6. Bố cục của luận văn
1.3.1 Lập trường cá nhân trước xã hội
Natsume Soseki được sinh ra ở Tokyo vào năm 1867, chỉ một năm trước khi bắt đầu thời đại Minh Trị Duy Tân. Soseki ra đời khi cha mẹ ông đã già vì vậy ông được gửi đi làm con nuôi trong tám năm. Ông có niềm say mê đặc biệt với văn học Trung Quốc và văn học truyền thống Nhật Bản, tuy nhiên ông lại chọn con đường sự nghiệp của mình theo xu hướng chung của tinh thần hiện đại hóa thời hiện đại. Ông chọn học Tiếng Anh và trở thành một trong những sinh viên xuất sắc khoa văn học Anh của trường đại học Tokyo. Sau khi tốt nghiệp, Soseki dạy tiếng Anh tại các trường trung học. Ông kết hôn ngay sau đó và cuộc hôn nhân không hạnh phúc đã để lại dấu ấn sâu đậm trong những sáng tác của ông. Tình cảm vợ chồng trong tác phẩm của Soseki thường rất lạnh nhạt.
Nhật Bản thời kì Tokugawa khiến giới phương Tây kinh ngạc bởi sự thịnh vượng của nền giáo dục. Nền giáo dục Tokugawa đã để lại một tài sản giá trị: số lượng người dân biết đọc biết viết ngày một tăng, đội ngũ nhân tài đông đảo, chính sách chú trọng bồi dưỡng năng lực, tinh thần và đạo đức. Nó được coi là nền tảng để triều đại Minh Trị thực hiện
25
chính sách giáo dục mới. Để theo kịp các nước phương Tây, chính quyền Minh Trị chủ trương gửi nhân tài đến học tập tại các nước tiên tiến. Soseki được cử sang Anh du học trong chương trình “Học tập phương Tây” của Nhật Bản, ông đến nước Anh trong tâm trạng không thoải mái. Tâm lý sợ hãi và tự ti trước sự xa lạ và khác biệt văn hóa khiến ông thu mình lại. Giữa hai bờ Đông-Tây, Soseki chủ trương khẳng định lập trường cá nhân của riêng mình, vấn đề này trở thành cốt lõi trong phương châm sống và sáng tác của ông. Soseki luôn chú trọng đến tự do của mỗi cá nhân, chèn ép tự do là không tuân theo quy luật tự nhiên. Ông cho rằng chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa dân tộc không nhất thiết phải đối chọi nhau. Cá nhân có tự do của riêng mình nhưng khi đất nước cần, con người biết tiết chế tự do của mình để thực hiện nghĩa vụ với đất nước. Tư tưởng này xuất phát từ cái nhìn về thời cuộc của Soseki: làn sóng hiện đại hóa nhanh chóng đã cuốn con người vào vòng xoáy mù quáng, bắt chước phương Tây không hề suy tính. Để tránh trở thành nô lệ của các nước Tây Âu, Soseki muốn nước Nhật nhận thức rõ tầm quan trọng của cá nhân.
Là một người khép kín và khó tiếp nhận những gì khác lạ vì vậy đến nước Anh xa xôi quả là một thử thách lớn đối với Soseki. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của ông: “Hai năm trải qua ở Anh là hai năm khó chịu nhất trong đời tôi…Trong số các quý ông Anh, tôi sống như một con chó xù xì trong một bầy sói" [72] Điều đặc biệt là Soseki rất hay ví von so sánh mình và những người không tốt với những con chó. Trong bài phát biểu khi từ bỏ vị trí giảng viên tại trường đại học về làm việc cho báo Asagi, hình ảnh ví von này được lặp lại: “Khi còn giảng dạy tại các trường đại học, tôi đã bị bao vây bởi những con chó không ngừng gào thét, vô cùng khó chịu. Những con chó là một phần lý do khiến những bài giảng của tôi tệ hại”. [72] Chính lối sống khép kín và thu mình đã cho Soseki một cái nhìn kĩ lưỡng về thế giới phương Tây hào nhoáng trước mắt vì thế mục đích quan trọng đến Anh của ông là nhằm: “Để từng bước tìm hiểu về bốn chữ “tự chủ bản thân” và để chứng minh điều đó, ông đã say sưa với những nghiên cứu khoa học và những suy tưởng triết học. Với mục đích xây dựng lập trường cá nhân của mình, Soseki đã có sự so sánh giữa Nhật Bản và phương Tây phong phú và sâu sắc: các mẩu ghi chép, thư từ, nhật ký của ông là sự quan sát kĩ lưỡng đời sống văn minh phương Tây :
“Etiquette của phương Tây thì rất phức tạp, còn ngược lại ở Nhật Bản thì lễ nghĩa chỉ là sự bảo vệ cái tôi ích kỷ mà thôi. Đặc biệt là Nhật Bản không thoát được tính artificiality nên tuy không lễ nghĩa mà lại có artificiality, và cũng có vulgarity gắn liền với sự thiếu lễ
26
nghĩa trong giao tiếp, còn nếu không có lễ nghĩa mà có spontaneity thì chưa hẳn có lợi mà còn có hại, thêm vào đó còn có cái hại của nghi lễ là sự ngớ ngẩn”.(Nhật ký ngày 15 (thứ hai) tháng 4 năm Minh Trị 34)
“Vì nguyên tắc chính trong giao tiếp ở phương Tây là không làm tổn thương hay phật ý người khác, nên họ không để cho người ngoài nhận thấy vẻ mặt hay tâm trạng không vui của mình. Có thể nói việc che giấu tình cảm là rất cần thiết, tuy nhiên điều đó không được thể hiện rõ ở người Nhật Bản.” (Mẩu ghi chép số 12, năm Minh trị 34) [72]
Yukichi Fukuzawa, nhà tư tưởng chính trị lớn nhất của Nhật Bản thời Minh Trị cho rằng: “độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân.”Với cách nghĩ này, Soseki nhận định thời Minh Trị là thời kỳ hạn chế sự phát triển cá nhân: “Đất nước lâm nguy thì tự do cá nhân bị hạn chế, đất nước thái bình thì tự do cá nhân được mở rộng, đó là chuyện đương nhiên. Nếu đã có dù chỉ một chút nhân cách cũng không thể nào bỏ qua điều đó để có thể thờ ơ, bàng quan và chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân trong trường hợp có nguy cơ mất nước” Mặt khác, ông lại kiến giải rằng: “Quốc gia là quan trọng, nhưng rõ ràng chúng ta không thể cứ nhắc mãi từ “quốc gia” suốt ngày để tỏ ra gắn bó với tổ quốc”. [72] Chính kiến này cho thấy Soseki có cách nhìn sâu sắc từ sự tiếp thu vấn đề cá nhân ở phương Tây. Con người phương Đông luôn tôn sùng quốc gia, cống hiến trọn vẹn, làm “mờ hóa” bản thân. Nhưng muốn phát triển một quốc gia thịnh vượng tất yếu mỗi cá nhân phải tự tu dưỡng, vừa biết phát huy bản thân vừa biết kiềm chế để hòa vào lợi ích chung mới là một cá nhân xuất sắc.