Tầm quan trọng của Malacca

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 43)

7. Cấu trúc của đề tà i:

1.3.2.2. Tầm quan trọng của Malacca

Eo Malacca nối biển Đơng với biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương, trở thành cửa ngõ trên tuyến đường biển quốc tế nối liền Đơng Á với Tây Âu và châu Phi, làm cho từ lâu, Đơng Nam Á trở thành một khu vực quan trọng, cĩ ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự. [80 : 5-6].

Đường qua eo biển Malacca và Singapore hiện nay được coi là cửa ngõ ra vào quan trọng nhất và tấp nập nhất từ Tây sang Đơng và ngược lại – khơng những đã rút ngắn được khoảng cách, thời gian mà chủ yếu là hạ được giá thành vận chuyển. [80 : 125].

Cho đến thế kỉ XV, Malacca chỉ là một làng chài nhỏ trên bán đảo Malaysia. Cĩ 3 yếu tố giúp cho Malacca trở thành một trung tâm kho chứa quan trọng của con đường buơn bán trên biển.

1. Trung Quốc cần một con đường buơn trên đại dương, bởi vì con đường trên bộ đã vị đĩng (Timurlang (1336-1495), vua xứ Transoxiane, đã đĩng con đường bộ này đến Trung Á.

2. Ấn Độ muốn được an tồn khi qua eo Malacca vì Thái Lan đã nắm quyền kiểm sốt eo Kra. Malacca bắt đầu lớn mạnh trong buơn bán trên biển, đã cạnh tranh thành cơng với Majapahit ở Java và Ayuthaya. Đồn thuyền của Trịnh Hịa đi xuống phía Nam năm 1403 đã nâng cao vị trí của Malacca, bảo đảm cho Malacca khơng bị hai vùng kia xâm lấn.

3. Trong sự cố gắng để bảo đảm việc thơng thương buơn bán từ Ấn Độ và Trung Đơng (lúc này đều đã theo Islam giáo) với phương Đơng, vua Paramasvera đã biến Malacca thành một hải cảng, một trung tâm Islam.

Nét nổi bật của Malacca là một quốc gia – thành phố - kho chứa lớn cuối cùng của Đơng Nam Á thời cổ, chủ yếu lệ thuộc hồn tồn vào buơn bán. Dân cư cĩ số ngoại kiều khá lớn. Chính quyền khơng chỉ lo giữ cho bến cảng được an tồn, mà cịn giữ được một mức thuế hải quan, phương tiện sửa chữa tốt, những nhà kho rộng lớn và những tiện nghi khác để thu hút thương nhân các nước đến. Những nhà kho chứa hàng ở Malacca phải lệ thuộc vào việc buơn bán quốc tế để tồn tại. Nguồn lợi thu được phải dùng vào việc duy trì và mở rộng hệ thống buơn bán quốc tế nên cĩ phần xem nhẹ lợi ích xã hội địa phương. Những vấn đề văn hĩa bản địa rất được chú ý phát triển như trong những vương quốc trồng lúa nước. Malacca trở thành kho hàng lớn nhất, thật sự là ngã tư văn hĩa của châu Á, vì vậy, là mục tiêu đầu tiên mà người châu Âu muốn nắm lấy khi họ đến Đơng Nam Á. [83:15]. Như thế, đến thế kỉ XV, với Malacca, chấm dứt thời kì văn hĩa thương nghiệp giĩ mùa ở Đơng Nam Á, để chuyển sang thời kì thương nghiệp bằng tàu hơi nước và văn minh phương Tây.

Malacca thế kỉ XV cĩ khoảng 19 vạn dân với hàng vạn thương nhân vào ra khơng ngớt. Ở đây cĩ mặt nhà buơn của hầu hết các nước cĩ mậu dịch hàng hải trên thế giới: Ấn Độ, Arap, Ba Tư, Trung Quốc, Java, Sumatra, Myanmar, Đại Việt, Champa, … Nhiều nước đến thiết lập quan hệ ngoại giao thương vụ và thương điếm.

Thuyền bè đậu san sát. Chợ búa đơng đúc tấp nập khơng chỉ cĩ bán hàng mà cịn cĩ nhiều nơi ăn chơi, giải trí. [90:1].

Ngay từ những thế kỉ đầu của thời cận đại, Malacca đối với châu Âu vẫn cịn cĩ ý nghĩa như một nơi đơ hội, đầy sức hấp dẫn và dễ làm ăn. Malacca nổi lên oanh liệt một thời, do vị trí địa lý thuận lợi, nhưng cũng cịn do những điều kiện chính trị của khu vực và thế giới tạo cho nĩ. Tuy nhiên, với tư cách là một cảng sơng nhỏ, Malacca khơng thích hợp với những tàu biển lớn hơn ở giai đoạn sau và khi những hồn cảnh chính trị thay đổi thì nĩ cũng khơng thể tiếp tục giữ ưu thế tuyệt đối như cũ nữa.

Đối với châu Âu, khi con đường qua Hồng Hải, nối với phương Đơng đã bị người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo án ngữ và kiểm sốt, khi cơn khát vàng bạc, hương liệu và gia vị phương Đơng (đặc biệt là hồ tiêu) đã lên đến cực độ, thì những nhà thám hiểm châu Âu đã lao vào một cuộc chạy đua tìm đường vịng châu Phi để đến Ấn Độ. Năm 1498, người Bồ Đào Nha đến được bở biển phía tây Ấn Độ. Bấy giờ, người Bồ Đào Nha cũng đã thấy rằng gia vị và hương liệu mà trước kia người Ấn Độ và Arap đã bán cho họ thì phần lớn cũng phải mua từ Đơng Nam Á. Nay chính con đường đến Đơng Nam Á cũng đã mở ra đối với họ. Trên con đường đĩ, ai cũng cĩ thể thấy được rằng Malacca là miếng mồi béo bở nhất đối với thực dân châu Âu.

Ngay năm 1509, đơ đốc Bồ Đào Nha Diego de Sequeira dẫn 4 tàu chiến đến Malacca. Albuquerque được lệnh vua Bồ Đào Nha đến thay Sequeira, đã chiếm đất Goa ở Ấn Độ để lập pháo đài. Năm 1511, từ Goa, quân Bồ Đào Nha tiến đánh Malacca.

Năm 1511 đánh dấu một cột mốc quan trọng: người Bồ Đào Nha chiếm Malacca, cửa ngõ vào vùng biển Đơng Nam Á và mở đầu quá trình xâm chiếm thực dân cũng như quá trình thâm nhập của văn minh phương Tây vào Đơng Nam Á.

Một phần của tài liệu quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)