Phân tích vốn huy động theo kì hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 65)

Ngân hàng luôn phải tìm hiểu và đa dạng hóa các loại kỳ hạn tiền gửi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang nguồn vốn huy động nếu xét theo kỳ hạn, thì cơ cấu đó đƣợc chia thành 2 loại: tiền gửi không kỳ hạn, và tiền gửi có kỳ hạn. Mỗi loại có tỷ trọng và ảnh hƣởng khác nhau đối với tổng nguồn vốn huy động nói riêng và nguồn vốn của Ngân hàng nói chung. Dƣới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng theo kỳ hạn từ năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD – Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013

Hình 4.4: Vốn huy động theo kỳ hạn huy động của LienVietPostBank SGD Hậu Giang 2010 – 6T 2013 139,707 131,085 218,784 58,728 17,764 70,652 126,380 76,296 74598 137649 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013

Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

Triệu đồng

66  Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp gửi cho Ngân hàng, đây cũng là khoản tiền mà ngƣời gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trƣớc cho Ngân hàng và ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với loại tiền gửi này, mục đích gửi là nhằm đảm bảo an toàn tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đây không phải là tiền để dành mà là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán. Về nguyên tắc, lãi suất cho loại hình này bao giờ cũng thấp hơn lãi suất có kỳ hạn vì nó làm cho ngân hàng không chủ động về thời gian sử dụng vốn.

Tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang loại tiền gửi không kỳ hạn này bao gồm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Loại tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vì nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của các tổ chức ngày càng tăng và dịch vụ thẻ ATM ngày càng phổ biến. Tuy có thể rút, gửi linh hoạt nhƣng lãi suất mà khách hàng đƣợc hƣởng từ số tiền tiết kiệm khá thấp và việc hƣởng thêm các dịch vụ tiện ích còn hạn chế. Đó là lý do loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tiền gửi không kỳ hạn. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi không kỳ hạn biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 loại tiền gửi này là 139.707 triệu đồng, nhƣng đến năm 2011 loại tiền gửi này giảm còn 131.085 triệu đồng, giảm 6,17%. Điều này cũng không khó giải thích khi chiếm đa số trong khoản mục này là tiền gửi của các TCKT, đồng thời có sự dịch chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn. Không khó hiểu khi những ƣu đãi, chƣơng trình khuyến mãi đối với những loại tiền này rất hạn chế. Thêm vào đó, tình hình lãi suất trong năm 2010 và 2011 có nhiều biến động theo chiều hƣớng tăng, đặc biệt là đối với tiền gửi có kỳ hạn và sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa 2 loại tiền gửi này đã góp phần tạo nên xu hƣớng giảm trong tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn. Nhƣng loại tiền gửi này lại tăng trở lại ở năm 2012, tăng 66,9% so với 2011. Sự gia tăng đáng kể này là do Ngân hàng tiến hành hiện đại hóa mọi phƣơng tiện. Phần mếm đƣợc áp dụng để cải tiến các dịch vụ của Ngân hàng một cách hoàn chỉnh và thích hợp thông qua nhiều kênh phân phối bao gồm: ATM, Phonebanking, mobilebanking, Internetbanking,… Đến 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này lại giảm xuống 69,75% so với 6 tháng 2012, xuống mức 17.764 triệu đồng.

67

Xét về cơ cấu, ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn có chiều hƣớng giảm, năm 2010 là 66,4% sang năm 2011 giảm xuống 50,91%, nhƣng đến năm 2012 thì có sự tăng trở lại và lại có xu hƣớng giảm ở năm 2013, cụ thể là ở 6 tháng 2013 tỷ lệ này chỉ chiếm 11% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do lƣợng tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm và có sự dịch chuyển nguồn tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn. Không khó hiểu khi có sự biến động tăng giảm này là do những khó khăn của các doanh nghiệp nói riêng và bất ổn của nền kinh tế nói chung dẫn đến nguồn tiền gửi vốn dĩ không ổn định này trong Ngân hàng lại càng biến động.

Tiền gửi có kỳ hạn

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn cũng biến động qua các năm, đặc biệt năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn đạt 126.380 triệu đồng, tăng 78,88% so với 2010, nhƣng lại giảm còn 76.296 triệu đồng ở năm 2012, tƣơng ứng giảm 39,63% so với 2011 và lại có xu hƣớng tăng mạnh ở năm 2013, thể hiện ở 6 tháng đầu năm 2013 con số này đạt 137.649 triệu đồng, tăng 84,52% so với 6 tháng cùng kỳ 2012. Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều vốn có kỳ hạn, bởi đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng, bên cạnh đó Ngân hàng có thể chủ động hơn trong kinh doanh, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ, tài trợ cho các dự án phát triển đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn thì nguồn vốn có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi từ 12 tháng trở lên. Năm 2010 nguồn vốn này là 55.790 triệu đồng, đến năm 2011 con số này đạt 120.858 triệu đồng, tăng 65.068 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 116,63% so với 2010. Sang 6 tháng 2013 loại tiền gửi này cũng tăng 46,83% so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân là do trên địa bàn TP Vị Thanh và các vùng lân cận đa phần ngƣời dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ, vì thế hình thức gửi tiền có kỳ hạn dƣới 12 tháng nhƣ tiết kiệm dƣới 12 tháng, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,… vừa nhằm mục đích sinh lợi, vừa đảm bảo linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình khi vào vụ là lựa chọn hàng đầu của ngƣời dân. Nắm bắt đƣợc nhu cầu này của ngƣời dân nên ngân hàng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn có kỳ hạn dƣới 12 tháng, bằng các chƣơng trình có dự thƣởng đƣợc Ngân hàng áp dụng liên tục nhƣ đa dạng hóa các loại kỳ hạn và lãi suất dƣới 12 tháng để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình đồng thời năm 2011, do nhu cầu về thanh khoản, một số ngân hàng đã tăng lãi suất huy động kéo theo cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng, chính điều này đã thúc đẩy

68

nhiều ngƣời gửi tiền vào Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện nhiều chƣơng trình khuyến mãi để khuyến khích ngƣời dân gửi tiền vào Ngân hàng.

Ngƣợc lại với sự tăng trƣởng của tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng thì hình thức tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại có xu hƣớng giảm rồi lại tăng. Năm 2011 đã giảm 62,84% so với 2010, do các chƣơng trình khuyến mãi không có ƣu đãi đặc biệt đối với những khách hàng gửi tiền dài hạn. Đồng thời trong năm 2011 do tình trạng lạm phát có xu hƣớng tăng cao, NHNN đã đƣa ra chính sách lãi suất nhằm ổn định thị trƣờng tiền tệ dẫn đến lãi suất thay đổi thƣờng xuyên nên khách hàng không muốn gửi tiền với thời hạn lâu tại một ngân hàng, vì sợ đồng tiền của họ sẽ bị mất giá trị trong khi đó vẫn còn nhiều sự lựa chọn đầu tƣ khác có lợi hơn. Nhƣng sang năm 2012 nguồn vốn này lại tăng 96,69% so với 2011 và lại có xu hƣớng tăng lên ở năm 2013, thể hiện rõ ở 6 tháng đầu năm 2013 đạt 42.153 triệu đồng, tăng 340,93% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do mặt bằng lãi suất có xu hƣớng giảm và lãi suất trung và dài hạn không còn bị đánh đồng nhƣ trƣớc đây, đƣợc điều chỉnh tăng lên cao hơn so với ngắn hạn đã tạo nên sức hút nhất định với ngƣời gửi tiền. Đồng thời do Ngân hàng đã đa dạng hóa, hệ thống hóa các sản phẩm nhƣ gói sản phẩm linh hoạt nên đã tăng dần nguồn vốn trung và dài hạn.

69

Bảng 4.4: Vốn huy động theo kỳ hạn của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, từ 2010-6 tháng ĐN 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD – Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013

CHỈ TIÊU NĂM 6 THÁNG ĐẦU

NĂM 2011/2010 2012/2011

6T ĐN 2013/6T ĐN 2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Tiền gửi không kì hạn 139.707 131.085 218.784 58.728 17.764 (8.622) (6,17) 87.699 66,9 (40.964) (69,75) 2.Tiền gửi có kì hạn 70.652 126.380 76.296 74.598 137.649 55.728 78,88 (50.084) (39,63) 63.051 84,52 -Dƣới 12 tháng 55.790 120.858 65.435 65.038 95.496 65.068 116,63 (55.423) (45,86) 30.458 46,83 -Từ 12 tháng trở lên 14.862 5.522 10.861 9.560 42.153 (9.340) (62,84) 5.339 96,69 32.593 340,93

70

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)