Kiến trúc Nhà thờ Cơng giáo

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 55)

7. Cấu trúc của đề tà i:

2.2.2. Kiến trúc Nhà thờ Cơng giáo

Những tơn giáo lớn trên thế giới và ở Đơng Nam Á đều cĩ cơ sơ thờ tự như Cơng giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, … Các cơ sở tơn giáo dĩ nhiên là xuất hiện sau khi tơn giáo ra đời. Thánh Kinh cho ta biết, thời Chúa Giêsu, Ngài giảng dạy trong các Hội đường Do Thái: “Ngài vào hội đường như Ngài vẫn quen làm và đứng lên đọc Sách Thánh” [62:148] hay chính Ngài nĩi lên điều đĩ khi trả lời vị thượng tế Do Thái giáo: “Tơi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền thờ, nơi mọi người Do Thái tụ họp” [62:260]. Thời các Tơng Đồ, ở Jerusalem, cộng đồng Giáo hội đầu tiên cũng sinh hoạt ở các Hội đường Do Thái. Các Tơng đồ như Phêrơ, Gioan rao giảng Tin Mừng ở đền thờ Do Thái. Thánh Tơng đồ Phêrơ chữa người què

ở cửa Đền thờ [62:274]. Trong hội đường Do Thái, những cộng đồng Cơng giáo tổ chức thành những buổi họp riêng để cầu nguyện. Như vậy, cĩ thể nĩi, Hội đường Do Thái được chọn làm cơ sở đầu tiên để gieo mầm Phúc Âm.

Đạo Cơng giáo thời kì đầu chưa cĩ cơ sở thờ tự. Nơi cầu nguyện và tế lễ trong những thế kỉ đầu tiên diễn ra trong các hang Toại đạo. Mộ của các Đấng Tử đạo được dùng làm bàn thờ, các tín hữu quây quần xung quanh, chỉ phân biệt nam nữ ngồi riêng, khơng phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Cho mãi đến sau này, khi các thánh đường được xây dựng, các hang Toại đạo (tức các hang mà người tín hữu trốn tránh cơn bách hại, an táng các vị tử đạo, cử hành thánh lễ, …) mới khơng dùng làm nơi cầu nguyện.

Lịch sử Giáo hội Cơng giáo cho biết phải đến thế kỉ thứ IV mới xuất hiện một số giáo đường. Năm 313, Constantin I ban cho các tín đồ Thiên Chúa giáo tự do tín ngưỡng, điều này sẽ làm thay đổi bộ mặt của Đế chế và các biên giới địa lý của Thiên Chúa giáo. Rất nhanh chĩng, các thể chế Giáo hội được củng cố trong lịng cộng đồng. Quá trình Cơng giáo hố xã hội diễn ra ngày một mạnh mẽ. Kiểu dáng lâu đời nhất của kiến trúc Thiên Chúa giáo là các đại thánh đường xây dựng theo lối pháp đình La Mã ngày xưa (basilica). Các basilica này cĩ ở phía trước một hành lang trống hay một tiền sảnh, tại đây tụ tập rất đơng người mới học đạo chưa thể vào nhà thờ. Nhà thờ cĩ một hay ba gian giữa, được phân cách bởi các cột trụ. Ánh sáng được khuyếch tán qua các cửa sổ lớn trổ trên tường các gian hai bên và trên phần cao của gian giữa chính.[47:57,58].

Ở La Mã, dưới triều Constantin I (306 - 337) đã trích ngân quỹ triều đình để xây cất các Thánh đường như Thánh đường Gioan Latran (là nhà thờ Chính Tồ của Giáo hồng cũng là Giám mục Roma), Đền thờ thánh Phêrơ, Đền thờ thánh Phaolơ, nhà thờ thánh Lơrensơ, thánh Agnê, … Hồng hậu Faustra dâng cúng ngơi đền Latran để thiết lập cung điện giáo triều [57:92,93].

Bước sang thời sơ kì Trung đại nhà thờ khơng khác nhiều so với nhà ở, tuy cĩ khang trang rộng rãi nhưng cịn khá đơn giản. Thế kỉ X-XI là thời đại của phong cách Roman, bắt nguồn từ ảnh hưởng kiến trúc La Mã vì con người muốn tạo nên những nhà thờ và lâu đài bề thế. Thời Trung cổ thế kỉ XII, XIII được xem là thời đại thánh

đường. Nhiều đại thánh đường được xây cất hoặc tái thiết, mặc dù những ngơi thánh đường đĩ vốn được xây cất thật kiên cố. [47:89]

Trong việc xây dựng các cơ sở tơn giáo, đáng kể nhất là việc xây dựng Đền thờ thánh Phêrơ và Cung điện Giáo hồng ở Vatican. Quần thể kiến trúc tơn giáo này đến nay vẫn tồn tại với thời gian như là một bảo tàng sống động về nghệ thuật kiến trúc, tranh tượng thánh. Ngơi đại giáo đường này đã trở thành một trong những trung tâm tơn giáo thế giới, một địa vị vẫn được duy trì đến ngày nay. [77:72].

Đạo Cơng giáo cĩ mặt ở tất cả các lục địa, ở mỗi lục địa, mỗi miền truyền giáo, các cơ sở tơn giáo được xây dựng mang dấu ấn văn hố địa phương. Tuy nhiên, ta cĩ thể thấy Cơng giáo cĩ một số phong cách nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu như phong cách Roman, Gothic, Phục hưng, Baroque … Khi được truyền bá vào Đơng Nam Á, Cơng giáo đã xây dựng những cơng trình kiến trúc nhà thờ mang đậm dấu ấn của mình với những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc … của nền văn minh phương Tây thâm nhập vào Đơng Nam Á. Nhiều ngơi nhà thờ hiện diện ở khắp Đơng Nam Á khơng những mang đến cái mới mẻ cho nền kiến trúc – nghệ thuật của khu vực, mà cịn hội nhập vào văn hĩa bản địa, trở thành một thành tố của văn hĩa Đơng Nam Á.

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)