Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việ t-

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 51)

BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT-SGD HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.1.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 2010 -6T ĐN 2013

Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều cần có nguồn vốn để hoạt động, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến khả năng hoạt động cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Nguồn vốn của NH là toàn bộ các nguồn tiền mà NH tạo lập và huy động đƣợc trong quá trình hoạt động, để cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NH. Do đó, muốn hoạt động hiệu quả và đứng vững trên thƣơng trƣờng thì phải đảm bảo nguồn vốn của mình đủ lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đối với các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán và cấp tín dụng đạt hiệu quả cao.

Xét về mặt giá trị, ta thấy tổng nguồn vốn của NH tăng qua các năm với mức độ tăng tƣơng đối cao. Cụ thể, trong năm 2010 tổng nguồn vốn là 355.407 triệu đồng thì đến năm 2011 nguồn vốn đã tăng 33,21% so với 2010, đến năm 2012 nâng con số này lên 597.181 triệu đồng, tăng 26,1% so với 2011. Và chỉ trong 6T ĐN 2013 tổng nguồn vốn đã tăng đạt 751.449 triệu đồng, tăng 251.152 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 50,2 % so với cùng kì trong năm 2012. Nhƣ vậy chỉ trong 3 năm 6 tháng kể từ 2010, tổng nguồn vốn của NH đã tăng hơn 110%. Nguồn vốn năm 2011 tăng so với 2010 là do nguồn VHĐ tăng mạnh và nó chiếm tỷ trọng lớn (54,38%) trong cơ cấu nguồn vốn của NH, điều này cho thấy nguồn VHĐ là nguồn vốn chủ lực của NH, sự nổ lực của NH trong công tác HĐV tại chỗ, có sự quan tâm nhiều đến việc tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ để cho vay và đầu tƣ lại nền kinh tế. Nhƣng đến năm 2012 và số liệu 6T ĐN 2013 cho thấy nguồn vốn của NH tăng lên là do NH đã phụ thuộc khá nhiều vào Hội sở, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2010, nguồn vốn của NH chỉ gồm có VHĐ chiếm 59,19% và vốn điều chuyển chiếm 40%. Nguyên nhân là do công tác HĐV không đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng đang tăng cao nên SGD phải cần vốn điều chuyển từ Hội sở. Để tìm hiểu cụ thể hơn cơ cấu nguồn vốn của NH ta phân tích từng khoản mục qua bảng số liệu dƣới đây:

52

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn:Phòng Kế toán – Ngân quỹ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt _SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013

CHỈ TIÊU

NĂM 6 THÁNG ĐẦU

NĂM 2011/2010 2012/2011

6T ĐN 2013/6T ĐN 2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Vốn huy động 210.359 257.465 295.080 133.326 155.413 47.106 22,39 37.615 14,61 22.087 16,57 2.Vốn điều chuyển 142.183 211.711 296.590 288.482 590.924 69.528 48,9 84.879 40,09 302.442 104,84 3. Vốn và các quỹ 2.865 4.262 5.511 4.710 5.112 1.397 48,76 1.249 29,31 402 8,53

53  Vốn huy động

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động đƣợc từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình và đƣợc dùng làm nguồn vốn để kinh doanh. Mặc dù bị giới hạn về mức huy động, nhƣng nếu biết sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả thì không chỉ tăng về mặt lợi nhuận mà còn nâng cao đƣợc uy tín của Ngân hàng và sẽ càng thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng khách hàng đến ngân hàng thực hiện giao dịch. Qua bảng số liệu cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 Ngân hàng huy động đƣợc 210.359 triệu đồng, đến năm 2011 là 257.465 triệu đồng, tăng 47.106 triệu đồng tƣơng ứng tăng 22,39 % so với năm 2010. Sự tăng nhanh nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm 2011 là do đây là năm xảy ra sự kiện lớn đó là việc Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam chính thức góp vốn vào Ngân hàng TMCP Liên Việt. Việc góp vốn này đã giúp Ngân hàng TMCP Bƣu Điện-Liên Việt trở thành Ngân hàng có mạng lƣới lớn nhất tại Việt Nam, điều này cũng góp phần làm mở rộng kênh huy động cho Ngân hàng. Ngoài ra trong năm 2011 Ngân hàng cũng đã đƣa ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi, với mục đích tri ân khách hàng sử dụng dịch vụ tại LienVietPostBank, tạo chính sách thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Những chƣơng trình này đã giúp Ngân hàng đẩy mạnh đƣợc các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn và mang lại lợi ích to lớn, thiết thực cho nhiều khách hàng may mắn. Mặt khác trong năm 2011 Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang có thêm sản phẩm tiền gửi mới để thu hút thêm nguồn vốn huy động, với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần đối với món tiền gửi từ 2 tỷ với lãi suất cao. Ngoài ra vào giữa năm 2011SGD Hậu Giang đã có thêm kỳ hạn mới, với chính sách lãi suất linh hoạt đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, khách hàng lãnh lãi theo kỳ hạn thực gửi nhƣ kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng với mức lãi suất hấp dẫn là 14%/năm, cao nhất trên thị trƣờng tại thời điểm đó, phục vụ cho nhu cầu gửi tiền sinh lời trong thời gian ngắn hạn của khách hàng. Hình thức này đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Vốn huy động tiếp tục tăng trong năm 2012, đạt 597.181 triệu đồng, tăng 37.615 triệu đồng tƣơng ứng tăng 14,61 % so với năm 2011. Sau khi tiếp nhận công ty Tiết Kiệm Bƣu Điện năm 2011, huy động vốn từ hệ thống Tiết kiệm Bƣu Điện có mức tăng trƣởng ấn tƣợng, số dƣ huy động vốn của dịch vụ này tăng góp phần làm tăng vốn huy động cho Ngân hàng. Trong năm 2012 thì thị trƣờng diễn biến khá phức tạp, lãi suất huy động vốn điều chỉnh 6 lần từ 14% xuống đến 8 %,

54

song nhờ đa dạng hóa sản phẩm huy động, tăng cƣờng hoạt động chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ,… Ngân hàng vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng khá tốt về hoạt động huy động vốn, khiến cho nguồn vốn của Ngân hàng tăng cao hơn so với 2011. Ngoài ra trong năm 2012 Ngân hàng cũng đã đƣa ra các sản phẩm tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn với các tính năng linh hoạt, vƣợt trội, các giá trị gia tăng phù hợp với nhu cầu của khách hàng từng giai đoạn nhƣ sản phẩm tiết kiệm có hỳ hạn ngắn hạn, tiết kiệm an cƣ, dịch vụ gia tăng, kết hợp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ tiết kiệm Bƣu điện, nhằm thu hút khách hàng tham gia, góp phần tăng lƣợng vốn huy động cho Ngân hàng.

Vốn huy động tiếp tục có xu hƣớng tăng trong năm 2013, số liệu cho thấy vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 16, 57% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động cũng nhƣ mở rộng thêm các kênh huy động vốn. Ngoài ra Ngân hàng còn tiến hành triển khai các sản phẩm hấp dẫn nhƣ: lãnh lãi định kỳ, tặng quà khuyến mãi, rút thăm trúng thƣởng,… Cùng với duy trì và mở rộng cộng đồng khách hàng lớn, Ngân hàng còn đẩy mạnh phát triển các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013

Hình 4.1: Vốn huy động của LienVietPostBank SGD Hậu Giang 2010 – 6T 2013 210,359 257,465 295,080 133,326 155,413 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 T ĐN 2012 6 T ĐN 2013

Triệu đồng

55  Vốn điều chuyển

Mặc dù nguồn vốn huy động rất quan trọng đối với Ngân hàng nhƣng để hoạt động thì nguồn vốn này cũng không thể đáp ứng đủ cho tốc độ tăng trƣởng tín dụng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Do đó điều chuyển từ Hội sở chính giúp Ngân hàng bù đắp những thiếu hụt vốn trong công tác đầu tƣ lại nền kinh tế. Nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng cũng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 nguồn vốn này là 142.183 triệu đồng, đến năm 2011 nguồn vốn này tăng lên 211.711 triệu đồng, tăng 48, 9% và đến năm 2012 con số này đã tăng lên 296.590 triệu đồng, tăng 84.879 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 40,09 % so với 2011. Và nguồn vốn này lại có xu hƣớng tăng lên trong năm 2013 thể hiện ở 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn này là 590.924 triệu đồng, tăng 104,84% so với 6 tháng đầu năm 2012. Các nguồn vốn này tăng lên chủ yếu là do nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tăng rất mạnh mẽ, để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời do nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh hơn mức tăng của VHĐ trong năm.

Ngoài ra, tuy kinh tế Tỉnh Hậu Giang đang chuyển biến theo hƣớng tích cực, nhƣng đa số ngƣời dân vẫn làm nghề nông, thu hoạch theo mùa, còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế mà khả năng tài chính cũng nhƣ thu nhập chƣa ổn định. Để cải thiện kinh tế vùng, Nhà Nƣớc khuyến khích ngƣời dân tăng gia sản xuất, làm nhu cầu vốn của Tỉnh Hậu Giang tăng lên khá cao. Do đó để có thể đáp những nhu cầu vốn của khách hàng, giúp ngƣời dân có vốn kinh doanh thì bên cạnh nguồn vốn huy động đƣợc, buộc Ngân hàng phải xin vốn điều chuyển từ cấp trên. Tuy chi phí bỏ ra sẽ cao hơn, nhƣng để phục vụ nhu cầu vốn của ngƣời dân, mặt khác để giữ vững thị phần tín dụng cũng nhƣ niềm tin bền vững từ khách hàng.

Vốn và các quỹ

Đây là nguồn vốn đƣợc trích lập dựa trên lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng, hay là phần tài trợ từ các TCKT khác hoặc phần chênh lệch do đánh giá lại tài sản của Ngân hàng. Nguồn vốn này năm 2010 đạt 2.865 triệu đồng, năm 2011 tăng lên đến mức 4.262 triệu đồng, tăng 48,76% so với năm 2010, đến năm 2012 nó đạt ở mức 5.511 triệu đồng, tăng 1.249 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 29,31 % so vơi năm 2011 và đến 6 tháng 2013 con số này đạt 5.112 triệu đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ 2012. Chỉ tiêu này tăng qua các năm nguyên nhân là do Ngân hàng hoạt động tốt, có lợi nhuận nên công tác trích các quỹ đƣợc tăng cƣờng, đồng thời do các cổ đông góp vốn ngày càng nhiều vào

56

Ngân hàng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD ngày càng đƣợc sự tín nhiệm của nhiều nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó giá cả trên thị trƣờng cũng có nhiều biến động nên việc đánh giá lại tài sản của Ngân hàng cũng ảnh hƣởng đến sự thay đổi của vốn và các quỹ. Theo bảng ta có thể thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng nhƣng nó cũng là yếu tố tài chính quan trọng trong việc điều hòa vốn kịp thời, đƣợc trích lập các quỹ đảm bảo nhu cầu bất ngờ của khách hàng.

4.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013.

4.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động theo mục đích gửi tiền

Phân tích nguồn VHĐ theo mục đích gửi tiền gồm 3 khoản mục chính là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, và phát hành giấy tờ có giá. Ba loại khoản mục này có tỷ trọng và mức độ tăng trƣởng khác nhau trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Cơ cấu trong tổng VHĐ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang với tiền gửi thanh toán là khoản mục chủ yếu trong tổng nguồn VHĐ (khoảng 41 - 76%), tiếp theo là tiền gửi tiết kiệm với tỷ trọng tƣơng đối (từ 23 - 31 %) và giấy tờ có giá với tỷ trọng không đáng kể, …

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013

Hình 4.2: Vốn huy động theo mục đích gửi tiền của LienVietPostBank SGD Hậu Giang 2010 – 6T 2013 119,957 130,154 156,719 80,155 142,565 90,277 126,693 137,743 53170 12846 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2012 Tiền gửi của dân cƣ Tiền gửi của TCKT Tiền gửi của TCTD khác

Triệu đồng

57

Bảng 4.2: Vốn huy động theo mục đích gửi tiền của LienVietPostBank SGD Hậu Giang từ 2010-6 T ĐN 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD –Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013

CHỈ TIÊU

NĂM 6 THÁNG ĐẦU

NĂM 2011/2010 2012/2011

6T ĐN 2013/6T ĐN 2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Tiền gửi thanh toán 87.467 147.157 225.718 78.290 51.934 59.690 68,24 78.561 53,39 (26.356) (33,66) 2.Tiền gửi tiết kiệm 66.175 68.784 69.362 55.036 103.479 2.609 3,94 578 0,84 48.443 88,02

3.Giấy tờ có giá 56.717 32 - - - (56.685) (99,94) - - - -

58  Tiền gửi thanh toán

Xét khoản mục tiền gửi thanh toán, là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các chủ tài khoản tiền gửi thanh toán yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ các khoản chi, cũng nhƣ tiếp nhận các khoản thu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng tiền mặt, nhằm phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần tăng tính an toàn, tiết kiệm chi phí trong lƣu thông, mặt khác kiểm soát đƣợc hoạt động của các doanh nghiệp. Chính ƣu điểm này của tiền gửi thanh toán đã khiến nó dần phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động mua bán thƣờng xuyên. Vì vậy mà tỷ trọng của loại tiền gửi này tại LienVietPostBank SGD Hậu Giang tƣơng đối ổn định luôn chiếm trên 40% tổng VHĐ của Ngân hàng. Không chỉ tăng về mặt tỷ trọng mà tỷ lệ tăng trƣởng cũng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2010 khoản mục này là 87.467 triệu đồng, đến 2011 là 147.157 triệu đồng, tăng 55.698 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 63,68 % so với 2010, và năm 2012 con số này đạt 225.718 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, chiếm tới 76,49%, tăng 57,66% so với 2011.

Sở dĩ có mức tăng đáng kể nhƣ vậy là do NH đã linh hoạt trong việc mở rộng hình thức huy động gồm cả sản phẩm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, đồng thời do NH đã triển khai thêm hình thức huy động vốn mới từ các doanh nghiệp nhƣ sản phẩm “Đầu tƣ tự động”, hình thức này đƣợc xem là “món quà” tài chính hữu hiệu cho các khách hàng doanh nghiệp, sản phẩm này vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi ngắn hạn, đồng thời vẫn đảm bảo tính linh hoạt cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp quản lí tốt nhất nguồn vốn của mình từ nhiều tài khoản kinh doanh khác nhau, và sử dụng nguồn vốn linh hoạt nhƣ tài khoản tiền gửi thanh toán thông thƣờng, vì nguồn vốn đƣợc tự động qua lại giữa tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản đầu tƣ tự động với mức lãi suất hấp dẫn. Hình thức này đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn tiền gửi từ các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu hoạt động thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, NH cũng đã đƣa ra các sản phẩm tiết kiệm cá nhân trên đó đã tích hợp tài khoản thẻ và các dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ, dịch vụ này đã mang lại sự hài lòng lớn cho khách hàng kinh doanh buôn bán nhỏ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)