Không gian an toàn

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 86)

6. Bố cục của luận văn

3.4.3. Không gian an toàn

Soseki luôn có những đề tài châm biếm người trí thức và không đâu thích hợp bằng không gian phòng sách. Những trí thức dưới ngòi bút của ông đều là những người ham mê sưu tầm những cuốn sách dù ít khi đọc tới, những kiến thức đọc được họ sử dụng để châm biếm người khác. Thế nhưng phòng sách mang lại cảm giác an toàn cho những nhân vật cá nhân của Soseki. Ông giáo Kushami là một điển hình gắn bó toàn bộ thời gian trong phòng sách: “Cứ ở trường về là ông ta vào phòng sách, ở lì trong đó, hầu như chẳng bao giờ ra khỏi phòng. Những người trong nhà cho rằng ông ta là người học hành rất ghê. Bản thân ông ta cũng tỏ ra như vậy. Nhưng thực ra ông ta chẳng phải học hành gì như những người nhà tưởng. Thỉnh thoảng tôi có rón rén dòm vào trong phòng thì thấy ông ta hay ngủ trưa. Thỉnh thoảng ông ta còn để nước dãi chảy vào quyển sách đang đọc dở.” [38, tr.12] Phòng sách không phải là nơi để nghiên cứu, học hành, đó là không gian nhỏ, khép kín, tĩnh lặng thích hợp cho những người như ông giáo Kushami: không thích bị làm phiền. Dù là một người giấu kín sự ham vui nhưng ông cảm thấy không thể rời phòng sách của mình, trí thức thì phải ở nơi chốn này. Phòng sách nhà ông giáo là nơi tụ họp của giới trí thức nhàn rỗi, là nơi ông giáo tìm đọc cuốn sách cổ nói xấu phụ nữ. Phòng sách là nơi chứng kiến toàn bộ tính cách, cuộc sống thường nhật và những biến động xung quanh nhân vật chính.

Không phải ngẫu nhiên mà con mèo gọi nơi trú ngụ thường xuyên của ông giáo là “động Ngọa long” (hang rồng nằm), Phân tâm học coi hang (hang động) là nơi của “quá

85

trình nội hóa tâm lý”, là sự thâu nhậnvào mình những yếu tố của cộng đồng. Cũng chính vì thế, trong tính biện chứng giữa trong và ngoài, nội và ngoại, cá nhân và xã hội,... “nó trở thành một cái chủ quan trong cuộc đối đầu với những vấn đề của sựphân hóa”. Trong tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro), nhân vật Tiên sinh cũng chọn phòng sách làm nơi trú ẩn của mình, một người đọc nhiều, có bằng cấp nhưng chỉ quẩn quanh với căn phòng nhỏ, không giao lưu, không tiếp xúc, khép kín với niềm riêng. “Tôi” lắng nghe vợ Tiên sinh hé lộ về những nguyên nhân khiến chồng mình xa lánh cõi đời ngay trong phòng sách là chi tiết chủ ý, câu chuyện này ngay trong không gian này mới thể hiện đầy đủ sự phức tạp trong nội tâm con người. Thời gian du học ở Anh, Soseki đã chọn “Tháp London”, ngọn tháp chính là nơi ẩn náu của nhân vật chính, tránh xa thế giới bên ngoài quá nhiều lạ lẫm.

Không gian ẩn náu của Cậu ấm là tâm tưởng, đó là vùng kỉ niệm về Kiyo, bà là biểu tượng của tình cảm gia đình nhưng không phải là mối quan hệ huyết thống, bà là biểu tượng của sự xưa cũ, những gì còn sót lại của một thời truyền thống đã tan vỡ. Có thể lý giải mối quan tâm đặc biệt của Cậu ấm đối với Bí Đỏ, bởi giữa những người xa lạ, đặc biệt là Áo Đỏ hợm hĩnh, đua đòi Âu hóa, Bí Đỏ thu hút bởi hình mẫu của người đàn ông truyền thống dịu dàng, hiền lành, anh vẫn tôn trọng vị hôn thê dù nàng phụ bạc, anh nhiệt tình tìm chỗ trọ cho đồng nghiệp mới và trên hết là thái độ nhẫn nhịn của anh trước cuộc đời. Bà Kiyo và Bí Đỏ là tinh hoa hiếm hoi của truyền thống Nhật Bản mà Cậu ấm cảm nhận được.

Với chàng họa sĩ trong Gối đầu lên cỏ, không gian an toàn là nơi chốn tịch liêu, nơi chỉ có thiên nhiên và con người thoát tục. Nơi con người không còn cảm thấy cõi đời ô trọc, biến động. Khu suối nước nóng với những hình ảnh mờ ảo, thoáng ẩn thoáng hiện, nơi của nhịp sống chậm rãi là “liệu pháp cho tâm hồn” của con người. Không gian yên tĩnh là nơi chốn thích hợp để tịnh tâm nhưng vẫn phảng phất nỗi buồn nhân thế, cuộc đời đau khổ của nàng Nami hay ngày sắp ra trận của em họ Nami giúp họa sĩ nhận ra rằng không thể trốn chạy khỏi kiếp nhân sinh. Trong tiểu thuyết Cánh cổng(Mon) sáng tác trong giai đoạn viết văn chuyên nghiệp, chúng ta lại bắt gặp đúc kết này, tiểu thuyết như một câu chuyện Thiền về thế giới hàng ngày của nhân viên bán hàng khiêm tốn Sosuke và vợ ông-Oyone, họ sống trong một ngôi nhà ở phía dưới một vách đá, tối tăm và yên tĩnh. Không gian đó tưởng chừng tĩnh lặng, yên bình nhưng ẩn chứa trong nó là nỗi đau khổ không có con, sự bất lực khi không thể lo cho cậu em trai vào đại học, đến một ngày Sosuke phải từ bỏ cuộc sống gia đình tĩnh lặng vì khủng hoảng tinh thần.

86

Phòng sách, chốn tịch liêu hay vùng tâm tưởng đều mang đặc tính của sự tĩnh lặng, cách biệt những biến động xã hội, giống như chàng họa sĩ: “Tôi tự giải thoát mình khỏi những ràng buộc của xã hội” [37, tr.201], khi khó có thể hòa hợp thì những không gian này luôn là lựa chọn của những cá nhân u uất trước xã hội.

Những phương thức nghệ thuật đặc tả nhân vật con người cá nhân được Soseki lựa chọn và trau dồi trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình. Với những tác phẩm giai đoạn đầu, những phương thức này còn trong thời kì “sơ khai” nhưng đã cho thấy vai trò đắc dụng của nó nhằm nhận chân Con người cá nhân (do những phương thức nghệ thuật này được xây dựng trên cơ sở tâm lý phức tạp của con người cá nhân trước xã hội.)

87

PHẦN KẾT LUẬN

1. Xã hội Nhật Bản không khuyến khích Con người cá nhân phát triển. Thuộc về nhóm và hành động theo nhóm là phương châm sống của người Nhật Bản. Trong văn học, tiếng nói nội tâm và cảm xúc cá nhân luôn nổi trội, vì vậy sự lưỡng lự giữa nhu cầu cá nhân (Ninjo) và nghĩa vụ trách nhiệm (Giri) luôn là mạch ngầm âm ỉ. Khi giao hòa với làn sóng văn minh phương Tây vốn đề cao chủ nghĩa cá nhân, con người cá nhân Nhật Bản hoang mang, khao khát đi tìm tiếng nói của riêng mình. Vấn đề con người cá nhân với nhiều bất cập và “chênh vênh” trước ngưỡng cửa hiện đại hóa là đề tài xuyên suốt trong tác phẩm của Natsume Soseki. Bằng lập trường về xã hội và văn chương, kiểu nhân vật con người cá nhân trong sáng tác của Natsume Soseki là sự phản ánh sinh động nội tâm con người Nhật Bản trong thời đại Minh Trị.

2. Xuất phát từ tư tưởng Nhóm bền chặt của xã hội Nhật Bản, Natsume Soseki đã bàn về vấn đề con người cá nhân mâu thuẫn giữa ràng buộc và mong muốn tự do như thế nào. Ông mở rộng biên độ của khái niệm nhóm; phê phán sự gắn kết tạm bợ giữa các cá thể đưa đến sự cô đơn và lạc lõng của con người giữa xã hội; đề cao những mối quan hệ đồng cảm và an toàn để từ đó tạo lập nên những nhóm mới, có điều kiện cất lên tiếng nói cá nhân mạnh mẽ nhằm cảnh tỉnh những “ung nhọt” của con người và xã hội Nhật Bản bị mù quáng cuốn theo làn sóng hiện đại hóa. Nhưng đồng thời con người cá nhân cũng nỗ lực tìm kiếm sự bình tâm trước áp lực bên ngoài, như một chỗ dựa truyền thống vững chãi trước sự hối hả của hiện đại. Vì thế Con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki mang hai bản chất: Tiếng nói riêng giữa xã hội nhóm và tiếng nói cá tính trong nghệ thuật.

3. Bi kịch của con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki không chỉ dừng lại ở sự chối bỏ của nhóm mà sâu sắc hơn là sự đau đớn khi cá nhân tự mình tách ra khỏi nhóm để có thể nói tiếng nói của riêng mình. So với các tác giả cùng thời trong văn học Minh Trị-nền văn học bùng phát mạnh mẽ tiếng nói cá nhân, Soseki sử dụng ngôi kể thứ nhất trong hầu hết các tác phẩm của ông. Ở giai đoạn đầu sáng tác, ngôi kể “Tôi” với giọng điệu đả kích, châm biếm, hóm hỉnh đã thoải mái bày tỏ quan điểm cá nhân của mình với tham vọng thâu tóm tất cả, khám phá tất cả nhưng đồng thời không muốn người khác khám phá mình. Để tạo sự đồng thuận và hợp lệ, các nhân vật của Soseki phát ngôn chính kiến trong nhóm nhất

88

định, đó là sự xuất hiện của những nhân vật Cặp đôi. Những không gian đặc thù gắn liền với nhân vật là chìa khóa để khám phá bản chất con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki. 4. Để vấn đề con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki có cái nhìm toàn diện, sâu sắc hơn cần mở rộng phạm vi khảo sát ở toàn bộ văn nghiệp của ông mới thấy được sự phát triển của ý thức con người cá nhân, mới hiểu được hệ quả của nó trong một quá trình ở cả diện rộng và sâu. Trong so sánh với các nhà văn cùng thời, với hướng nghiên cứu mở rộng hơn chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề Con người cá nhântrong văn học thời Duy Tân.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Lam Anh (2010), “Futabatei Shimei và tiểu thuyết mới đầu tiên: “Ukigumo””, Tạp chí Nghiên Cứu Văn Học, (7).

2. Nguyễn Thanh Bình (2007) “Thử bàn về cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản và Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên Cứu Đông Bắc Á,(6).

3. Lê Nguyên Cẩn (2003), “Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương Tây thế kỷ XVIII”, Tạp chí văn học, (3).

4. Nhật Chiêu (1998), Thơ ca Nhật Bản, Nxb Giáo Dục.

5. Nhật Chiêu (2009), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo Dục.

6. Saxe Commins, Robert N. Linscott; (Nguyễn Kim Dân biên dịch) (2005), Mối quan hệ giữa người với người: Những triết gia xã hội học, Nxb Văn hóa Thông tin.

7. Đào Đức Doãn (2006), “Con người cá nhân - nhân tố nội tại chi phối sự ra đời của tiểu thuyết tâm lý Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí khoa học- ĐH Sư Phạm Hà Nội, (3). 8. Takeo Doi (2008), Giải phẫu cái tự ngã, Nxb Tri Thức.

9. Takeo Doi (2008), Giải phẫu sự phụ thuộc, Nxb Tri Thức.

10. Dương Ngọc Dũng (2008), Chuyên luận Nhật Bản Học, Nxb Tổng Hợp TPHCM. 11. Hà Minh Đức, Nguyễn Xuân Nam, Trần Văn Bính (1976), Cơ sở lý luận văn học. Tập

3: Thể loại văn học, Nxb Giáo Dục.

12. Sueki Fumihiko (Phạm Thu Giang dịch) (2011), Lịch sử tôn giáo Nhật Bản, Nxb Thế giới.

13. Đoàn Lê Giang (2010) “Con đường hiện đại hóa văn học của các nước khu vực văn hóa chữ Hán (qua tư liệu Việt Nam và Nhật Bản)”, Hội thảo quá trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản và các nước khu vực văn hóa chữ Hán:Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc.

14. Khương Việt Hà (2005), “Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX”, Tạp chí nghiên cứu văn học, (8).

15. Dương Thu Hằng (2010), “Học - một giải pháp của hiện đại và văn minh, nhìn từ “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi và “Văn minh tân học sách” của phong trào

90

duy tân Việt Nam”, Hội thảo quá trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản và các nước khu vực văn hóa chữ Hán:Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc..

16. Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên) (2007), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế Giới.

17. Đỗ Vạn Hỷ, Lý Hoàn Thục Trâm (2010), “Sơ lược tiếp cận thang giá trị mới trong văn học Nhật Bản thời Minh Trị Duy Tân”, Hội thảo quá trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản và các nước khu vực văn hóa chữ Hán: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…

18. Nguyễn Tuấn Khanh (2007), “Khái quát một trăm năm văn học Nhật bản hiện đại qua những cây bút kiệt xuất”, Tạp chí Nghiên Cứu Đông Bắc, (9).

19. Nguyễn Tuấn Khanh (2011), Những cây bút kiệt xuất trong văn học Nhật Bản hiện đại, Nxb Khoa Học Xã Hội.

20. N.I.Konrat, Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại, Nxb Đà Nẵng. 21. N.I.Konrat (2007), Phương Đông Học, Nxb Văn Học.

22. Ôn Thị Mỹ Linh (2008), “Trạng thái hiện sinh của con người trong tiểu thuyết “Một nỗi đau riêng””, Tạp chí Nghiên Cứu Đông Bắc Á, (8).

23. Phương Lựu (1998), Mười trường phái lý luận văn học phương Tây đương đại, Nxb Giáo dục.

24. Numano Mitsuyoshi (2009)Văn học Nhật Bản: lịch sử và đặc trưng – Từ mononoaware đến kawaii”, Hội thảo Văn học Nhật Bản.

25. Michio Morishima (1991), Tại sao Nhật Bản “Thành công”? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản, Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội.

26. Muju (Nguyên Minh dịch) (2012), Gõ cửa thiền, Nxb Văn Hóa Thông Tin.

27. Tường Nhi (2006), “Cái tôi trong mỗi con người”, Tạp chí văn hóaPhật Giáo, (23). 28. Edwin O.Reischauer (1994), Nhật Bản quá khứ và hiện tại, Nxb Khoa Học Xã Hội Hà

Nội.

29. Vơxevôlốt Ôvơchinnhikốp (1987), Cành Sakura, Nxb Mũi Cà mau.

30. Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2004), “Chất thị dân của hài kịch Rakugo”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (241).

31. George Sansom (1994), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội.

32. Paul G.Schalow (2010) “Lý thuyết hóa phái tính/giới tính ở Nhật Bản thờicận đại:Hoa trinh nữ và Đỗ quyên của Kitamura Kigin”, Tạp chí nghiên cứu văn học, (10).

91

34. Natsume Soseki (Bùi Thị Loan dịch) (2006), Cậu ấm ngây thơ, Nxb Hội Nhà Văn. 35. Natsume Soseki (Hồng Ngọc, Thanh Dung dịch) (2011), Cuộc nổi loạn ngoạn mục,

Nxb Trẻ.

36. Natsume Soseki (Đỗ Khánh Hoan-Nguyễn Tường Minh dịch) (2011), Nỗi lòng, Nxb Hội Nhà Văn.

37. Natsume Soseki (Lam Anh dịch) (2012), Gối đầu lên cỏ, Nxb Hội Nhà Văn. 38. Natsume Soseki (Bùi Thị Loan dịch) (2012), Tôi là con mèo, Nxb Hội Nhà Văn.

39. D.R.Suzuki, Erich Fromm, R.De Martino (Nguyễn Kim Dân dịch) (2011), Thiền và Phân tâm học, Nxb Thời Đại.

40. Sakaiya Taichi (2004), Mười hai người lập ra nước Nhật, Nxb Chính Trị Quốc Gia. 41. Chương Thâu (2007), “Đông Kinh nghĩa thục và phong trào nghĩa thục ở Việt Nam”,

Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2.

42. Lưu Thị Thu Thúy (2007), “Thực trạng nghiên cứu Nhật Bản ở Hàn Quốc cho đến đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9.

43. Nguyễn Nam Trân (2011), Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, Nxb Giáo Dục Việt Nam.

44. Liễu Trương (2011), Phân tâm học và phê bình văn học, Nxb Phụ Nữ.

45. Nguyễn Thị Thanh Xuân (chủ biên) (2008), Văn học Nhật Bản ở Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

46. Truyện ngắn Nhật Bản hiện đại(1986), NXB Tác Phẩm Mới Hội Nhà Văn Việt Nam.

Tiếng Anh

47. Michael K. Bourdaghs, Atsuko Ueda & Joseph A. Murphy, eds.(2009), Theory of Literature and Other Critical Writings: Natsume Sōseki, Columbia UniversityPress. 48. James A.Fujii (1993), Complicit Fictions: The Subject in the Modern Japanese Prove

Narrative, University of California Press.

49. Koji Nakamura (2012), “Soseki’s Kokoro as Cross-Cultural Studies for Exchange Students from North America and Europe”, The Journal of the Institute for Language and Culture, Konan University. Vol.16, (pp.1-49).

50. Steve Odin (2001), Artistic detachment in Japan and the west: Psychic Distance in Comparative Aesthetic, University of Hawai Press.

92

51. Sumie Okada (2003), Japanese writes and the west, Palgarave Macmillan Newyork. 52. William N. Ridgeway (2002), Gender, the body, and desire in the novels of Natsume

Soseki (1867--1916), focusing on Meian, University of Hawaii at Manoa.

53. J.Thomas Rimer and Van.C.Gessei (1893), Modern Japanese Literature, Columbia Vpress.

54. Natsume Sōseki (2011), Nowaki, trans. William N. Ridgeway, Center for Japanese Studies – The University of Michigan.

55. Kimura Steven, (1993), A study of Natsume Sōseki's novel Sanshirō, University of Canterbury.

56. Makoto Ueda (1976), Modern Japanese writers and the Nature of literature, Stanford Univesity Press.

57. Angela Yiu (1998), Chaos and Order in the works of Natsume Soseki, University of Hawaii Press.

58. Personal writings of Natsume Soseki, University of Hawai’s Press.

Trang web tiếng Việt

59. Nguyễn Đình Chú, “Từ công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam nghĩ thêm đôi điều về sự tương đồng và tương dị giữa Việt Nam và Nhật Bản chung quanh vấn đề hiện đại hoá văn học”, (Ngày truy cập 14-5-2010)

http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=articl e&id=982:t-cong-cuc-hin-i-hoa-vn-hc-vit-nam-ngh-them-oi-iu-v-s-tng-ng-va-tng-d- gia-vit-nam-va-nht-bn-chung-quanh-vn-hin-i-hoa-vn-hc&catid=85:hi-tho-qua-trinh- hin-i-hoa-vn-hc&Itemid=147

60. Trần Thanh Đạm, “Độc lập và duy tân (Kinh nghiệm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam)”(Ngày truy cập 30-03-2012) http://www.khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=954:c-lp-va-

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)