Sự xuất hiện các tờ báo, tạp chí, nhà in, nhà xuất bản

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 115)

7. Cấu trúc của đề tà i:

2.4.2. Sự xuất hiện các tờ báo, tạp chí, nhà in, nhà xuất bản

Một thành tựu văn minh tinh thần của phương Tây thâm nhập vào Đơng Nam Á nổi bật là sự xuất hiện hàng loạt các tờ báo, tạp chí, nhà in, nhà xuất bản.

Tại Singapore, Singapore Cronical là tờ báo đầu tiên được ra mắt bạn đọc ở nước này. Sau đĩ là tờ Free Press xuất hiện vào năm 1835.

Ở Philippines, vào năm 1882, tờ nhật báo hợp pháp đầu tiên cũng được xuất bản. Cịn ở Thái Lan, sự xuất hiện nhà in đã đĩng một vai trị quan tọng trong việc

phát triển trào lưu khai sáng và trào lưu văn học mới ở đất nước này. Một sự kiện khác nữa là việc ra mắt tờ tạp chí Vachirayan của Hội nhà văn Thái Lan. Đây là diễn đàn chính của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Thái Lan thời bấy giờ. Vào những năm 1920, hàng loạt tạp chí mới lại xuất hiện: Si Krung Tau Pat, Tai Kasem (bằng tiếng Thái), Tạp chí Xã hội Xiêm (bằng tiếng Anh), …

Ở Indonesia, sự phát triển của văn học Indonesia đầu thế kỉ XX đồng thời gắn liền với sự ra đời của một nhà xuất bản lớn: Nhà xuất bản Nhà sách (tiếng Indonesia là Balai Pustaka). Nhà xuất bản này được thành lập năm 1917. Từ đĩ đến năm 1941, nĩ đã cho ra mắt bạn đọc gần 2.000 cuốn sách và một số tạp chí bằng tiếng Melayu, tiếng Sunda … [8 : 96]. Vào những năm 1930, một sự kiện đáng chú ý trong đời sống văn học Indonesia là sự xuất hiện của tạp chí Nhà thơ mới. Tạp chí này đã mang đến cho văn học Indonesia những đặc điểm mới, đặc biệt là nĩ đã gĩp phần đáng kể vào việc làm trong sáng và làm giàu thêm ngơn ngữ Indonesia hiện đại.

Ở Sài Gịn – Việt Nam, nếu khơng kể đến những tờ báo viết bằng chữ Pháp và chữ Hán thì tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ra đời là tờ Gia Định báo, xuất hiện vào tháng 4 năm 1865, sau đĩ là tờ Phan Yên báo. Báo chí ở Hà Nội xuất hiện muộn hơn một chút. Cĩ thể kể ra một số tờ báo như Nam Phong, Trung Bắc Tân Văn, Hữu Thanh, Đăng Cổ Tùng báo, Thực nghiệp dân báo …

Dĩ nhiên, sự xuất hiện báo chí ở Việt Nam và một số nước Đơng Nam Á, cũng như sự xuất hiện của chữ quốc ngữ thời kì đầu, làm nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền, cổ vũ cho chính quyền thuộc địa. Tuy nhiên, dẫu sao nĩ cũng gĩp một phần nhất định vào sự phát triển của văn học chữ quốc ngữ các quốc gia Đơng Nam Á. Xét ở gĩc độ tích cực đĩ, chúng ta cĩ thể thấy, “việc dùng chữ quốc ngữ để làm báo đã là một bước đột biến của diễn trình văn hĩa. Nhìn ở phương diện ngơn ngữ văn tự, đấy là một bước đột biến. Nhìn ở phương diện lịch sử báo chí, đấy cũng là một bước đột biến” [74:137].

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)