Lập trường cá nhân trong sáng tác văn chương

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 28)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2 Lập trường cá nhân trong sáng tác văn chương

Natsume Soseki thuộc trường phái Dư Dụ còn gọi là trường phái văn chương Cao sang, chống lại chủ nghĩa tự nhiên. Ông thấm nhuần tư tưởng trong cuốn Văn chương Anh thế kỉ 18. Kinh nghiệm rút ra từ chủ nghĩa hiện thực của văn chương Anh giúp Soseki thấy được hạn chế của lối miêu tả theo chủ nghĩa tự nhiên: chủ trương sáng tác những tác phẩm chan chứa tình cảm và làm xúc động lòng người. Ông lo ngại sự sùng bái quá mức chủ nghĩa vật chất của phương Tây sẽ gián tiếp dẫn đến sự sùng bái chủ nghĩa tự nhiên.

Soseki được biết đến không chỉ là cây bút đầy nội lực trong sáng tác mà còn là nhà lí luận sắc sảo trong những công trình lý luận. Những tác phẩm lý luận Bungakuron(Văn học luận, 1907), Bungaku hyoron(Văn học bình luận, 1909), tiểu luận Gendai Nihon no kaida

27

(Kỷ nguyên ánh sáng của nước Nhật Bản hiện đại, 1911), Watashi no kojinshugi (Chủ nghĩa cá nhân của tôi, 1915) …Ở lĩnh vực sáng tác hay lí luận Soseki đều hướng đến mục đích khám phá bản chất của văn học.Trong Bungakuron.Từ vốn kiến thức uyên bác về văn học Anh. Năm 1907 ông xuất bản Bungakuron, nêu tính cấp thiết của việc đọc. Soseki sử dụng phương pháp tiếp cận của tâm lý học hiện đại và xã hội học, ông tạo ra một mô hình để nghiên cứu các kinh nghiệm có ý thức của văn hóa đọc theo thời gian theo từng nền văn hóa. Điều này được ông tiếp tục phát triển trong các bài tiểu luận, nghiên cứu trong suốt sự nghiệp của mình.

Natsume Soeki khẳng định hai yếu tố then chốt trong văn học: tri giác và cảm xúc. Tri giác mà không cảm xúc thì là tri giác trong nhận thức khoa học, cảm xúc mà thiếu tri giác thì đó chỉ là tiền-văn chương. Nhận định này tuyên chiến với lý thuyết của chủ nghĩa tự nhiên, vốn chủ trương viết tự thuật bằng phong cách thông tục, thiếu dấu ấn tư tưởng và tình cảm của tác giả. Với đánh giá sâu sắc về văn học Anh thế kỷ XVIII tiểu luận Bungaku hyoron đặt ra những tiêu chí mà người Nhật cần có để thưởng thức văn học ngoại quốc. Tiểu luận của Soseki chú ý nhiều đến các khái niệm triết học, tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đến con người…

Tuy nhiên khi nghiên cứu tác phẩm của Soseki, thì những tư liệu về cuộc đời ông lại không mang tính quyết định để khám phá những nhân vật khác của nhà văn. Như nhà văn Marcel Proust đã từng viết: “Con người nhà văn trong đời thực và con người nhà văn trong tác phẩm chẳng mấy quan hệ gì với nhau.” Với Soseki, trong nội tại tác phẩm ở giai đoạn đầu, tính cách nhân vật có sự biến đổi phức tạp bởi lẽ : nhân vật chịu sự tác động của sự kiện, chính vì thực tại luôn biến động và chảy dòng thời gian, sự kiện không theo ý muốn chủ quan của tác giả nên nhân vật của Soseki luôn mới lạ, luôn vận động, luôn đem lại cảm giác thích thú được tìm hiểu cho độc giả. Điều này xuất phát từ phương châm sáng tác của Soseki: xem xét tác phẩm phải trong hoàn cảnh xã hội.

Từ những vấn đề đã nêu trên, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu vấn đề con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki cần đặt trên nền tảng Nhóm xã hội Nhật Bản; Vấn đề con người cá nhân có sự tiếp biến từ truyền thống và giao thoa văn hóa phương Tây; Nguồn tư liệu về tình hình xã hội Nhật Bản thời kì Minh Trị là cơ sở quan trọng để tìm hiểu những vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác của Soseki.

28

CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI CÁ NHÂN-NỖI LÒNG TRƯỚC THỜI

CUỘC

Con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki không phải là tiếng nói của cái mới đấu tranh với cái cũ mà là tiếng nói khẳng định lập trường cá nhân giữa hai bờ Đông-Tây, là tiếng nói cảnh báo, nó khác tiếng nói khát khao đòi hạnh phúc cá nhân trong sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Muốn tìm hiểu cặn kẽ vấn đề Con người cá nhân phải nhìn nhận nó trong tập thể, đặc biệt đối với Nhật Bản, đất nước có truyền thống lâu đời về nhóm xã hội. Nhân vật của Soseki được miêu tả trong nhóm xã hội của mình, bao gồm cả gia đình, bạn bè. Tuy nhiên bản chất của nhóm trong tác phẩm của Soseki còn mang một ý nghĩa khác. Sự kết nối giữa các cá thể chỉ là bề ngoài, không phải là sự kết nối bền chặt, mãn nguyện, mà là kết nối bắt buộc do tâm lí sợ lạc lõng, sợ cô độc. Từ khái niệm nhóm truyền thống đến nhà văn cận hiện đại Soseki đã mang thêm nét nghĩa mới, biểu trưng cho sự rạn vỡ từ bên trong. Cấu trúc trong tác phẩm Soseki được chúng tôi khảo sát đó là: qua sự kiện tác động- con người hành xử lưỡng phân (giữa yêu cầu của nhóm hay nhu cầu của chính bản thân mình), từ đó tính cách con người được bộc lộ. Vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki được chúng tôi khảo sát từ cá nhân trong tương quan với xã hội đến cá nhân đối diện bản ngã (Người viết nhấn mạnh).

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)