6. Bố cục của luận văn
2.3.1. Cái Tôi-Tự do-Ích kỉ
Các nhân vật trong tác phẩm của Soseki luôn quay quắt so sánh con người của thời đại ngày nay và quá khứ, nếu truyền thống Nhật Bản không ai đòi hỏi cái cá nhân, thì với con người văn minh hiện nay lại khác, con người phải cố trương ra cái Tôi của mình cho thật mạnh mẽ, phải hơn người khác, ngay cả trong những mối quan hệ ruột thịt: “…thời đại ngày nay là thời đại lấy cái tôi làm trung tâm.”[38, tr.561] thế nhưng “Mỗi cá nhân mạnh lên ngang nhau nên cũng yếu đi ngang nhau. Khi người khác không thể xâm hại được mình thì đúng là mình đã mạnh lên. Nhưng chẳng bao giờ mình có thể đưa tay chạm đến người khác thì thật là con người đã yếu đi rõ ràng so với ngày xưa rồi.”[38, tr.561-562] Hệ quả này xuất phát từ xu hướng bắt chước phương Tây, nền văn minh phương Tây là nền văn minh đề cao cái Tôi và sự nổi bật của mỗi cá nhân trong cộng đồng, dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất là sự vụn vỡ rạn nứt tình thân trong gia đình: ““cái Tôi”-giống như một sự chịu đựng-được thả sức phát triển. Càng phát triển càng được tôn sùng, cho nên chỉ còn cách là tách xa nhau ra hơn.” [38, tr.562]
Những nhân vật của Soseki được ông dụng công xây dựng chân thực như một sản phẩm điển hình của xã hội Nhật Bản thời Minh Trị, vì vậy ông “phơi bày” toàn vẹn, không
42
có nhân vật chính diện và phản diện, chỉ có “con đẻ” của xã hội, khiến xã hội “giật mình nhìn lại”. Con người có nhu cầu chính đáng thể hiện tự do cá nhân, có thể phản ứng lại xã hội nhưng quá đề cao tự do có thể sinh ra con người ích kỉ, tạo thành “chủ nghĩa cá nhân”. Càng giao lưu hội nhập, trao đổi tích cực với phương Tây thì lối sống cô đơn, khép kín vị kỉ (chủ nghĩa cá nhân càng có chiều hướng gia tăng). Điều gì sẽ xảy đến nếu mọi người hành động theo quyền lợi vị kỉ của họ? Xét một khía cạnh nào đó những nhân vật chính của Soseki như ông giáo, cậu ấm cũng đáng chê trách, chỉ sống theo ý thích của mình, không để ý đến nhu cầu của xã hội. Nhu cầu cá nhân của con người được thể hiện hết sức đơn giản: nhu cầu ăn mặc, giải trí và phát ngôn, nhưng khi đọc những nhu cầu đó trong thế bủa vây của những ràng buộc xã hội, ta thấy đó là những vấn đề lớn, như những nhân vật khác trong tác phẩm, người đọc bị dẫn dắt vào thế soi xét những nhu cầu vốn dĩ rất bình thường đó.Con người tự cô lập mình khi khăng khăng khẳng định cái Tôi, tự mình xa rời xã hội.
Nhân vật Kushami (Tôi là con mèo) là giáo viên nhưng ông ta không xử sự mẫu mực, bao nhiêu tính xấu đem khoe hết ra ngoài (thường hát trong nhà xí “như ta đây là Bình Tông Thịnh”…vang vang lên cả xóm đều nghe vẫn mặc kệ), ông giáo là người bỏ mặc ngoài tai người khác bàn tán về mình, sống theo kiểu của mình, không muốn thay đổi vì bất cứ lý do gì. Chính vì lối sống theo ý thích của mình, ông giáo trở thành người không thể hiểu nổi trong mắt bà vợ, là Địa tạng cản đường theo lời cô cháu gái, là cái gai bất trị trong mắt nhà tư sản Kaneda, cuối cùng ông luôn u uất bực dọc vì bị người khác tọc mạch, rình rập, quấy phá. Nhà triết học-bạn thân của ông giáo Kushami-nhân vật phát ngôn cho lý lẽ trong tác phẩm Tôi là con mèo đã đúc kết: “Nếu cha mẹ sinh ra mình khéo léo, phù hợp với thời thế thì hạnh phúc nhất. Nhưng nếu không may không hợp thời thế thì phải một là gắng chịu, hai là chịu cho đến khi hòa hợp được vào cuộc đời, ngoài ra không có cách nào khác cả.” [38, tr.384-385] Để giải tỏa nỗi bất bình của mình, ông giáo không còn cách nào khác phải hòa hợp vào xã hội mà ông đang chán ngán kia, thiên hạ cầm đũa thế nào ông cũng phải cầm như vậy, chịu đựng và dần dần hòa hợp là cách con người tồn tại giữa xã hội: “Thoải mái hay không thoải mái tùy thuộc vào cảm nhận của mình thôi. Nếu sống giữa lũ bọ mà không chịu nổi thì làm sao sống trong đám muỗi được?”[37, tr.78] đây là lời nói bâng quơ của Nami nhưng chứa đầy triết lý. Chàng họa sĩ cũng đồng ý rằng chỉ có trong tranh mới là thế giới không có cả muỗi và ruồi (những lời bình phẩm của người đời), cuộc đời thực không có nơi chốn nào thanh thản.
43
Con người có nhu cầu chính đáng về cách sống cách sinh hoạt của mình nhưng thoải mái quá lập tức sẽ dẫn đến sự phản ứng của xã hội. Cậu ấm đã phải nhường bước khi nhận ra mình quá yếu thế, lối sống tự do của anh ta gây không ít phiền hà. Sự tự do quá mức thường dẫn đến hậu quả, trong đêm trực trường, cậu ấm đã tự ý đi thưởng thức thú vui tắm suối nước nóng. Anh ta biện minh rằng lần đầu tiên đến trường, anh ta cũng không thấy người trực trường đâu. Cậu ấm là người tự suy nghĩ theo lối riêng, dễ dãi với bản thân, điều đó ngay cả người tốt như Nhím cũng không đồng tình.
Các nhân vật trong giai đoạn đầu sáng tác của Soseki có xu hướng muốn nắm bắt người khác nhưng không muốn người khác nắm bắt mình (Người viết nhấn mạnh.). Soseki xây dựng hình ảnh con mèo như một “con mắt theo dõi” nó có thể lẻn vào nơi con người không thể vào, nghe và chứng kiến những điều bí mật nhất: “Tôi không có khả năng dùng ba tấc lưỡi để trao đổi, chuyện trò, nói tất cả suy nghĩ của mình với các thầy Meitei, Kangetsu, Kushami. Song bù lại, tôi lại hơn hẳn các thầy cái biệt tài lẻn trộm vào đâu đó, mà chỉ có loài mèo mới có được. Có thể làm thành thạo cái mà người khác không làm được là một sự khoái trá.” [38, tr.147] Khả năng có thể lẻn vào bất cứ nơi đâu, nghe được bất cứ câu chuyện gì là sự tự hào của con mèo, là dấu hiệu của một cá nhân muốn nổi bật trong xã hội. Có thể hiểu con mèo chính là “con mắt” là khát vọng nhìn vào con người theo những cách khác nhau, đầy đủ khía cạnh nhất.
Nhân vật Cậu ấm hai lần chuyển chỗ trọ, có hai người chủ nhà nhưng anh ta lại rất thích bà chủ nhà thứ hai, anh ta say sưa nghe bà ta kể lại tất cả tình hình ở thị trấn từ trước khi anh ta đến, đặc biệt mối quan hệ rắc rối giữa Bí Đỏ-Madonna-Áo Đỏ…thậm chí không hề khó chịu khi nghe giọng địa phương của bà ta (đệm từ “nhể” cuối câu), trong khi anh ta ghét thậm tệ khi học trò mình nói như thế. Nhân vật cậu ấm thu hút người đọc ở sự khăng khăng lập trường của mình trước hoàn cảnh nhưng chúng tôi cho rằng điều này hoàn toàn ngược lại. Cậu ấm dù mạnh mẽ hơn ông giáo Kushami nhưng cũng “vật lộn” với dư luận xã hội, phải kiềm chế lại bản thân mình khi đến dạy tại thị trấn bé nhỏ này, trong khi với gia đình anh ta không hề thỏa hiệp. Cậu ấm và Nhím quyết tâm đánh Áo Đỏ và Nịnh Hót là vì giọt nước tràn ly cuối cùng, Cậu ấm và Nhím đã mang tiếng xấu là những tên du đãng trên báo chí, trong khi họ là những giáo viên, điều này đã khiến họ mất danh dự trầm trọng, đối với người Nhật mất danh dự là điều nghiêm trọng nhất. Họ đánh Áo Đỏ không phải chỉ vì những việc xấu hắn đã làm, tội lỗi nặng nhất của hắn là bôi nhọ danh dự, lòng tự trọng của
44
họ. Chàng họa sĩ đến sơn thôn vắng vẻ để tĩnh tâm nhưng lại rất quan tâm đến câu chuyện của cô gái Nami, anh ta lắng nghe câu chuyện từ anh thợ cắt tóc, đến chú tiểu, sư trụ trì, hỏi han cô hầu phòng và tự mình kiểm chứng thông qua hành động của cô gái.
Con người cá nhân dưới ngòi bút của Soseki có ý thức soi xét bản thân mình và gương soi là một trong những công cụ soi rọi bản thân mà Soseki sử dụng, muốn khẳng định được lập trường bản thân trước xã hội, phải hiểu được “phần tối” trong tâm hồn mình:
“Nhưng khi chính mình ngán ngẩm mình, khi bản thân đã tàn héo thì không có thuốc nào hiệu nghiệm bằng soi gương. Xấu, tốt rõ ràng hết. Nhất định sẽ tỉnh ngộ ra rằng cái mặt thế này mà bấy lâu nay vẫn dám vênh vênh sống làm người cho đến hôm nay ư? Khi biết được như vậy là lúc đáng quý nhất trong đời người. Không có gì đáng kính nể bằng tự mình thừa nhận sự ngu xuẩn của mình. Trước sự ngu xuẩn tự giác này, tất cả những kẻ vĩ nhân đều phải cúi đầu mà tạ lỗi. mặc dù người ấy ngang nhiên cười giễu bản thân mình, nhưng người khác nhìn vào thì thấy, sự ngang nhiên đó chính là cúi đầu tạ lỗi.” [38, tr.399] Biểu tượng gương soi là biểu tượng truyền thống trong văn hóa và văn học Nhật Bản, xuyên suốt hành trình lịch sử, gương soi mang sứ mệnh ca ngợi vẻ đẹp và soi rọi tâm hồn con người. Soseki đã sử dụng tấm gương như một sự phản chiếu và đối diện để con người tỉnh ngộ, xấu tốt được thể hiện rõ ràng, và giây phút thật nhất của con người là giây phút đối diện cùng gương soi:
“Vậy là trong lúc miễn cưỡng đối diện với chiếc gương, tôi đã một mình đóng vai đến mấy con quái vật. Thoạt tiên thì tôi cũng phải công nhận khuôn mặt trong gương của mình hơi thiếu thẩm mỹ, nhưng xem xét kĩ chiếc gương từ cấu tạo cho đến màu sắc, những chỗ bong lớp bạc để ánh sáng lọt qua thì thấy bản thân chiếc gương này mới là một vật thể cực kì xấu xí. Khi bị kẻ tiểu nhân xúc xiểm thì ta chẳng có gì phải đau khổ vì lời xúc xiểm ấy, nhưng nếu cứ phải sống trước mặt kẻ tiểu nhân thì chắc là ai cũng cảm thấy khó chịu.” [37, tr.86]
Chàng họa sĩ đã có lối so sánh độc đáo, cho chiếc gương là kẻ xúc xiểm, là kẻ tiểu nhân giữa xã hội này, con người lúc nào cũng phải đối diện với những kẻ tiểu nhân như thế, và sự méo mó về nhân cách đôi khi không xuất phát từ bản thân con người mà xuất phát từ miệng lưỡi của những kẻ tiểu nhân.
45