Phân tích nguồn VHĐ theo mục đích gửi tiền gồm 3 khoản mục chính là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, và phát hành giấy tờ có giá. Ba loại khoản mục này có tỷ trọng và mức độ tăng trƣởng khác nhau trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
Cơ cấu trong tổng VHĐ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang với tiền gửi thanh toán là khoản mục chủ yếu trong tổng nguồn VHĐ (khoảng 41 - 76%), tiếp theo là tiền gửi tiết kiệm với tỷ trọng tƣơng đối (từ 23 - 31 %) và giấy tờ có giá với tỷ trọng không đáng kể, …
Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013
Hình 4.2: Vốn huy động theo mục đích gửi tiền của LienVietPostBank SGD Hậu Giang 2010 – 6T 2013 119,957 130,154 156,719 80,155 142,565 90,277 126,693 137,743 53170 12846 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2012 Tiền gửi của dân cƣ Tiền gửi của TCKT Tiền gửi của TCTD khác
Triệu đồng
57
Bảng 4.2: Vốn huy động theo mục đích gửi tiền của LienVietPostBank SGD Hậu Giang từ 2010-6 T ĐN 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD –Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013
CHỈ TIÊU
NĂM 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2011/2010 2012/2011
6T ĐN 2013/6T ĐN 2012
2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Tiền gửi thanh toán 87.467 147.157 225.718 78.290 51.934 59.690 68,24 78.561 53,39 (26.356) (33,66) 2.Tiền gửi tiết kiệm 66.175 68.784 69.362 55.036 103.479 2.609 3,94 578 0,84 48.443 88,02
3.Giấy tờ có giá 56.717 32 - - - (56.685) (99,94) - - - -
58 Tiền gửi thanh toán
Xét khoản mục tiền gửi thanh toán, là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các chủ tài khoản tiền gửi thanh toán yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ các khoản chi, cũng nhƣ tiếp nhận các khoản thu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng tiền mặt, nhằm phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần tăng tính an toàn, tiết kiệm chi phí trong lƣu thông, mặt khác kiểm soát đƣợc hoạt động của các doanh nghiệp. Chính ƣu điểm này của tiền gửi thanh toán đã khiến nó dần phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động mua bán thƣờng xuyên. Vì vậy mà tỷ trọng của loại tiền gửi này tại LienVietPostBank SGD Hậu Giang tƣơng đối ổn định luôn chiếm trên 40% tổng VHĐ của Ngân hàng. Không chỉ tăng về mặt tỷ trọng mà tỷ lệ tăng trƣởng cũng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2010 khoản mục này là 87.467 triệu đồng, đến 2011 là 147.157 triệu đồng, tăng 55.698 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 63,68 % so với 2010, và năm 2012 con số này đạt 225.718 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, chiếm tới 76,49%, tăng 57,66% so với 2011.
Sở dĩ có mức tăng đáng kể nhƣ vậy là do NH đã linh hoạt trong việc mở rộng hình thức huy động gồm cả sản phẩm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, đồng thời do NH đã triển khai thêm hình thức huy động vốn mới từ các doanh nghiệp nhƣ sản phẩm “Đầu tƣ tự động”, hình thức này đƣợc xem là “món quà” tài chính hữu hiệu cho các khách hàng doanh nghiệp, sản phẩm này vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi ngắn hạn, đồng thời vẫn đảm bảo tính linh hoạt cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp quản lí tốt nhất nguồn vốn của mình từ nhiều tài khoản kinh doanh khác nhau, và sử dụng nguồn vốn linh hoạt nhƣ tài khoản tiền gửi thanh toán thông thƣờng, vì nguồn vốn đƣợc tự động qua lại giữa tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản đầu tƣ tự động với mức lãi suất hấp dẫn. Hình thức này đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn tiền gửi từ các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu hoạt động thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, NH cũng đã đƣa ra các sản phẩm tiết kiệm cá nhân trên đó đã tích hợp tài khoản thẻ và các dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ, dịch vụ này đã mang lại sự hài lòng lớn cho khách hàng kinh doanh buôn bán nhỏ thƣờng xuyên di chuyển địa bàn kinh doanh, những công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, cũng nhƣ rất nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn sử dụng dịch vụ nhờ trả lƣơng thông qua tài khoản tiết kiệm cá nhân của ngƣời lao động. Những hoạt động trên đã thúc đẩy mức độ tăng trƣởng của vốn tiền gửi thanh toán.
59
Đến 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này giảm còn 33,66%, so với cùng kì 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng áp dụng lãi suất trần huy động do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định, không còn áp dụng thêm những hình thức khuyến mãi hấp dẫn nên không còn thu hút đƣợc khách hàng nhƣ trong 6 tháng đầu năm 2012, làm cho tỷ trọng này giảm xuống. Đồng thời lãi suất huy động ở loại tiền gửi này giảm so với loại tiền gửi tiết kiệm. Vì với loại tiền gửi này khách hàng có thể chọn lựa các kỳ hạn khác nhau với nhiều mức lãi suất hấp dẫn hơn nên tiền gửi thanh toán đã giảm mạnh so với 6 tháng cùng kỳ 2012.
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là lƣợng tiền nhàn rỗi của dân chúng, các đơn vị kinh tế nhằm mục đích chính là hƣởng phần lãi suất mà Ngân hàng trả cho khách hàng khi gửi tiền. Thời gian càng cố định, càng dài thì lãi suất càng cao, nên hầu hết khách hàng thích gửi tiền có kì hạn. Chính loại tiền gửi này cũng đã mang lại cho Ngân hàng một nguồn vốn ổn định, phục vụ có hiệu quả trong công tác cho vay và thực hiện các dự án của Ngân hàng.
Để thu hút đƣợc lƣợng TGTK từ dân cƣ thì trong những năm qua Ngân hàng luôn áp dụng những chính sách lãi suất cạnh tranh để có thể hấp dẫn đƣợc khách hàng đến gửi tiền. Đó cũng là một trong những lý do chính mà lƣợng TGTK của Ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 loại tiền gửi này là 66.175 triệu đồng, chiếm 31,46% tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2011 loại tiền gửi đạt 68.784 triệu đồng, tăng 3,94% so với 2010. Nguyên nhân là do trong công tác huy động vốn từ khoản tiền gửi tiết kiệm thì SGD đƣa ra hàng loạt các chính sách khuyến mãi dành cho khách hàng nhƣ tiết kiệm dự thƣởng, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm tích lũy theo số tiền góp hàng kỳ phù hợp với thu nhập của mỗi cá nhân. Đồng thời sản phẩm tiết kiệm của SGD Hậu Giang đa dạng với nhiều kỳ hạn hơn so với các NHTM khác trên địa bàn Tỉnh. Hơn thế nữa lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trƣờng, rất có lợi cho khách hàng.
Năm 2012 khoản tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng là 69.362 triệu đồng, tăng 578 triệu đồng so với 2011, nguyên nhân là do đã áp dụng nhiều chƣơng trình huy động vốn hấp dẫn nhƣ: “Đi tìm chủ nhân lộc phát”, “Đi tìm chủ nhân Ipad”, “xuân sum vầy, nhà sung túc”,… đồng thời tặng quà (mũ bảo hiểm, áo mƣa, bộ tách trà, quạt điện,…) cho khách hàng lớn, lâu năm nhằm giữ chân khách hàng truyền thống.
60
Đến 6 tháng đầu năm 2013 khoản tiền gửi tiết kiệm đã lên đến 103.479 triệu đồng, chiếm 66,6% trong tổng nguồn vốn huy động và khoản mục này tăng 88,02% so với 6 tháng cùng kì 2012. Nguyên nhân là do hiện nay Ngân hàng TMCP Bƣu Điện - Liên Việt SGD Hậu Giang đang áp dụng chính sách lãi suất linh động cho khách hàng khi muốn rút trƣớc thời hạn. Khách hàng sẽ không phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn nhƣ trƣớc đây với khoản tiền gửi lãnh lãi trƣớc hạn mà lãnh lãi suất theo kỳ hạn thực gửi. Chính vì thế mà khách hàng đến với Ngân hàng TMCP Bƣu Điện - Liên Việt SGD Hậu Giang ngày càng nhiều.
Giấy tờ có giá
Trong các phƣơng thức huy động vốn từ khách hàng thì huy động từ các giấy tờ có giá có số lƣợng tiền huy động rất thấp so với các phƣơng thức khác. Khi việc huy động vốn tiền gửi gặp nhiều khó khăn thì Ngân hàng thƣờng đẩy mạnh kênh huy động thông qua các chƣơng trình phát hành các loại GTCG, nhằm bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong cơ cấu vốn huy động tại SGD Hậu Giang thì GTCG chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 là 56.717 triệu đồng, và chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chuyển đổi là một hình thức huy động vốn thông qua GTCG, có kỳ hạn dài. Do đó với khoản tiền này Ngân hàng thƣờng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn. Sang năm 2011 con số này đã giảm chỉ còn 32 triệu đồng, giảm 99,94% và đến năm 2012 và 6 tháng 2013 thì Ngân hàng không thực hiện biện pháp huy động này nữa. Vì trong giai đoạn này lƣợng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng tăng cao nên Ngân hàng đã giảm tỷ trọng của GTCG trong cơ cấu vốn huy động.