Không gian sự kiện

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 81)

6. Bố cục của luận văn

3.4.1. Không gian sự kiện

Những nhân vật của Soseki được cụ thể hóa và phân biệt bằng bức tranh nội tâm sâu sắc được phơi bày qua từng sự kiện tác động. Như Soseki quan niệm về văn chương, thưởng thức một tác phẩm văn chương phải có tri thức về xã hội. Tác phẩm của ông được xây dựng trên nền tảng những sự kiện xã hội, sự phát triển biện chứng của xã hội, điều đó giải thích vì sao những vấn đề Soseki đưa ra đã tiên đoán đúng tình trạng của xã hội Nhật Bản hiện đại. Nguyên nhân chúng tôi khảo sát không gian sự kiện vì nó gắn liền với suy nghĩ của con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki. Ở chương hai, chúng tôi đã khảo sát tâm lý dè chừng và mong muốn nắm bắt người khác nhưng không muốn người khác nắm bắt mình của con người cá nhân, tâm lý đó tạo nên xã hội đầy rẫy thám tử. Ông giáo Kushami, cậu ấm luôn bị ám ảnh vì sự soi mói của thám tử nhưng họ không biết rằng chính mình cũng đóng vai trò đó. Hình ảnh thám tử gắn liền với hành động thu thập tin tức. Trong tác phẩm của Soseki luôn có những không gian thích hợp để thu thập sự kiện.

Không gian sự kiện của Soseki mang đậm tính hài kịch Rakugo phản ánh thái độ, tư tưởng, cách lao động và những kiểu hưởng thụ mang đặc trưng của văn hóa thị dân. Trong đó, văn hóa giải trí, cùng với văn hóa ăn uống và văn hóa đi lại, được coi là một trong những biểu hiện cao nhất của đời sống vật chất, tinh thần của thị dân Edo được phản ánh trong Rakugo. Văn hóa thị dân thật sự tự do, cảm hứng (nhiều khi ngẫu hứng), khoáng đạt và hướng vào những lạc thú tự nhiên của con người. Điều này giúp Soseki xây dựng những nhu cầu bình thường của con người mang tính trào lộng qua ông giáo Kushami và Cậu ấm, đẩy lên thành bất bình thường trong con mắt khắt khe của xã hội. Kỹ viện và kỹ nữ, tắm bồn, tắm suối nước nóng, tiệm cắt tóc đều được miêu tả rất nhiều trong các tác phẩm giai đoạn đầu của Soseki. Tất cả là những thú giải trí của tầng lớp thị dân, được phản ánh đậm đặc trong hài kịch Rakugo, trong tác phẩm của mình Soseki sử dụng nó để tô đậm tính cách của con người, những thú giải trí đó giúp ông thấu tỏ bản chất của con người.

Trong Tôi là con mèo, khung cảnh bồn nước nóng nơi hàng trăm con người đang chen nhau ngâm mình trở thành đề tài cho con mèo nhạo báng. Tiếng bàn tán, bình phẩm chê bai nhau của đủ mọi tầng lớp người, dù đã khỏa thân hoàn toàn nhìn bề ngoài ai cũng như ai nhưng con người vẫn phân biệt nhau rõ ràng qua hành động và lời nói. Những sự kiện được con mèo thâu nhận như một thế giới thu nhỏ của xã hội văn minh đang sôi động ngoài kia,

80

người ta nói về súng ống, chiến tranh, cách chữa bệnh nhưng cái mà con mèo kể lại là những cách hành xử cá nhân, lên giọng hiểu biết, tranh giành, quát tháo và nghi kị nhau. Mỗi người trong bồn nước nóng chăm chăm lợi ích của mình với hai chinh rưỡi tiền phí họ tận dụng tối đa vị trí mà mình đã mua. Tắm bồn công cộng, khỏa thân ai cũng như ai nhưng con người vẫn cứ tìm cách hơn thua nhau: “Cởi bỏ hết áo khoác, quần đùi, quần dài, cố gắng để cho bình đẳng. Vậy mà trong đám đông trần như nhộng ấy lại vẫn xuất hiện kẻ hào kiệt trần truồng, áp đảo đám người khác. Bình đẳng là cái, dù có trần truồng đến mấy cũng không thể đạt được!” [38, tr.332] Khu suối nước nóng trong Cậu ấm ngây thơgiúp cậu ấm khám phá ra bản chất của ngài hiệu phó, đây là nơi lén lút gặp gỡ của ông hiệu phó đạo mạo và cô Madona (đã đính hôn với Bí Đỏ-một thầy giáo khác trong trường), đó cũng là nơi ông hiệu phó lén lút ở cùng nàng Gheisa trong khi ông ta luôn cao giọng: làm giáo viên thì không được giải trí bằng những hình thức tầm thường đó: “Áo Đỏ láu cá định trí trá lừa mọi người hay là hèn nhát không dám ra mặt? Nhưng ở cái xứ chật hẹp này, chẳng phải chỉ có một mình tôi đã gặp phiền toái.” [34, tr.152] Từ những điều mắt thấy tai nghe về Áo Đỏ, cậu ấm đã biết xử sự như thế nào với kẻ nham hiểm, giảo hoạt như hắn.Tiệm cắt tóc trong

Gối đầu lên cỏ là nơi chàng họa sĩ nghe câu chuyện về cô gái Nami, những câu chuyện hư hư thực thực, và lời cảnh báo chàng nên tránh xa cô gái.

Một không gian thu thập sự kiện khác dường như là motip trong hầu hết những tác phẩm của Soseki đó chính là không gian nhà trọ, không gian của sự tạm bợ và nơi dừng chân trên những chuyến hành trình. Con mèo ở trọ trong nhà ông giáo được chứng kiến toàn cảnh cuộc sống của những trí thức nhàn rỗi, tầng lớp tư sản “dựa hơi” đồng tiền, chàng họa sĩ và niềm thi vị đặc biệt trong không gian nhà trọ. Cậu ấm và hai lần chuyển nhà trọ được bà chủ nhà kể cho nghe tất cả những câu chuyện từ xưa đến nay trong thị trấn: Bí Đỏ đính hôn với Madona nhưng khi gia đình anh sa sút, cuộc hôn nhân bị hoãn lại, nhân cơ hội đó Áo Đỏ xen vào, Nhím thấy bất bình nên lên tiếng nhưng Áo Đỏ trơ trẽn cãi lại. Những câu chuyện đó khiến cậu ấm hoang mang không biết Áo Đỏ và Nhím ai là người tốt ai là người xấu.

Với không gian nhà trọ, mục đích thu thập sự kiện được đặt song song với mục đích chiêm nghiệm cuộc đời. Chàng họa sĩ trong Gối đầu lên cỏ ở nhà trọ suối nước nóng, lần lượt trải qua những trạng thái thăng hoa cảm xúc từ những không gian tuyệt đối yên tĩnh, xa

81

lánh bụi trần: “Sau đó thì mọi thứ chìm trong yên lặng, giống như không có sự tồn tại của con người.” [37, tr.44]

So với truyện ngắn của mình, không gian nhà trọ trong tiểu thuyết được Soseki diễn giải kĩ hơn về cảm xúc của nhân vật. Tháp London một trong những tập truyện ngắn được sáng tác trong thời gian ông du học tại Anh, truyện ngắn Phòng cho thuêlà truyện cô đọng, tập hợp những cuộc gặp gỡ, không trực tiếp bày tỏ cảm xúc nhưng cảm xúc òa vỡ khi kết thúc câu chuyện, con người không chịu nổi sự tột cùng cô đơn. Truyện ngắn Phòng cho thuêcó bối cảnh tại Anh quốc, do đó cảm giác của người ở trọ còn mang một sự lạ lẫm với ngoại nhân. Người ở trọ lần lượt gặp bà chủ nhà trông không giống người Anh, cha bà ta trông giống người Đức, người anh trai không có nét gì giống bà nhưng lại rất giống cô bé giúp việc, người khách trọ K ít khi ở nhà, hay lưu diễn xa. Những con người đó như những mảnh ghép, ít nói, lặng lẽ, họ là người thân nhưng dường như không có mối dây ràng buộc nào. Người viết đơn giản chỉ kể lại và kết thúc câu chuyện nhẹ nhàng “Một tháng sau đó tôi rời nhà trọ”. [79]

Không gian nhà trọ trong những tiểu thuyết giai đoạn đầu của Soseki mang sự thú vị của chốn dừng chân trong những cuộc hành trình. Con người có thể thu nhận sự kiện, diễn biến của cuộc sống và lắng nghe lời nhận xét của người đời.

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)