Quá trình truyền bá Cơng giáo vào Đơng Na mÁ

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 123)

7. Cấu trúc của đề tà i:

2.6.1. Quá trình truyền bá Cơng giáo vào Đơng Na mÁ

So với các tơn giáo khác ở khu vực, Cơng giáo xuất hiện tại Đơng Nam Á muộn hơn. Theo truyền thuyết thì thánh Thomas – một trong mười hai Tơng đồ của Chúa Giêsu đã đến truyền đạo tại Ấn Độ từ thế kỉ I. Cịn theo sử liệu ghi lại, Cơng giáo cĩ mặt tại đây từ cuối thế kỉ XV với các nhà truyền giáo dịng Đa Minh của Bồ

Đào Nha. Ngày 25-11-1510, Linh mục De Souza cầm thánh giá tiến vào thành Goa, một đơ thị sầm uất vào bậc nhất của Ấn Độ bấy giờ, xây dựng tu viện Catherina và từ đĩ Goa trở thành điểm xuất phát cho các nhà truyền giáo qua vùng Á Đơng [35 : 275].

Lịch sử đã tạo ra một bi kịch cho quá trình truyền giáo của Cơng giáo ở khu vực Đơng Nam Á là nĩ đi kèm với các cuộc xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Khởi đầu là trên các chuyến hành trình gian nan vất vả trên biển cả, các nhà thám hiểm, các nhà buơn phương Tây đều muốn cĩ các Linh mục đi cùng để “lo phần hồn”, cũng như giúp họ tìm hiểu phong tục tập quán địa phương. Bởi các Linh mục, đặc biệt là dịng Tên cĩ nhiều vị rất thơng thái, được đào tạo bài bản, tinh thơng nhiều lĩnh vực như M.Nobili ở Ấn Độ, Alexandre de Rhodes ở Việt Nam, luơn khao khát rao giảng Tin Mừng và truyền giảng đạo Chúa. Một điều chúng ta khơng nên bỏ qua, là lúc đĩ ở châu Âu, thần quyền và thế quyền kết hợp rất mật thiết, nên Giáo hồng Alexandre VI (1492-1503) đã chính thức “khuyên các vua Cơng giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đừng để chuyến viễn chinh nào khơng cĩ các Thừa sai Tin Mừng”.

[35:274].

Cịn vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng xin Giáo hồng chúc lành cho cơng cuộc chinh phục các vùng đất mới ở phương Đơng. Thế là hai mục tiêu mở rộng thuộc địa của chính quyền thực dân và “mở rộng nước Chúa” của Giáo hội phải nương tựa vào nhau đến nỗi người ta cịn đưa ra khẩu hiệu “Hương liệu và các linh hồn”.

Cơng giáo truyền bá cĩ kết quả nhất ở Đơng Nam Á là Philippines. Từ đầu thế kỉ XVI, Philippines đã cĩ mặt nhiều tu sĩ các dịng Đa Minh, Phanxicơ, Augustin, dịng Tên, … đến truyền giáo. Dưới thời cai trị của Tây Ban Nha, Cơng giáo mau chĩng phát triển. Ngày 6-2-1579, Linh mục D. de Salazar dịng Đa Minh được Giáo hồng Gregorius XIII sắc phong làm Giám mục tiên khởi của Philippines. Viện Đại học Cơng giáo Santo Thomaso cũng do dịng Đa Minh xây dựng ở Manila năm 1611 để đào tạo các giáo sĩ bản xứ cho Philippines và các nước Đơng Nam Á.

Tại Campuchia, năm 1595, vua Chey Chettha I đã viết thư nhờ tồn quyền Philippines gửi binh lính và giáo sĩ sang củng cố nội bộ. Dịng Đa Minh đã cử các

nhà truyền giáo đi cùng binh sĩ Tây Ban Nha vào năm 1596. Cĩ thể xem đây là một trong những mốc cĩ mặt của Cơng giáo trên đất nước Chùa Tháp. Cơng giáo đến Myanmar tương đối muộn hơn vào thế kỉ XVII – XVIII. Ở Thái Lan, Cơng giáo được truyền vào thế kỉ XVI.

Ở các quốc gia vùng hải đảo và Hồi giáo chiếm số đơng như Indonesia và Malaysia, thời kì thực dân Bồ Đào Nha xâm lăng thế kỉ XVI cũng là thời gian Cơng giáo được truyền bá nhưng phát triển chậm. Sử liệu ghi lại Cơng giáo đã cĩ mặt ở Malaysia từ năm 1511. Nhà thờ Cơng giáo đầu tiên ở Malaysia được những người Bồ Đào Nha xây dựng tại Melaka sau năm 1511. Năm 1553, thánh Francis Xavier được tạm táng tại thánh đường này trước khi tín đồ tìm được cho ngài một nơi an nghỉ vĩnh hằng tại Goa. Nhà thờ Bồ Đào Nha chịu chung số phận của bao nhà thờ tiên ohing khác. Khi người Hà Lan chiếm Melaka năm 1641, họ biến nĩ thành nhà thờ của họ và đổi tên là nhà thờ thánh Paul. Họ đã xây dựng thêm nhiều nhà thờ để tơ điểm cho quang cảnh thành phố, một tịa nhà đỏ như máu theo phong cách Phục hưng miền Bắc mà giờ đây du khách vẫn cĩ thể ghé thăm. Cũng cĩ nhiều nhà thờ Cơng giáo khác ở Penang. Đầu thế kỉ XIX, một số lượng khá đơng các nhà truyền giáo hoạt động tại Sarawak và Bắc Borneo, và ngày nay hai bang miền Đơng Malaysia này cĩ số lượng khá lớn người theo đạo Cơng giáo. Các tu sĩ thừa sai ngoại quốc được thay thế bằng các giáo sĩ, tu sĩ người địa phương. [19 : 102 – 103]. Thánh Francisco Xavier – nhà truyền giáo nổi tiếng của dịng Tên đã cĩ mặt ở Malacca từ năm 1543 đến 1547. Hành trình của ơng được sử liệu Giáo hội ghi nhận trong Sổ bộ các Thánh như sau: “Tháng 8 năm 1541, Francisco Xavier xuống tàu từ Lisbon và mãi 14 tháng sau mới đến được Goa ở Ấn Độ. Trong suốt 10 năm truyền giáo (1542 – 1552), ngài đã đi cả trăm ngàn cây số. Trong 7 năm đầu, ngài truyền giáo ở vùng mũi Cormorin, sau đĩ ở Sri Lanka, rồi Malaysia và từ đĩ đến Indonesia. Là vị Giám tỉnh đầu tiên (lãnh đạo dịng Tên) của tỉnh dịng đầu tiên ngồi châu Âu, ngài yêu mến và gắn bĩ với dịng Tên. Thành quả tơng đồ của ngài đã tạo nên một đỉnh cao trong lịch sử truyền giáo của Giáo hội”. [66:400 – 401].

Tại Việt Nam, theo bộ Khâm định Việt sử thơng giám cương mục được soạn thảo dưới triều vua Tự Đức từ năm 1856, quyển 33, phần chính biên, tờ 5-6, khi nĩi

đến chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa đã chú thích như sau: “Giatơ, dã lục, Lê Trang Tơng, Nguyên Hồ nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dương nhân I-nê-khu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thuỷ chi Trà Lũ âm dĩ Giatơ tả đạo truyền giáo”, dịch nghĩa: “Đạo Giatơ, theo bút kí của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hồ thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tơng, cĩ người Tây dương tên I-nê-khu, lén đến truyền đạo Giatơ ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (thuộc tỉnh Nam Định, Giáo phận Bùi Chu ngày nay). Cĩ thể xem năm 1533 như mốc khởi đầu cho Thiên Chúa giáo tại Việt Nam. [71:188].

Sang thế kỉ XVII, tình hình nước ta yên ổn hơn, các giáo sĩ dịng Tên (Jesuites) lần lượt thâm nhập. Trong khoảng 10 năm từ 1615-1625 đã cĩ 21 giáo sĩ vào Đại Việt. Năm 1627, giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Marquez đến cửa Bạng (Thanh Hố). Các giáo sĩ biên soạn giáo lý, sáng tác kinh nguyện thơ văn bằng chữ Nơm, chữ Quốc ngữ, đặc biệt là A.de Rhodes với tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên ấn hành ở Roma năm 1651: Phép giảng 8 ngàyTừ điển Việt-Bồ-La.

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)