Cá nhân kiếm tìm sự đồng cảm

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 33)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2 Cá nhân kiếm tìm sự đồng cảm

Tiểu thuyết Gối đầu lên cỏ có khung cảnh nên thơ, hữu tình, có cặp nhân vật chính là chàng họa sĩ và cô gái đẹp trong làng nhưng họ không làm nên một câu chuyện tình. Hai nhân vật chính được Soseki sắp đặt trong một mối quan hệ khác: mối quan hệ tri kỷ. Nami không tìm được sự đồng điệu với người chồng đầu gối tay ấp nhưng cô lại tìm thấy cảm giác ấy khi gặp chàng họa sĩ. Soseki tô đậm những vết nứt của quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng, ông đặt sự xa cách trong quan hệ tình thân bên cạnh sự khát khao đồng cảm từ người ngoài, chỉ như vậy con người cá nhân đã đủ chạm đến nỗi cô đơn dù có rất nhiều mối quan hệ.

Nami là một nhân vật rất đặc biệt, cô thoắt ẩn thoắt hiện như một bức tranh. Trong mắt dân làng, Nami là một người bất hạnh trong tình cảm. Cô yêu một người nhưng bị ép lấy người khác. Khi chồng phá sản, cô trở về với gia đình nhưng thật ra đó không còn là gia đình của cô nữa. Nami không có bất kì một sự gắn kết nào của tình thân, rời bỏ chồng, gia đình không thấu hiểu, họ xem cô là vết nhơ, Nami lạc lõng giữa những người ruột thịt. Chỉ khi chàng họa sĩ đến, cô mới được thấu hiểu. Cô có thể trò chuyện, chia sẻ quan niệm sống, cái chết, lẽ thật giả trong cuộc đời:

Tóm lại là những biểu hiện trên gương mặt cô không thể nào thống nhất về một kiểu. Giống như mê và ngộ tranh đấu với nhau nhưng vẫn tồn tại cùng nhau dưới một mái nhà. Chắc hẳn cái vẻ không hài hòa trên gương mặt cô gái này là bằng chứng cho sự thiếu cân

32

bằng trong tâm hồn, và sự thiếu cân bằng trong tâm hồn gắn với tình trạng mất cân bằng trong thế giới của cô. Đó là gương mặt thể hiện một con người bị bất hạnh đè nén và đang chống chọi với bất hạnh. Rõ ràng đây là một cô gái không hạnh phúc.” [38, tr.62]

Cũng giống Nami, cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) bị gia đình chối bỏ. Những hành động và việc làm của cậu vượt quá giới hạn cho phép của gia đình. Cậu đã khiến gia đình loại trừ mình ra khỏi nhóm nhưng cậu lại có được lòng thương yêu không toan tính của người giúp việc-bà lão Kiyo:

Chỉ qua những lời khen ngợi của bà tôi đã tự biết mình là kẻ đạo đức kém nên không mong chờ được một ai dù là kẻ thấp hèn yêu mến. Với mọi người tôi chỉ là một thằng bỏ đi. Thế mà lại được một người như bà Kiyo này yêu quý, chiều chuộng, tôi đâm ra nghi ngờ.Thỉnh thoảng ở trong bếp vắng không có ai, bà thường khen tôi :

Cậu có tính tốt là rất thẳng thắn.

Tôi không hiểu lời bà nói, bởi nếu quả là tôi có tính tốt như vậy thì ngoài bà ra những người khác cũng phải đối xử với tôi tốt như vậy chứ! Mỗi lần bà nói như thế bao giờ tôi cũng nói tôi ghét nghe những lời nịnh nọt. Lúc đó bà lại vui vẻ nhìn vào mặt tôi mà bảo: “Vì thế mới là tính tốt!” [34, tr.21]

Sự nghi ngờ của cậu ấm về tình thương vô điều kiện của bà Kiyo không phải xuất phát từ bản tính nóng nảy, bộp chộp của cậu mà từ nguyên cớ sâu xa: bà Kiyo có cách nhìn nhận riêng về con người Cậu ấm. Bà là một cá nhân đáng quý, tin và làm theo những gì mình cho là đúng, bất kể ảnh hưởng của số đông. Sự lạc lõng ấy của bà, cái tình thương không xuất phát từ ruột thịt ấy khiến Cậu ấm thắc mắc là một điều tất yếu. Bởi hành động của Cậu ấm hợp với suy nghĩ của Kiyo, ngay cả chuyện cậu đặt biệt danh cho tất cả giáo viên trong trường (một việc không bình thường) bà cũng ngầm hưởng ứng, khuyến khích. Khảo sát một số tác phẩm của Soseki, đặc biệt là giai đoạn sau, chúng tôi nhận thấy một quan niệm tình cảm xuyên suốt của Soseki, cũng là nền tảng cho quan niệm nhóm của ông: đó là sự đồng cảm. Soseki thường xây dựng những mối quan hệ tay ba có yếu tố đồng tính. Tam giác tình cảm này được xây dựng dựa trên sự đồng cảm và bền chặt hơn cả tình yêu tình vợ chồng. Ông giáo Kushami thân thiết với Meitei hơn cả vợ mình, ông có thể dành thời giờ để giải thích với Meitei những điều ông nói, có thể tiếp Meitei bất cứ lúc nào, luôn tin tưởng vào những gì Meitei nói. Meitei và người vợ luôn mang đến cho ông giáo

33

Kushami sự phiền phức, nhưng cái chịu đựng phiền phức đối với Meitei thật rộng lượng còn với vợ, ông luôn cau có. Ở những tác phẩm giai đoạn đầu, mức độ xa cách giữa mối quan hệ vợ chồng còn mang tính châm biếm, chưa sâu sắc nhuần nhuyễn và rõ rệt bằng những tác phẩm ở giai đoạn sau, đặc biệt là tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro). Tiên sinh lần lượt có hai mối quan hệ với K và Tôi, cả hai đều gắn bó thân thiết với ông đến nỗi, người vợ chỉ như cái bóng lặng lẽ bên ông chồng. Quan hệ vợ chồng theo quan niệm của Soseki không chỉ đơn thuần là hai người sống với nhau, ông cho rằng vợ chồng cũng là hai cá nhân: “Muốn sống chung với nhau thì cái cá nhân sống chung ấy cũng phải hòa hợp với nhau chứ!?” [38, tr.563] Điều này giải thích vì sao tình cảm vợ chồng trong Soseki thường được miêu tả là những cá nhân không hòa hợp như những “mảnh ghép” tạm thời.

Nhân vật cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) bề ngoài là một nhân vật đơn giản nhưng là cá nhân có vấn đề trong các mối quan hệ. Anh ta “loay hoay” trong quan hệ giữa Nhím và Áo Đỏ nhưng lại thấy gắn bó với Bí Đỏ, cách miêu tả của Soseki về một anh chàng mạnh mẽ nóng nảy luôn cảm thấy thương tình và rất ân cần với Bí Đỏ rụt rè, nhỏ nhẹ cho người đọc cảm giác về một người đàn ông mạnh mẽ muốn làm chỗ dựa cho một cô gái yếu đuối. Trong cách ứng xử với Áo Đỏ, Áo Đỏ dù đối xử với Nhím thế nào, cậu ấm cũng không mấy bận tâm nhưng khi Áo Đỏ tàn nhẫn với Bí Đỏ, cậu ấm lại không giữ được bình tĩnh, không muốn mình là người nhận lương của Bí Đỏ-người mà anh ta quý mến. Có thể nói việc Bí Đỏ bị đẩy đi dạy học ở tỉnh xa là nguyên cớ mãnh liệt nhất khiến cậu ấm bàn với Nhím về kế hoạch trả đũa Áo Đỏ. Nhân vật Tôi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và Tiên sinh trong Nỗi lòng không đơn thuần chỉ là sự giằng xé giữa truyền thống và hiện đại nữa, đó là tình cảm hướng đến một con người thực sự thuộc về thế giới của mình. Hành động bỏ lên tàu của Tôi trong khi cha hấp hối chưa biết mất lúc nào chứng tỏ Tôi không thể thiếu Tiên sinh dù biết ông không còn trên cõi đời này nữa.

Mối quan hệ tay ba trong tác phẩm của Soseki còn mang ý nghĩa khác. Tác phẩm

Cậu ấm ngây thơ miêu tả cuộc tình tay ba giữa Bí Đỏ-Madona-Áo đỏ, Áo đỏ mặc dù là hiệu phó nhưng đã chiếm đoạt vợ chưa cưới của đồng nghiệp, tình huống chiếm đoạt người yêu hay vợ của bạn là tình huống thường thấy trong tác phẩm của Soseki. Tác phẩm Từ dạo ấy (Sorekara) một tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác chuyên nghiệp của Soseki cũng kể về cuộc sống của một cặp vợ chồng mà theo ông mô tả “sự thương yêu và thỏa mãn khó tìm thấy ở những cặp vợ chồng khác” nhưng nó vẫn chứa đựng điều gì đó bất ổn bởi nhân vật

34

chính Sosuke đã phản bội bạn mình là Yasui để chiếm đoạt O Yone - người yêu của bạn. Tình huống tương tự được gặp lại trong tác phẩm Nỗi lòng (Kokoro): Tiên sinh sống suốt đời trong dằn vặt vì đã gián tiếp đẩy bạn mình là K vào cái chết khi cầu hôn người trong mộng của K. Chúng tôi cho rằng mối quan hệ tay ba với tình huống chiếm đoạt vợ của bạn được Soseki sử dụng như ngụ ý cảnh báo hậu quả của việc chiếm đoạt những thứ không thuộc về mình, là hiện tượng phổ biến trong làn sóng chạy theo một cách mù quáng văn minh phương Tây. Mối quan hệ tay ba trong tác phẩm của Soseki không đơn thuần là tranh giành tình cảm mà mang nhiều sức gợi. Cuộc tình giữa Bí Đỏ-Madona-Áo Đỏ là sự giễu cợt những người đàn bà hay thay đổi, chính xác hơn là sự phân vân lưỡng lự: bỏ lại truyền thống và ngả về phía hiện đại. Soseki đã miêu tả Áo Đỏ với một phong cách rất Tây, từ cái áo sơ mi đỏ hắn mặc nhằm để nổi bật hơn người khác đến cái lối nói ẽo ợt giọng mũi như con gái và đệm tiếng Tây, tất cả nhằm giúp hắn trở nên sang trọng hơn trong mắt mọi người cùng cái mác hiệu phó của hắn. Điều này không khó giải thích vì sao cô gái xinh đẹp nhất vùng mặc dù đã có hôn ước với Bí Đỏ (người đàn ông hiền lành đúng kiểu truyền thống) vẫn ngả vào vòng tay của Áo Đỏ. Tình yêu tay ba thể hiện sự phân vân giữa truyền thống và hiện đại từng được Fusatabei khai thác trong Phù vân (Ukigumo). Nhiều nhà phê bình cho rằng tên gọi Phù vân ám chỉ số phận nổi trôi của cô gái Osei do sự sắp đặt hôn nhân của bà mẹ nhiều toan tính. Ban đầu bà định gả Osei cho Bunzo, nhưng khi biết Bunzo vừa thất nghiệp, bà ta lại nghiêng sang Noboru, một người biết thu phục lòng người bằng nhiều phương cách và quan trọng nhất là đang thăng tiến trong sự nghiệp. Nhưng sự đời không đơn giản, khi hôn lễ chuẩn bị diễn ra, Noburo lại dan díu với cô em vợ của thủ trưởng cơ quan. Bà Omasa toan tính làm khổ Bunzo-người cháu họ lại bị chính sự toan tính khác làm dở dang đời con gái mình. Nhưng chính nàng Osei ban đầu quyến luyến Bunzo, một chàng trai hiền lành nhút nhát, sống theo chuẩn mực đạo đức Samurai nhưng khi nghe những lời tán tỉnh và hứa hẹn của Noburo, Osei lại lao vào vòng tay của anh ta. Osei là nhân vật điển hình trong xã hội Nhật Bản thời Minh Trị đầy vấn đề tiêu cực. Nàng nhẹ dạ, ham chuộng lối sống phương Tây, dễ bị cám dỗ của vật chất.

Khi khảo sát những mối quan hệ tay ba trong sáng tác của Soseki chúng tôi nhận thấy bên cạnh yếu tố chủ chốt là sự đồng cảm, Soseki đặc biệt chú trọng ở khía cạnh an toàn. Những cá nhân dưới ngòi bút của Soseki luôn cảm thấy mình cô độc, lẻ loi bởi tiếng nói yếu ớt lọt thỏm giữa xã hội. Các nhân vật thân thiết với một người nào đó cho họ cảm giác an

35

toàn (họ không bị xâm hại đến vỏ bọc, bảo vệ được suy nghĩ riêng của mình). Đó là mối quan hệ giữa ông giáo và con mèo trong Tôi là con mèo (chỉ mình ông giáo cho con mèo tá túc, và bảo vệ nó đến cùng dù nó rất tệ), Cậu ấm và Kiyo, Cậu ấm và Bí Đỏ trong Cậu ấm ngây thơ (nhân vật này không tiếc tình cảm cho Bí Đỏ nhưng lại rất dè chừng Nhím), chàng họa sĩ và cô gái trong Gối đầu lên cỏ(cô gái cô độc tìm thấy sự đồng cảm và thấu hiểu từ chàng họa sĩ).

Những cá nhân trong sáng tác của Soseki càng thất vọng về sự gắn bó tạm bợ bao nhiêu họ càng có nhu cầu mãnh liệt về sự gắn bó đồng cảm bấy nhiêu. Sự gắn bó giữa một nhóm người không chỉ dừng lại ở những yếu tố tương đồng đơn thuần nữa mà đòi hỏi sâu hơn ở sự đồng cảm thật sự, chính cái nhóm đó mới cho cá nhân sự tự chủ cần thiết, cá nhân thuộc về nhóm một cách tự nguyện và thoải mái chứ không do áp lực sợ lạc lõng.

Người Nhật luôn thuộc về một cộng đồng và muốn miêu tả con người chân thật nhất phải miêu tả con người ở giữa mọi người. Vì vậy sự cô đơn trong văn học Nhật Bản rất đặc biệt. Nỗi cô đơn đó không đến từ sự thờ ơ của xã hội với bản thân mà đó là bi kịch khi tự mình tách ra khỏi cộng đồng mà vốn dĩ mình thuộc về. (Người viết nhấn mạnh) Tính cố hữu của người Nhật là nỗi sợ cô đơn, Nhật Bản có lời dạy về đạo lý rằng: “Hãy tìm một tập thể mà anh thuộc về họ”. Người Nhật phủ nhận chủ nghĩa cá nhân nhưng cũng xa lạ với chủ nghĩa tập thể theo đúng nghĩa của nó. Họ sợ phải đối diện một mình với bản thân. Cuộc sống ở Nhật Bản loại trừ mọi sự tách biệt. Sự tách biệt được so với sự cô độc-và sự cô độc với người Nhật là một cái gì đó rất khủng khiếp. Các nhân vật của Soseki được miêu tả trong nhiều mối quan hệ, họ giao tiếp rất nhiều, có đầy đủ họ hàng, bạn bè, học trò nhưng họ vẫn cô đơn, giữa những người thân, họ không tìm được tiếng nói chung và cả sự thấu hiểu.

Một phần của tài liệu vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời kì đầu của natsume soseki (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)