến doanh số cho vay và vốn huy động tương lai theo xu hướng và cường độ giống như trước.

b) Mô hình d báo xu hướng biến động

Bước 1: Xác định hàm số toán học mô tả biến động của doanh số cho vay và vốn huy động bằng cách quan sát đồ thị miêu tả sự biến động thực tế của doanh số cho vay và vốn huy động theo từng tháng của ngân hàng.

Bước 2: Sử dụng hàm số đường thẳng đơn giản y = b0 + b1t để miêu tả xu hướng biến động của doanh số cho vay và vốn huy động.

Trong đó :

Y : Giái trị dựđoán của hiện tượng ở thời điểm t b0, b1 : Tham số t: Thời gian Với 1 0 n i i y b n = = ∑ (2.9) 1 1 2 1 n i i t n i t y t b t = = × = ∑ ∑ (2.10) 2.1.5.4. Ma trn S.W.O.T

Khái nim: Ma trận S.W.O.T là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách khác, S.W.O.T là khung lý thuyết mà dựa vào đó chúng ta có thể

xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức. Trên thực tế việc vận dụng ma trận S.W.O.T trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu… đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp, ngân hàng lựa chọn.

- 20 -

Trong đó ma trận S.W.O.T được biểu diễn như sau: Đim mnh (Strengths) Vị thế thị trường Am hiểu thị trường Mạng lưới ngân hàng Đim yếu (Weaknesses) Môi trường pháp lý Nguồn tài chính Hệ thống thông tin Năng lực quản lý Sản phẩm, dich vụ Cơ hi (Opportunities)

Môi trường vĩ mô tốt

Cải thiện tình hình tài chính

Học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý Hội nhập thị trường quốc tế Thách thc (Threats) Áp lực cạnh tranh Tác động của các yếu tố bên ngoài 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 2.2.1. Phương pháp thu thp s liu

Đề tài được tiến hành trên cơ sở thu thập các số liệu thứ cấp từ các Báo cáo tài chính của NHN0&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Thới Lai giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể là:

+ Bảng cân đối kế toán các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. + Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Số liệu được thu thập thông qua phòng kinh doanh, phòng kế toán ngân quỹ

của NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai.

2.2.2. Phương pháp phân tích s liu

Các mục tiêu nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích cụ thể: - Mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, so tuyệt đối + Đánh giá các chỉ tiêu như thu nhập, chi phí, lợi nhuận để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai giai

đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

+ Phân tích một số chỉ tiêu về huy động vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợđểđánh giá thực trạng hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NH giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

- Mục tiêu cụ thể 2:

+ Sử dụng các chỉ tiêu tài chính như dư nợ trên vốn huy động, dư nợ trên tổng nguồn vốn, hệ số rủi ro tín dụng, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng đểđánh giá các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

+ Vận dụng một số văn bản pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng hộ

sản xuất nông nghiệp tại NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai.

- Mục tiêu cụ thể 3: Tổng hợp tồn tại và nguyên nhân kết hợp với ma trận S.W.O.T để làm căn cứđề xuất một số giải pháp thích hợp.

- 21 -

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN THỚI LAI

TRONG THỜI GIAN QUA

3.1. GII THIU KHÁI QUÁT V NHN0&PTNT - CHI NHÁNH HUYN THI LAI

3.1.1. Quá trình hình thành và phát trin

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thới Lai là một trong những chi nhánh của NHN0&PTNT TP Cần Thơ, được thành lập theo quyết định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, trực thuộc sự quản lý của NHN0&PTNT TP. Cần Thơ và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 01 năm 2005.

Trụ sởđặt tại: Ấp Thới Thuận B, TT.Thới Lai, H. Thới Lai, TPCT

Điện thoại: 07103.680789 -07103.680889- 07103.680989. Fax: 07103.680689 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thới Lai trước đây là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện CờĐỏ. Căn cứ Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/04/2008

đã đổi tên chi nhánh NHN0&PTNT huyện Cờ Đỏ thành chi nhánh NHN0&PTNT huyện Thới Lai. Theo địa giới hành chính, để phù hợp với tính pháp lý và chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ra đời giữa lúc nền kinh tế đang chuyển mình, hoạt động trong cơ chế thị

trường với biết bao thử thách nghiệt ngã, bao trở ngại khó khăn cùng với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và nhân lực nhưng với lòng quyết tâm, sự phấn đấu nổ lực của cán bộ CNV toàn chi nhánh cùng với sự hỗ trợ quan tâm của huyện Ủy, Ủy ban nhân dân huyện và NHN0&PTNT TP.Cần Thơ, chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2012. Ngân hàng ngày càng được sự tin tưởng của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Với phương châm “Kinh doanh để phục vụ - phục vụ để kinh doanh” NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới lai đã tận dụng mọi khả năng và năng lực

để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy

động vốn, cho vay và các dịch vụ chuyển tiền…, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, nhằm thực hiện các chương trình tài trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống người dân. NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai giờ đây đã trở thành một người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, đặc biệt là hộ nông dân trên địa bàn huyện, đồng thời tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao

- 22 -

3.1.2. Cơ cu t chc NHN0&PTNT - Chi nhánh huyn Thi Lai

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Thới Lai có trụ sở chính đặt tại: Ấp Thới Thuận B, Thị trấn Thới Lai, tổng số cán bộ công nhân viên là 25 người, trong đó gồm: 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 trưởng phòng kinh doanh, 01 trưởng phòng kế toán, 08 CBTD, 07 kế toán, 03 kiểm ngân, 03 hành chánh. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thể hiện qua sơđồ sau:

Hình 3.1: Cơ cu t chc ca NHN0&PTNT – Chi nhánh huyn Thi Lai

(Ngun: Phòng kế hoch – kinh doanh CN NHNo huyn Thi Lai)

Công tác tổ chức cán bộ cực kỳ quan trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của NHN0&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Thới Lai, Ban giám đốc hết sức quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn, có năng lực, đúng người đúng việc, luôn quan tâm, động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trên cơ sở phiếu giao việc hàng tháng đến từng cán bộ, Ban giám đốc thực hiện việc kiểm tra và giao tiến độ thực hiện chương trình công tác. Vào đầu mỗi tháng hợp giao ban một lần nhằm đánh giá kết quả hoạt động tháng trước và định hướng hoạt động kinh doanh tháng sau phù hợp với chương trình kế hoạch mà NH cấp trên đề ra.

Ngoài ra Ban giám đốc cũng quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ

về chuyên môn và tin học, từ đó tạo ra sự cân bằng và đồng đều về nghiệp vụ

chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng công tác của từng cán bộ. Trong nội bộ

cơ quan có sựđoàn kết cao, tất cả cùng một quyết tâm vì sự tồn tại và phát triển của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các NH hiện nay.

P.GĐ KẾ TOÁN PHÒNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ PHÒNG KINH DOANH TỔ HÀNH CHÁNH - BẢO VỆ GIÁM ĐỐC

- 23 - Chc năng cơ bn ca tng phòng ban: Ban giám đốc:

Giám đốc: Là người có trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt

động của chi nhánh, ký duyệt từng HĐTD, tiếp cận, phổ biến và đề ra các biện pháp thực hiện các Quyết định và chỉ thị của NH cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh.Giám đốc được quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.

Phó Giám đốc kế toán: Có trách nhiệm hổ trợ Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra. Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng (trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc).

Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ

kinh doanh như: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị

cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng

đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, sơ tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của NH cấp trên.

Phòng Kế Toán - Ngân qu:

Phòng kế toán - ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp NSNN. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi tài chính quyết toán tiền lương với các đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên NH cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bản cân đối nguồn vốn và xử dụng vốn hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường. Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng từ có giá, cuối ngày khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện các báo cáo theo quy định.

Phòng t chc hành chánh - Bo v:

Tổ hành chính - bảo vệ: Bảo vệ trật tự an toàn cho cơ quan và cho khách hàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài cơ quan, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan.

- 24 -

Dạng sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Thới Lai áp dụng cả hai chức năng quản trị theo hình thức trực tuyến và chức năng tham mưu trong hoạt động. Chức năng quản trị theo tuyến tại ngân hàng bao gồm các hoạt động như cho vay, đầu tư, các dịch vụ ủy thác, việc nhận và xử lý tiền gửi. Bên cạnh đó chức năng tham mưu bao gồm kế toán, nhân sự, kiểm soát, xây dựng kế hoạch… Tuy sơ đồ có sự phân biệt khác nhau giữa phòng kinh doanh và phòng kế toán nhưng lại thể hiện rõ chức năng của hai bộ phận khi hoạt động trong cùng một ngân hàng. Do ngân hàng hoạt động trong phạm vi nhỏ, nghiệp vụ kém đa dạng. Để thích ứng với quy mô nhỏ, doanh lợi thấp ngân hàng tổ chức bộ máy gọn, mỗi phòng có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Ngân hàng đòi hỏi mỗi cán bộ phải thông thạo nhiều công việc, mối liên kết các phòng chặt chẽ, khả năng kiểm soát của Ban giám đốc đối với các bộ phận cao hơn. Tuy nhiên do trình độ

chuyên môn không đồng đều và mỗi cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc nên hiệu quả trong công tác đạt chưa cao.

3.1.3. Chc năng và vai trò ca ngân hàng

3.1.3.1. Chc năng

Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Thới Lai là NHTM Nhà nước, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và cung cấp dịch vụ NH, thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng với các nghiệp vụ như sau:

- Phát hành kỳ phiếu có mục đích, trái phiếu và thực hiện các hình thức huy

động vốn khác.

- Nhận các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế với các kỳ hạn đa dạng và lãi suất linh hoạt.

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm cho cá nhân, tổ chức. - Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam đối với các khách hành thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư với lãi suất thỏa thuận.

- Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay đời sống đối với cán bộ

công nhân viên, cho vay người đi lao động và làm việc ở nước ngoài, cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức lãi suất thấp.

- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, chuyển tiền điện tử nhanh chóng với chi phí thấp và an toàn.

- Mở tài khoản trả lương qua tài khoản trên cơ sở phát hành thẻ ATM cho hầu hết cán bộ công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

3.1.3.2. Vai trò

- Ngân hầng góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế.

- Ngân hàng góp phần cùng địa phương phấn đấu để phát triển nền kinh tế

nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển của huyện so với các huyện khác.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng agribank chi nhánh huyện thới lai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)