6. Bố cục của luận văn
2.4.2. cao sự công bằng xã hội
Nhân vật mong muốn một thế giới tốt đẹp trong tâm tưởng là một thất bại trong việc “tìm đường” của Soseki, không giống như những nhân vật trong văn học truyền thống là sự chiêm nghiệm, đó là lối suy nghĩ chủ quan, muốn thế giới trong tầm tay của mình, điều này đã kết lại thành nỗi u uất cô đặc trong giai đoạn sáng tác sau này của ông. Trong Người đi đường (Koujin) nhân vật H đã phân tích sự phê phán hiện thực của Ichiro và cho rằng suy nghĩ của Ichiro đã vượt xa thực tại xã hội: “Nếu thử tưởng tượng về thế giới mà anh của cậu tự tạo ra cho mình theo dự đoán của bản thân, thì đó hẳn là một thế giới tiến bộ hơn nhiều so với xã hội bây giờ. Như vậy về mặt thẩm mỹ, tri thức hay luân lý anh ấy đều phải chịu đựng một thế giới trì trệ hơn mình nghĩ.” [60] Chính tâm trí của con người luôn muốn cải tạo lại xã hội đã khiến họ rơi vào bế tắc, tự mình gây ra âu sầu ảo não. Cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ), dù tuổi thơ và những năm tháng thiếu niên ở Tokyo trôi qua chẳng mấy êm đềm nhưng Tokyo vẫn là thiên đường so với vùng quê hẻo lánh, cậu tự hào về người Edo, chê bai không tiếc lời người nông thôn vì trong tâm trí của cậu nông thôn là một thế giới quá trì trệ, lạc hậu so với thành thị.
Cậu ấm ngây thơđề cao lý tưởng công bằng, hầu hết người Nhật đều rất thích thú khi đọc tác phẩm này, nó mang đậm tinh thần của võ sĩ Samurai: không để ai được phép bắt nạt mình. Cậu ấm là nhân vật có thể đại diện cho những người thực thi công lý trong xã hội, nhằm trừng trị những kẻ xấu đầy quyền hành mà không ai dám đụng đến. Cậu ấm sống theo tôn chỉ công bằng, luôn nhìn mọi thứ theo thế giới riêng của mình. Hành động của cậu ấm không phải là sự nổi loạn, chống lại xã hội, anh ta đã nhượng bộ dư luận xã hội. Sự trừng trị Áo Đỏ và Hề Trống là sự cảnh cáo mang tính cá nhân, được thực hiện bài bản, có chứng cứ rõ ràng và những kẻ xấu đó không dám tố cáo cậu ấm và Nhím. Nhân vật yêu cầu sự công bằng, muốn giúp đỡ người khác chúng ta có thể “nhìn thấy” ở con mèo (Tôi là con mèo), cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ), chàng họa sĩ (Gối đầu lên cỏ). Họ là kiểu nhân vật của những cuộc hành trình; là người khẳng định đạo lý truyền thống theo cách này hay cách khác; là người kêu gọi bảo tồn giá trị truyền thống trước làn sóng ồ ạt của phương Tây, biến nó
61
thành sức mạnh tự vệ. Phản ứng của con người cá nhân trước sự đe dọa của giá trị truyền thống là phản ứng tất yếu ở các nước Đông Á trước làn sóng phương Tây. Nhà văn Hồ Biểu Chánh được xem là nhà văn đạo lý vì ông đã xây dựng nhân vật hành đạo nhiều hơn bất cứ nhà văn cùng thời nào vì ông luôn đau đáu trước sự suy vi nhanh chóng của những đạo lí truyền thống ở miền Nam Việt Nam trước những ảnh hưởng của lối sống phương Tây. Cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) đạt được sự công bằng nhưng đó là sự công bằng không được thừa nhận, chỉ trong phút chốc. Cũng như chàng họa sĩ dù được nhìn ngắm khung cảnh nên thơ và hòa mình trong đó nhưng thực tế vẫn không tránh khỏi những nhức nhối của đời sống hiện thực.
Từ sự đề cao lí tưởng công bằng xã hội, Soseki luôn chú trọng nêu những biểu hiện của bất bình đẳng, trong xã hội hiện đại hóa khi con người quá đề cao cá tính của mình thì bất bình đẳng càng nặng nề: “Giống như thiên nhiên kỵ chân không, con người rất ghét bình đẳng” [38, tr.320] Trong những tác phẩm giai đoạn đầu, ông đặt nó vào chủ đề trang phục phân biệt con người mà chúng tôi gọi là “Triết lý quần áo”. Con mèo khi theo ông chủ của mình đến nhà tắm công cộng đã đúc kết về sự bất bình đẳng trong thế giới loài người, dù khỏa thân như nhau con người vẫn không đạt được sự bình đẳng, tìm cách hơn thua đối phương. Ngài hiệu phó trong Cậu ấm ngây thơ cũng cố gắng phân biệt vị trí của mình với các giáo viên khác bằng chiếc áo đỏ hắn mặc quanh năm.Quần áo là biểu hiện cho vị trí của con người, nó không còn đơn thuần xuất phát từ nhu cầu sinh học nữa mà đã trở thành công cụ phân biệt giữa người và người:
“Từ ngày xửa ngày xưa thiên nhiên đã tạo ra con người bình đẳng như nhau, nên khi sinh ra ai cũng trần truồng như nhau. Nếu bản tính của con người là an phận với sự bình đẳng này thì lớn lên vẫn mãi mãi không mặc quần áo gì cả. Nhưng trong số những người không mặc quần áo đó bỗng có một người nói rằng “Nếu ai cũng như thế này thì việc học hành chả có ý nghĩa gì cả. Mình cố gắng vất vả cũng chả nghìn thấy thành quả gì. Phải làm thế nào để mình là mình, ai nhìn vào cũng biết đó là mình thì mới được!” [38, tr.318]
Lịch sử ra đời của trang phục rất đơn giản: xuất phát từ nhu cầu muốn khẳng định mình, phân biệt mình với người khác. Triết lý về trang phục trong tác phẩm của Soseki chưa khái quát đến cấp độ biểu tượng dù nó mang sức gợi rất lớn, nó chỉ dừng lại là chi tiết đắt giá cho tác phẩm. Cái khác nhau giữa mặc quần áo và không mặc quần áo mang những tầng nghĩa sâu xa hơn nữa. Không phải chỉ là văn minh và mông muội, không phải chỉ là bình
62
đẳng và bất bình đẳng mà tận cùng là bi kịch của con người khi đẩy cá tính của mình lên quá cao. Cá tính hóa giúp chúng ta không lẫn vào đám đông, giúp chúng ta khẳng định cái Tôi của mình giữa tập thể. Nhưng sự khẳng định đó khi được thỏa mãn nó sẽ đòi hỏi nhiều hơn nữa, chúng ta đòi hỏi mình là duy nhất, tất yếu sẽ sa đà và mất kiểm soát: “Cái gọi là “đề cao cái tôi” của người đời bây giờ chính là sự phân chia quá rạch ròi ranh giới quyền lợi giữa ta với kẻ khác. Thế rồi, cùng với sự phát triển của xã hội, “cái tôi” này ngày càng sắc bén, đi đến chỗ không còn một cử chỉ, một hành động nào còn có thể tự nhiên như nhiên nữa.” [38, tr.547]
Qua khảo sát nguyên nhân về lối suy nghĩ chủ quan của những nhân vật mong muốn một thế giới tốt đẹp theo ý mình, chúng tôi nhận thấy điều này đưa đến một hệ lụy đó là sự phân biệt những tầng lớp người trong tác phẩm của Soseki. Ông giáo Kushami coi thường tầng lớp tư sản, tầng lớp lao động hám lợi…Đây cũng là một trong những nguyên nhân các nhà văn thuộc trường phái khác nhận xét ông có thái độ “Người trên nhìn kẻ dưới”. Người đọc dễ dàng nhận ra ông có thái độ “không vừa lòng” tầng lớp tư sản mới nổi mê đắm đồng tiền, những người dân lao động không nhận ra chân giá trị, bị xúi giục bởi đồng tiền, kể cả những học sinh được giáo dục nhằm mục đích trở thành nhân tài giúp nước cũng bị đồng tiền chi phối:
“Vốn dĩ ông chủ là người, nếu mà nói đến giáo sư, tiến sĩ gì đó thì ông ta nể, chứ rất lạ là mức độ kính trọng của ông đối với các nhà doanh nghiệp lại rất thấp. Ông ta tin rằng cái chức giáo viên trung học của ông oai hơn doanh nhân. Dẫu không tin như vậy thì với bản chất không thức thời, ông cũng đoạn tuyệt mọi sự nhờ vả cũng như ân sủng của những doanh nhân, những kẻ lắm tiền, coi đó là sự mờ ám. Đã không có ý định nhờ vả như vậy thì dẫu có là người giàu có hay thế lực đến đâu cũng chẳng liên quan gì đến ông cả. Vì vậy, ngoài xã hội học giả ra, ông hoàn toàn xa lạ với mọi lĩnh vực. Đặc biệt đối với doanh nhân, ông không hề biết ai, làm gì, ở đâu. Mà có biết thì ông cũng không hề mảy may tôn kính hay nể sợ.” [38, tr.126-127]
Soseki có một sự ưu ái đặc biệt dành cho tầng lớp Samurai, không hẳn vì ông xuất thân từ tầng lớp này nhưng nó vốn là đặc trưng của tính cách Nhật Bản, không bị hòa lẫn. Thời kì Edo là thời kì tầng lớp Samurai phát triển cực thịnh, chính quyền Mạc phủ Tokugawa chọn Tân nho làm quốc giáo, nếu ở giai đoạn trước, tầng lớp võ sĩ là những người thất học thì ở thời kì này, Samurai cũng là Nho sĩ (chủ trương của Yamaga Soko để
63
xây dựng tinh thần võ sĩ đạo trở thành tinh thần của Nhật Bản). Samurai đã trở thành hình mẫu văn hóa, giáo dục và trí tuệ trong xã hội Nhật Bản. Trong tác phẩm của Soseki luôn có sự đối lập giữa phẩm chất Samurai và bản chất tư sản. Ông giáo Kushami cùng những người bạn trí thức của ông rất ghét bà Mũi (đại diện cho tầng lớp tư sản) và những người bạn theo nghiệp kinh doanh. Cậu ấm ghét ông chủ buôn đồ cổ, hết lời ca ngợi người chủ nhà là Samurai. Tinh thần của cậu ấm và Nhím là tinh thần Samurai chính hiệu, Cậu ấm có lẽ là nhân vật mang đậm tính Samurai nhất, chi tiết sự rạn nứt trong gia đình với người anh đam mê kinh doanh và hai anh em không bao giờ gặp nhau nữa là một ví dụ điển hình.
Mối dây liên kết phần lớn câu chuyện Tôi là con mèo là sự mập mờ trong mối quan hệ giữa anh Kangetsu và con gái nhà doanh nghiệp Kaneda, từ câu chuyện ban đầu của anh về cô gái gọi tên anh khi mê sảng đã rất mơ hồ đến chuyện Bà Mũi (mẹ của cô gái-vợ nhà doanh nghiệp) với cái mũi vĩ đại và cách ăn nói trịch thượng, bà ta đến nhà ông giáo để tìm hiểu về anh Kangetsu, thói hợm hĩnh và giả dối của đại diện tầng lớp tư sản chạy theo đồng tiền này bị cánh trí thức phê bình không thương tiếc. Bà ta đang xẵng giọng với Meitei và ông giáo nhưng khi nghe Meitei khoác lác bừa rằng bác ông ta là một Nam tước, bà ta liền đổi giọng thân mật, cảm ơn vì đã quấy quả ngài Nam tước nhiều về chuyện hôn nhân của con gái. Đó là những thứ giả tạo, chẳng có ngài Nam tước, chẳng có chuyện nhờ vả, chẳng qua đó chỉ là chương trình lập trình sẵn tạo những mối quan hệ của giới làm ăn. Đến cuối tác phẩm, mối duyên của chàng Kanghetsu và cô tiểu thư đỏng đảnh của nhà tư sản Kaneda vẫn không thành, giống như ông giáo nhận xét: một nhân tài trong ngành học thuật không thể hợp với một con tem biết đi. Hay trong quan niệm của Soseki, trí thức không thể kết hợp với tư sản.
Những giải pháp xoa dịu tâm hồn cũng không thỏa mãn hoàn toàn chứng u uất và sự bế tắc của Soseki, ông tìm đến thử nghiệm những cái chết trong các tác phẩm giai đoạn sau “Làm sao ta có thể tìm ra một lối thoát ngoại trừ đi tu, phát điên hoặc chết”.[72]