Tìm sự giải thoát trong cái chết

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 65)

6. Bố cục của luận văn

2.4.3. Tìm sự giải thoát trong cái chết

Trong bối cảnh xã hội đáng thất vọng, những cá nhân chỉ biết đứng bên lề, bình phẩm thì những tiêu cực càng phơi bày đến tận cùng của nó, con người càng chao đảo, bế tắc.Ông giáo Kushami giữa cuộc tranh luận về con người cá nhân trong phòng sách đã mạnh mẽ nói: “Dẫu gì thì gì, xã hội mà cứ phát triển theo cái đà này thì tôi cũng chả muốn sống

64

nữa.” [38, tr.551] Tâm lý muốn tìm kiếm sự thanh thản bằng cái chết của Soseki thể hiện sự bất lực của ông: không tìm được lối thoát cho chính mình. Ở những tác phẩm khởi nghiệp, những nhân vật của Soseki mong muốn tìm đến cái chết như một phương cách để giải thoát, chứ chưa phải là con đường tất yếu họ phải đi như trong những tác phẩm giai đoạn sau. Ở những tác phẩm giai đoạn đầu của Soseki, ông đã dự báo trước những cái chết tất yếu của những cá nhân bất lực trước xã hội: “Chết là khổ rồi, nhưng không chết được còn khổ hơn nữa. Với những công dân bị suy nhược thần kinh thì sống còn khổ hơn nhiều so với chết. Cho nên người ta cho cái chết là khổ, không phải vì không muốn chết mà vì nỗi lo phải chết như thế nào cho hay đây?” [38, tr.579] điều này cho chúng ta cái nhìn thấu hiểu hơn với cái chết của Tiên sinh trong Nỗi lòng, thấu hiểu vì sao ông ta chấp nhận sống vô ích, vật vờ qua nửa đời người mà không tìm đến một kết cục cho mình. Tiên sinh tự tử vì thời điểm đã đến, khi tiếng chuông báo tử của Thiên Hoàng Minh Trị vang lên, một thời đại đã kết thúc, nhưng trên hết, Tiên sinh đã giãi bày được với Tôi điều nhắn gửi với thế hệ mai sau. Con mèo sau khi nghe những trí thức-những cá nhân bất mãn trước thời cuộc bàn luận về cái chết (chết để không phải đau khổ, không phải nhìn thấy những cảnh chướng tai gai mắt của xã hội) đã than thở: “Cái chết là nghiệp định của vạn vật. Nếu sống mà không có tác dụng gì thì chết sớm đi có khi lại là khôn. Theo luận điểm của mấy ông thầy kia thì vận mệnh của loài người là sẽ đi tới tự sát. Không khéo thì rồi mèo cũng sẽ sinh ra trong một thế giới bế tắc như thế mất thôi.” [38, tr.579]. Con mèo cảm thấy đã trở thành một phần của xã hội con người, con đường mà nó chọn nhằm xác định vị trí của một con mèo bị bỏ rơi, không tên, lọt thỏm giữa xã hội là hòa nhập vào xã hội loài người, nhưng kết cục mà nó nhận được là nỗi đau của con người trong nhân thế, nó đã chết theo một cách rất người: uống bia say và ngã vào bồn nước nhưng cảm giác khi đến với cái chết của nó là cảm giác đến với cõi thái bình, không hề sợ hãi mà thanh thản đón nhận: “Tôi đã chết. Chết để được sự thái bình này. Thái bình là cái thứ chỉ có chết mới có được ! Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật ! Hay quá ! Tốt quá.” [38, tr.582].

Con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki luôn quẩn quanh, u uất không lối thoát, không hiểu những rắc rối phiền toái của mình đến từ đâu. Soseki nhận thấy rằng người Nhật đang suy nghĩ và hành động không giống như bản chất của họ. Nhân vật cậu ấm chỉ biết một mặt hoặc bên trong hoặc bên ngoài, chỉ nhận biết được hoặc tốt hoặc xấu. Chúng tôi gọi

65

đây là kiểu nhân vật chưa trưởng thành: nếu hiểu các nhân vật của Soseki là sản phẩm của buổi giao thời, của quá trình hiện đại hóa, thì có thể hiểu những nhân vật này với hành động và suy nghĩ của mình vẫn chưa có sự trưởng thành nhất định. “Biểu hiện chưa trưởng thành” của con người cá nhân trong làn sóng chạy theo văn minh là điều Soseki muốn “đánh động” xã hội, chính vì thế chúng ta thấy hiện lên những chân dung khiếm khuyết: Áo Đỏ văn minh nửa vời, ông giáo Kushami là Địa tạng cản đường… Ở giai đoạn sau, Soseki xây dựng những nhân vật mang nặng sự tự vấn bản thân nên càng âu sầu ảo não nhưng đã biết kết cục cần thiết cho mình. Con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki coi trọng cái Tôi của mình đến mức trở thành “ích kỷ”. Con người cá nhân chưa phát triển đầy đủ, vì thế chưa thật sự có ý thức về “kẻ khác”. Dấu hiệu trưởng thành của con người cá nhân là biết khẳng định mình đồng thời tôn trọng cái khác mình. Quan hệ giữa Cái Tôi và tha nhân không còn là chiều theo số đông mà đã dần phát biểu chính kiến của riêng mình. Ý nghĩa của khẳng định lập trường con người cá nhân dưới ngòi bút của Soseki không phải là sự đề cao tiếng nói cá nhân mà là lập trường xây dựng một cá nhân như thế nào cho đúng. Vấn đề con người cá nhân mà Soseki đặt ra luôn có tính thời sự, luôn mang nặng tâm sự lo sợ cho tương lai của Nhật Bản. Từ những trải nghiệm trong giai đoạn đầu sáng tác, Soseki đã có cái nhìn sắc bén hơn nhưng đồng thời cũng u uất hơn trong giai đoạn viết văn chuyên nghiệp, vấn đề bất cập của con người cá nhân tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả như lời than thở của nhân vật Ichiro trong Người đi đường (Koujin): “Từ trải nghiệm cá nhân trong thời đại của mình, tôi thấy lo sợ cho số phận của tất cả mọi người không biết sẽ ra sao sau vài thế kỉ nữa” [72]

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT ĐẶC TẢ NHÂN VẬT CON NGƯỜI CÁ NHÂN

Nhân vật con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki được xây dựng nhằm mục đích phát biểu lập trường cá nhân của tác giả, khẳng định tiếng nói giữa thời cuộc và nghệ thuật, vì vậy hầu hết ngôi kể trong tác phẩm của Soseki đều là ngôi kể thứ nhất: xưng “Tôi”. Những sự việc họ chứng kiến, tường thuật là “bệ phóng” để họ bộc lộ suy nghĩ và nhận xét của mình. Tuy nhiên, con người cá nhân trong văn học Nhật Bản không tách rời nhóm xã hội, nếu muốn thể hiện tiếng nói cá nhân họ phải có sự đồng thuận nhất định, Soseki đã khéo léo xây dựng những cặp đôi nhân vật trong tác phẩm của ông, tạo một nhóm hoàn hảo: an toàn, đồng cảm và mạnh dạn phát ngôn. Tâm lý nhân vật con người cá nhân trong văn

66

học Nhật Bản luôn e sợ dư luận xã hội, luôn thường trực tâm trạng bất an và tìm kiếm sự an toàn. Trong tác phẩm của Soseki nó dẫn đến nhân vật luôn gắn liền những không gian đặc thù.

3.1. Ngôi kể “Tôi” và nhân vật tự thuật

Chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism) trở thành chủ lưu trong văn học cận kim Nhật Bản, mặc dù các nhà văn lớn Nhật Bản như Mori Ogai và Natsume Soseki ra sức chống đối, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của trào lưu này, bởi nó đã đặt nền tảng cho tiểu thuyết tự thuật (watakushi shosetsu) hay Tư-tiểu thuyết (tiểu thuyết nói về cái Tôi). Trong đó tác giả sử dụng trực tiếp tiểu sử và kinh nghiệm sống của mình làm chất liệu để sáng tác. Bắt nguồn từ lý luận của chủ nghĩa hiện thực, tiểu thuyết nói về cái Tôi nhanh chóng trở thành dòng văn học chính đầu đời Taisho. Thể loại nhật ký và tùy bút của Nhật Bản được xem là ảnh hưởng gián tiếp và nuôi dưỡng khát vọng bày tỏ của con người cá nhân, khi gặp làn sóng ảnh hưởng văn học Âu Mỹ: tiểu thuyết tự thuật (I-novel) nó đã tạo ra thể loại tiểu thuyết nói về cái Tôi, “thổi bùng” khát vọng bày tỏ cái riêng tư trong thời cận hiện đại. Sau hai nhà văn tiên phong là Shimazaki Toson và Tayama Katai thì Mori Ogai và Natsume Soseki đã ghi tên mình vào những cây bút hàng đầu ở thể loại tiểu thuyết này. Nhân vật tham tán ngoại giao Watanabe trong Đang trùng tu (Mori Ogai) được xem là nhân vật tự thuật, với câu nói: “Ở đây là Nhật Bản” [57] hoan nghênh một Nhật Bản đang xây dựng để bắt kịp làn sóng hiện đại hóa. Với Natsume Soseki, hầu hết giới phê bình đều cho rằng nhân vật cậu ấm trong Cậu ấm ngây thơ là hình ảnh của chính ông với nhiều chi tiết trùng hợp về tiểu sử (ở nhà bà con một thời gian, từng dạy học tại tỉnh Matsuyama) và tính cách chính trực. Trong giai đoạn khởi nghiệp, Soseki luôn sáng tạo nhân vật dựa trên nguyên mẫu là ông, bạn bè làng văn của ông…những sự kiện trong cuộc đời ông đều trở thành điểm nhấn trong tác phẩm. Soseki gây hiểu lầm cho độc giả rằng đó là tác phẩm tự thuật, tuy nhiên những tiểu thuyết Tôi là con mèo, Cậu ấm ngây thơ, Gối đầu lên cỏ chưa phải là tiểu thuyết tự thuật thực sự, đó là những tác phẩm hư cấu mang tính tự thuật. Đặc điểm này giúp Soseki bày tỏ lập trường cá nhân của mình một cách thẳng thắn giữa xã hội thông qua những nhân vật mang hình bóng của ông.

Ngôi kể “Tôi” có cái nhìn chủ quan trước thế giới và thỏa sức bày tỏ nội tâm với những nỗi niềm sâu thẳm. Rõ ràng với tôn chỉ sáng tác nhằm khẳng định lập trường cá nhân, thì

67

ngôi kể “Tôi” là sự lựa chọn hợp lý và thận trọng của Soseki. Những tác phẩm mang tính tự thuật của nhà văn Mori Ogai như Đang trùng tu hay Nàng vũ côngđều không sử dụng ngôi kể thứ nhất. Tác giả đóng vai trò người kể chuyện, nhân vật chính ở ngôi thứ ba. Mori Ogai từng tự gọi mình là “người quan sát”, ông kể chuyện bằng giọng thản nhiên theo xu hướng khách quan vì vậy những tác phẩm của Mori Ogai không đặt trọng tâm ở sự phát biểu chính kiến như Soseki.

Nhân vật “Tôi” cho biết góc nhìn hiện thực với những biến động liên tiếp được thâu nhận, cái Tôi giữa vòng quay của xã hội kể về trải nghiệm của bản thân mình và tất nhiên đằng sau nó là bóng dáng của nhà văn. Nhân vật “Tôi” không đơn giản chỉ thuật lại câu chuyện như nó vốn có mà luôn bộc lộ chính kiến. Người kể chuyện của Soseki, đồng thời là nhân vật tự vấn, phản tỉnh và đúc kết chân lý của cuộc đời. Qua ngôi kể “Tôi”, Soseki khiến người đọc chấp nhận chính kiến của mình một cách kín đáo, nhẹ nhàng, tự nhiên dù những chính kiến cá nhân đó không dễ dàng được chấp nhận giữa những quy tắc ràng buộc của nhóm.

Con mèo với danh xưng Tôi là nhân vật “thoải mái” nhất của Soseki, vì nó không thuộc thế giới con người nên những nhận xét của nó rất khách quan. Con mèo châm biếm giới trí thức, tư sản, tầng lớp lao động, học sinh…bằng khả năng hiểu biết của người và khả năng đột nhập mọi ngóc ngách của mèo. Nó tường thuật mọi diễn biến ở những nơi nó hiện diện, thậm chí nó diễn tả cả những “ngóc ngách” tâm lý. Cùng sử dụng ngôi kể “Tôi” nhưng ở mỗi tác phẩm, Soseki chứng tỏ khả năng biến hóa tài tình của mình, đến Cậu ấm ngây thơ, “Tôi” không kể câu chuyện của người khác mà tường thuật trải nghiệm của bản thân, điều này mang đến sự đối đầu hấp dẫn giữa một cá nhân kiên định trước mọi biến động của xã hội. Nếu con mèo cho chúng ta một cái nhìn toàn diện của những cá nhân đối chọi nhau thì cậu ấm với câu chuyện về chính mình khiến chúng ta suy đoán bản chất của người khác. Theo lời kể của cậu ấm người đọc cũng hoang mang giữa Áo Đỏ và Nhím. Gối đầu lên cỏ

nếu được kể bằng ngôi thứ ba khách quan thì chúng ta sẽ không có được những tuyên ngôn nghệ thuật sâu sắc từ “cái Tôi” vượt thoát chúng nhân.

Cần lưu ý rằng trong tiểu thuyết mang tính tự thuật thì không chỉ ngôi kể thứ nhất mới mang hình bóng của tác giả. Ông giáo Kushami (Tôi là con mèo), Áo Đỏ (Cậu ấm ngây thơ) là những nhân vật tự trào của Soseki, những nhân vật xưng “Tôi” mang tính tự thuật. Chúng tôi cho rằng Soseki đã phân thân mình thành nhân vật tiêu cực và nhân vật cảnh tỉnh

68

để soi xét lại hành động của mình. Ngoài mục đích khẳng định lập trường cá nhân, ngôi kể “Tôi” giúp Soseki giải tỏa ẩn ức tâm lý, thử nghiệm bản thân qua nhiều số phận. Cái Tôi của tác giả thực hiện cuộc hành trình qua nhiều tác phẩm, sống cuộc sống giả định với những biến cố không thể đoán định, đối diện những tình huống chân thật của cuộc đời. Qua các nhân vật của mình, Soseki thử nghiệm cách ứng xử của bản thân đồng thời thăm dò phản ứng của xã hội, ông thể hiện con người u uất và chán ghét xã hội qua hình ảnh ông giáo Hắt hơi dạy tiếng Anh không hòa hợp với vợ, luôn thành kiến với giai cấp tư sản và lánh đời trong phòng sách. Nhân vật này sẽ tiếp tục phát triển thành nhân vật Tiên sinh hoài nghi bản thân và cuộc đời, bỏ phí thời gian trong phòng sách ở Nỗi lòng (Kokoro). Natsume Soseki thực hành lý tưởng công bằng xã hội qua hành động trả đũa, trừng trị những con người xấu xa của cậu ấm. Ông “trở thành” chàng họa sĩ lánh xa cõi đời ô trọc, đắm mình trong nghệ thuật và triết học để thanh lọc tâm hồn (Gối đầu lên cỏ).

“Tôi” trong tác phẩm của Soseki luôn là nhân vật lưỡng lự giữa hai thế giới: thế giới loài mèo-con mèo-thế giới loài người (Tôi là con mèo), nhu cầu cá nhân-cậu ấm-đòi hỏi của xã hội (Cậu ấm ngây thơ), thế giới hiện thực-họa sĩ-thế giới nghệ thuật (Gối đầu lên cỏ). Chỉ có ngôi kể Tôi mới có thể phát biểu chính kiến của mình giữa hai ngả đường. Qua sự lựa chọn con đường, lập trường cá nhân trong cuộc sống và trong nghệ thuật được xác định như chàng họa sĩ trong Gối đầu lên cỏ đã khẳng định lập trường nghệ thuật qua bức tranh về nàng Nami (hình ảnh của nàng tạo ra sự ám ảnh, nhập nhằng giữa phương Đông và phương Tây):

Tuy nhiên nếu gương mặt một người chết trôi mà mà lại có được sự bình yên đến thế thì hình ảnh ấy phải là một huyền thoại hay một biểu tượng. Thể hiện sự đau đớn vể thể xác thì sẽ làm hỏng tinh thần của bức tranh, nhưng nếu là gương mặt hoàn toàn bình thản, không có vẻ gì là đau khổ thì không phản ánh được tình cảm của con người. Phải vẽ một khuôn mặt như thế nào thì mới là thành công nhỉ? Bức tranh Ophelia của Millias thì đúng là thành công đấy, nhưng tôi không tin rằng thế giới tinh thần của danh họa và mình lại giống nhau. Millais là Millais, tôi là tôi. Vì vậy tôi muốn vẽ một bức trang về sự an lạc ở người chết đuối, xuất phát từ cảm hứng của riêng mình. Nhưng chẳng dễ gì mường tượng được gương mặt mà mình muốn thể hiện.” [37, tr.120-121]

Sự cẩn trọng và cân nhắc của chàng họa sĩ đã tỏ rõ lập trường riêng trong sáng tác nghệ thuật. Tâm hồn anh luôn canh cánh, thoát khỏi sức ám ảnh của bức tranh nàng Ophelia

69

phương Tây. Chàng họa sĩ biết rằng mình cần phải làm gì để tìm kiếm nét mặt thật sự của nàng Nami, ở nàng còn thiếu cảm xúc Aware, cảm xúc đáng lẽ phải hiển hiện ở một cá nhân bất hạnh trong xã hội.

Hạn chế của ngôi kể “Tôi” là điểm nhìn không toàn diện, biên độ bao quát không rộng lớn do mang tính chủ quan nhưng để đảm bảo chủ đích giãi bày và thử nghiệm, Soseki đã xử lý khéo léo vấn đề này. Ông giúp nhân vật thâu nhận nhiều sự kiện. Hình ảnh con mèo với khả năng có thể lẻn vào bất cứ nơi đâu nghe được bất cứ câu chuyện gì là khát vọng nắm bắt tất cả trong tác phẩm của Soseki. Một yếu tố nữa đó là những không gian nhỏ thu thập sự kiện gắn liền với các nhân vật của Soseki mà chúng tôi sẽ khai triển vào phần sau.

Lối kể chuyện dí dỏm, đầy châm biếm của giọng kể ngôi thứ nhất trong giai đoạn đầu sáng tác cũng là sự khác biệt lớn trong vấn đề con người cá nhân trong các giai đoạn sáng tác của Soseki. Những đề tài nhàm chán của giới trí thức nhàn rỗi qua giọng kể châm biếm, hóm hỉnh của con mèo luôn gây thích thú; cậu ấm với giọng kể hồi ức cuộc đời mình

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 65)