Kiến trúc đơ thị kiểu phương Tây

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 52)

7. Cấu trúc của đề tà i:

2.2.1. Kiến trúc đơ thị kiểu phương Tây

Điểm nổi bật của ảnh hưởng văn minh phương Tây ở Đơng Nam Á về mặt văn minh vật chất chính là sự phát triển nhanh chĩng của các đơ thị theo hướng khơng chỉ là trung tâm chính trị - văn hĩa mà cịn là những trung tâm cơng – thương nghiệp lớn.

Xin bắt đầu từ thủ đơ Yangon của Myanmar. Tại đây người ta xây dựng thành phố theo kiểu hiện đại của phương Tây : hai đường trục lớn và bốn đường phố chính giao nhau, chia thành phố thành các ơ vuơng mà trung tâm là ngơi chùa Sule xinh đẹp. Mỗi chiều của một ơ vuơng như vậy dài 250m. Các tịa nhà thường cĩ độ cao từ 15 – 20m. Ngay từ những năm 70 của thế kỉ XIX, người ta đã xây dựng ở đây những

tịa nhà lớn như Tịa Thị chính (cũ), Bệnh viện Trung ương, Tịa án Tối cao … Sau đĩ là những cơng trình kiến trúc theo kiểu cổ điển cách tân như Trường Đại học Tổng hợp, ngân hàng, khu vực các cơ quan Trung ương … [59: 65-66].

Từ năm 1856, Singapore đã được coi là một thành phố trung tâm thương mại lớn của Đơng Nam Á. Nĩ được quy hoạch và xây dựng nhanh chĩng thành một thành phố cảng sầm uất. Vai trị của nĩ càng được khẳng định từ khi kênh đào Suez được hồn thành. Hàng hĩa từ các vùng khác nhau của Đơng Nam Á được chuyển tới đây để rồi từ đây chúng lại được chuyển đi Trung Quốc, Ấn Độ và các nước phương Tây. Ngược lại, từ Mĩ, Australia, các thương gia lại mang đến đây kim loại màu, sắt, vũ khí, bơng, … Người ta ước tính rằng vào các năm 1872 – 1873, doanh số thương mại của thành phố cảng này đã lên tới 90 triệu USD [59:58]. Như vậy là, từ nửa sau thế kỉ XIX, Singapore đã thực sự trở thành một trung tâm thương mại khơng chỉ của Đơng Nam Á mà cịn của thế giới.

Tại Manila – thủ đơ Philippines, trong thời kì thuộc Tây Ban Nha, nhiều cơng trình xây dựng “tầm cỡ” đã được hồn thành: Lâu đài của Quan thống chế Malahanyang (xây dựng năm 1863, nay là dinh Tổng thống), Nhà thờ Chính Tịa Manila (hồn thành trong thời gian 1878 – 1879 sau gần 100 năm xây dựng), ngân hàng Ssud (1887 – 1893) … Vào đầu thế kỉ XX, với sự cĩ mặt của người Mĩ, thủ đơ Manila càng cĩ tốc độ đơ thị hĩa nhanh chĩng. Hàng loạt tịa nhà như Trung tâm hành chính – thương mại, Bưu điện, Tịa nghị viện, nhà hát Metropolitentan, bệnh viện Trung ương, … được xây dựng lên. Manila được mở rộng cả về lãnh thổ lẫn dân số. Truyền thuyết kể rằng thành phố mang tên lồi cây miladtrơi nổi trên sơng Pasig, do đĩ mới cĩ tên thuở ban đầu là Maynilad. Vì cĩ một hải cảng rất tốt, thành phố khơng khỏi quyến rũ các nhà thám hiểm, các thương gia và dân định cư. Khi Miguel Lopez de Legaspi, một người Tây Ban Nha phát hiện ra Manila thì nĩ đã là một cộng đồng khá thịnh vượng rồi. Ơng ta đã xây một bức tường thành bao quanh, biến nĩ thành một pháo đài được bảo vệ bằng hào nước bao quanh, cĩ tháp canh và tường dày đến 10m, và gọi nĩ là Intramuros (Thành nội). Ngoại trừ một thời gian rất ngắn bị người Anh chiếm đĩng, người Tây Ban Nha đã thành cơng trong việc giữ nĩ tách biệt và thuần túy Tây Ban Nha. Tuy nhiên thành phố đã phát triển ra ngồi khuơn viên

của tường thành, và khi người Mĩ đến thì các thành phố nằm trong những bức tường chỉ cịn là một quận bình thường mà thơi. Manila vẫn luơn là cứ địa của quyền lực chính trị, nơi người ta dễ dàng bắt gặp những giá trị của văn minh phương Tây thâm nhập sâu rộng vào đất nước Philippines. Nĩ giống như rượu để lâu năm, càng cổ xưa lại càng thêm hương vị.

Ở Thái Lan, dưới triều vua Rama V (tức Chulalongkorn), bộ mặt thủ đơ Bangkok cĩ nhiều thay đổi. Rất nhiều cơng tình cơng cộng được xây dựng. Một trong những cơng trình kiến trúc lớn được hồn thành vào năm 1880 là tịa nhà ba chĩp trong Cung điện lớn. Nhiều tịa nhà mơ phỏng kiến trúc phương Tây đã xuất hiện trong thời kì đầu của thế kỉ XX như tịa nhà Quốc hội, thậm chí cả ngơi chùa Benchamopobit được xây bằng đá cẩm thạch.

Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, Hà Nội và Sài Gịn trở thành những đơ thị sầm uất, những trung tâm thương nghiệp – cơng nghiệp lớn của cả nước. Hải Phịng cũng trở thành cảng lớn thứ hai ở Đơng Dương. Nhiều thị xã, thị trấn được bắt đầu xây dựng hoặc được mở rộng dần như Nam Định, Hải Dương, Hịn Gai, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hịa …Thành phố du lịch Nha Trang nổi tiếng ngày nay chẳng hạn, vào khoảng năm 1885, chỉ gồm vài xĩm chài rải rác ở cửa sơng Cái và ven bờ biển. Năm 1886, khi người Pháp đặt cơ quan chính quyền đơ hộ tại vùng Nha Trang ngày nay, tạo điều kiện cho hai cơng trình nghiên cứu khoa học quan trọng được xây dựng đĩ là Viện Pasteur (1895) và Viện Hải Dương học (1923), dân chúng dần dần tập trung về sống gần viện Pasteur để được chăm sĩc sức khỏe. Năm 1924, sau nghị định của Tồn quyền Đơng Dương, vua Khải Định ra chỉ dụ thiết lập thị trấn Nha Trang. Và dần dần dân cư ngày một đơng đúc, Nha Trang được xây dựng thành một đơ thị như ngày nay. [60:58].

Cũng như các thủ đơ các nước Đơng Nam Á khác, kiến trúc đơ thị Hà Nội và Sài Gịn thời kì này tiếp thu khá nhiều yếu tố kiến trúc phương Tây. Các cơng trình kiến trúc nổi tiếng cĩ thể kể đến là: Viện Viễn Đơng Bác Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử), Trường Đại học Đơng Dương (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), trụ sở Bộ Ngoại giao, Thư viện Quốc gia, Nhà hát lớn Hà Nội, Phủ Tồn quyền … Nĩi chung, các cơng trình kiến trúc mang phong cách Pháp ở Hà Nội khá đẹp và đã được Việt Nam

hĩa nên “khơng lạc điệu giữa những cơng trình kiến trúc cổ truyền”. Cịn các cơng trình kiến trúc ở Sài Gịn thì cĩ thể chia thành hai giai đoạn: ở giai đoạn đầu, kiến trúc được “bê nguyên xi nghệ thuật kiến trúc địa phương, cịn ở giai đoạn sau, các cơng trình kiến trúc, văn hĩa, xã hội đã chú ý hơn đến yếu tố địa lí, khí hậu và nghệ thuật địa phương”. [74:136].

Ngay từ cuối thế kỉ XIX, đơ thị Việt Nam từ mơ hình đơ thị cổ truyền cới chức năng là trung tâm chính trị đã chuyển sang phát triển theo mơ hình đơ thị cơng – thương nghiệp kiểu phương Tây (chú trọng đến chức năng kinh tế). Ở Sài Gịn – Chợ Lớn, Hà Nội, Hải Phịng dần dần hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc với những nhà buơn, những chủ xưởng và nhà thầu khốn. Một số đã hùn vốn lại thành lập những cơng ti riêng để cạnh tranh với tư bản Pháp và ngoại kiều. Hàng loạt ngành cơng nghiệp khác nhau cũng được hình thành, nhất là những ngành mang tính chất khai thác và bĩc lột như khai mỏ, chế biến nơng lâm sản … Giai cấp tiểu tư sản (tiểu chủ, tiểu thương, trí thức, cơng chức) cũng phát triển nhanh. Các đơ thị và thị trấn nhỏ như Nam Định, Hịn Gai, Quy Nhơn, Biên Hịa, Mỹ Tho … cũng dần dần phát triển. Các kiến trúc đơ thị kiểu phương Tây dần dần mọc lên.

Xét về mặt văn minh vật chất, đồng thời với sự phát triển của các đơ thị Đơng Nam Á là sự phát triển của một loạt cơng trình xây dựng khác liên quan đến đơ thị và đến sự phát triển đời sống kinh tế, văn hĩa của đất nước nĩi chung như giao thơng vận tải, bưu điện, trường học, ngân hàng, thư viện, bệnh viện, nhà máy, …

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)