Kết quả nghiên cứu tính khả thi của biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 109)

a. Nhóm biện pháp tác động vào GV

Nhìn vào bảng cho thấy các biện pháp đều có tính khả thi cao (TBC = 2.62), trong năm biện pháp nêu trên thì biện pháp Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về PP giảng dạy tích cực và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân (ĐTB = 2.75) được GV đánh giá là có tính khả thi cao nhất. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn để trang bị kiến thức, sự hiểu biết về các PPGD tích cực, còn khi đi dự giờ tiết dạy của đồng nghiệp GV sẽ học hỏi nhiều điều hay từ đồng nghiệp của mình cũng như từ tiết dạy thực tế của đồng nghiệp GV sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho

bản thân.

Bảng 2.33. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp tác động vào GV

STT Biện pháp ĐTB HẠNG ĐLC TBC

1 Đầu tư thời gian và công sức cho thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của người học

2.65 3 0.48

2.62

2 Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về PP giảng dạy tích cực và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân.

2.75 1 0.44

3 Tự trau dồi/ bổ sung kiến thức và kỹ năng về các PP giảng dạy tích cực để khi thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.

2.41 5 0.49

4 GV coi đổi mới PP là nhu cầu, trách nhiệm của bản thân chứ không phải yêu cầu bắt buộc của bất cứ ai.

2.68 2 0.47

5 Kiên trì, nhẫn nại khi áp dụng giảng dạy theo

PP mới 2.60 4 0.49

Tính khả thi của các biện pháp còn lại được sắp xếp như sau: GV coi đổi mới PP là nhu cầu, trách nhiệm của bản thân chứ không phải yêu cầu bắt buộc của bất cứ ai (ĐTB = 2.68); Đầu tư thời gian và công sức cho thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của người học (ĐTB = 2.65); Kiên trì, nhẫn nại khi áp dụng giảng dạy theo PP mới (ĐTB = 2.60); Tự trau dồi/ bổ sung kiến thức và kỹ năng về các PP giảng dạy tích cực để khi thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.(ĐTB = 2.41). Những biện pháp này nhằm tác động vào nhận thức của GV, giúp GV chủ động, tích cực, tự giác hơn trong thích ứng với đổi mới PPGD.

b. Nhóm biện pháp tác động vào vào trường

Bảng 2.34. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp tác động vào nhà trường

STT Biện pháp ĐTB Hạng ĐLC TBC

1 Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo

chuyên đề về đổi mới PP giảng dạy 2.55 4 0.53

2.65 2 Tạo điều kiện tốt về môi trường và cơ sở vật chất

cho GV giảng dạy và SV học tập 2.75 2 0.47 3 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,

giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV.

2.78 1 0.45

4 Lãnh đạo nhà trường, Khoa tổ chú trọng, quan tâm và khuyến khích GV thực hiện đổi mới PP giảng dạy

2.55 4 0.50

5 Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề

về đổi mới PP giảng dạy 2.62 3 0.55 (Thang đo 3 mức độ : 3 - Rất khả thi, 2 - Khả thi, 1 - Không khả thi)

Nhìn vào bảng cho ta thấy biện pháp Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV(ĐTB = 2.78) được GV đánh giá là có tính khả thi cao nhất. Vì nó cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện chỉ cần có nguồn tài chính là thực hiện được, mà trường CĐSP Sóc Trăng tự chủ về tài chính, tự quản lý thu chi nội bộ nên biện pháp này có thể thực hiện được, có 80% GV đánh giá biện pháp này rất khả thi và 18.3% GV đánh giá khả thi. Biện pháp tiếp theo là Tạo điều kiện tốt về môi trường và cơ sở vật chất cho GV giảng dạy và SV học tập (ĐTB = 2.75) có 76.7% GV đánh giá rất khả thi và 21.7% đánh giá khả thi; Biện pháp Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới PP giảng dạy (ĐTB = 2.62) có 65% GV đánh giá rất khả thi và 31.7% GV đánh giá khả thi; Biện pháp Lãnh đạo nhà trường, Khoa tổ chú trọng, quan tâm và khuyến khích GV thực hiện đổi mới PP giảng dạy (ĐTB = 2.55) có 55% GV đánh giá rất khả thi và 45% GV đánh giá khả thi; Biện pháp Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đổi mới PP giảng dạy (ĐTB = 2.55) có 56.7% GV đánh giá rất khả thi và 41.7% GV đánh giá khả thi.

b. Nhóm biện pháp tác động vào vào sinh viên

Bảng 2.35. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp tác động vào sinh viên

STT Biện pháp ĐTB Hạng ĐLC TBC

1 Xây dựng kế hoạch học tập và sắp xếp thời

gian để hoàn thành kế hoạch đó. 2.65 1 0.48

2.61 2 Đầu tư nhiều thời gian cho việc tự học, học

theo nhóm 2.65 1 0.48

3 Tích cực, chủ động trong học tập, không học

tủ, học vẹt, học đối phó,… 2.57 3 0.50 4 Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các

bài tập, yêu cầu, nhiệm vụ của môn học, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống

2.57 3 0.50

5 Quan tâm đến mục tiêu môn học, lợi ích của

môn học đó trong thực tế 2.63 2 0.49

Nhìn vào bảng ta thấy hai biện pháp xây dựng kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian để hoàn thành kế hoạch đóđầu tư nhiều thời gian cho việc tự học, học theo nhómcó tính khả thi ngang bằng nhau (ĐTB = 2.65) có 65% GV đánh giá rất khả thi và 35% GV đánh giá khả thi . Biện pháp quan tâm đến mục tiêu môn học, lợi ích của môn học đó trong thực tế (ĐTB = 2.63) có 63.3% GV đánh giá rất khả thi và 36.7% GV đánh giá khả thi . Đa số SV không chủ động trong việc học tập, không biết lập kế hoạch cho việc học tập cũng không quan tâm nhiều đến các môn học chính vì thế kết quả học tập không cao. Theo số liệu thực tế của trường trong năm học vừa qua, cả trường chỉ có 2 SV đạt kết quả học tập loại giỏi trên tổng số hơn 800 SV trong toàn trường và 158 SV đạt loại khá.

Hai biện pháp tích cực, chủ động trong học tập, không học tủ, học vẹt, học đối phó

học, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống(ĐTB = 2.57) có tính khả thi ngang bằng nhau, có 56.7% GV đánh giá rất khả thi và 43.3% GV đánh giá khả thi.

Như vậy, các biện pháp tác động đến ba nhóm đối tượng có tính cấp thiết ngang bằng nhau (TBC = 2.80), còn xét về tính khả thi thì có chút chênh lệch. Các biện pháp tác động đến nhà trường được GV đánh giá là có tính khả thi cao hơn (TBC = 2.65). Còn các biện pháp tác động đến giảng viên (TBC = 2.62) và sinh viên (TBC = 2.61) thì tính khả thi thấp hơn, tuy nhiên, không có sự chênh lệch lớn. Như vậy, điều đó cho thấy các biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao, có thể áp dụng có hiệu quả đối với trường CĐSP Sóc Trăng nhằm giúp GV thích ứng tốt hơn với đổi mới PP giảng dạy. Vừa đáp ứng được yêu cầu do xã hội đặt ra vừa nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường.

Tiểu Kết Chương 2

GV có hiểu biết khá chính xác về đổi mới PPGD, vai trò của đổi mới PPGD, lý do đổi mới PPGD. Có 98.3% GV đánh giá đổi mới PPGD là rất quan trọng – quan trọng đối với chất lượng giáo dục và đào tạo, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa ý kiến của GV và SV ở nội dung này. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt ý nghĩa giữa ý kiến của GV và SV về lý do phải đổi mới PPGD.

Thông qua việc khảo sát mức độ biểu hiện về mặt nhận thức, thái độ và hành động trong thích ứng với đổi mới PPGD và mức độ thực hiện, kết quả thực hiện các nội dung thích ứng với đổi mới PPGD cụ thể: thích ứng trong quá trình thiết kế bài giảng, trong quá trình lên lớp, trong kiểm tra – đánh giá, thích ứng với CSVC, điều kiện giảng dạy của nhà trường thì sự thích ứng với đổi mới PPGD của GV là khá cận tốt. Trong đó mức độ biểu hiện ở thích ứng với thiết kế bài giảng là ở mức tốt. Còn thích ứng với quá trình lên lớp, kiểm tra – đánh giá, thích ứng với cơ sở vật chất nhà trường là ở mức khá.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GV trong quá trình thích ứng với đổi mới PPGD, các yếu tố đó được chia thành ba nhóm: nhà trường, sinh viên và giảng viên. Trong đó, nhóm yếu tố giảng viên là nhóm ảnh hưởng chính và nhiều nhất đến sự thích ứng với đổi mới PP giảng dạy của GV.

Trong quá trình thích ứng với đổi mới PP giảng dạy GV gặp những khó khăn nhất định xuất phát từ phía nhà trường, sinh viên và cả bản thân giảng viên. Khó khăn nhiều nhất là ở nội dung thích ứng với CSVC, điều kiện giảng dạy của nhà trường. Khi gặp những khó khăn đó thì họ thường lựa chọn phương án là chấp nhận khó khăn và tự mình nỗ lực cố gắng để vượt qua.

Nếu như có những biện pháp tác động, khắc phục những khó khăn đó thì khả năng thích ứng của GV sẽ được nâng lên.

Từ việc đề xuất các biện pháp và dựa vào các phân tích ở trên về các biện pháp nhằm nâng cao sự thích ứng, chúng tôi kết luận như sau:

Các biện pháp đưa ra là phù hợp với tình hình thực tế cũng như là mong muốn thật sự của các GV để họ có thể thích ứng tốt hơn với đổi mới PP giảng dạy. Khả năng thích

ứng của GV sẽ được nâng cao hơn nữa nếu như có các biện pháp tác động hợp lý đến GV và nhóm yếu tố khác có liên quan.

Các biện pháp tác động vào GV gồm: Đầu tư thời gian và công sức cho thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của người học; Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về PP giảng dạy tích cực và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân; Tự trau dồi/ bổ sung kiến thức và kỹ năng về các PP giảng dạy tích cực để khi thực hiện đạt hiệu quả cao hơn; GV coi đổi mới PP là nhu cầu, trách nhiệm của bản thân chứ không phải yêu cầu bắt buộc của bất cứ ai; Kiên trì, nhẫn nại khi áp dụng giảng dạy theo PP mới. Trong đó, biện pháp thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về PP giảng dạy tích cực và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân là biện pháp có tính khả thi cao nhất. Khi tham các lớp tập huấn đó GV sẽ được cung cấp đầy đủ mọi thông tin về đổi mới phương pháp, về các phương pháp giảng dạy tích cực, được đào tạo một cách bài bản, được giao lưu rộng rãi, trao đổi qua lại với nhiều đồng nghiệp từ đó sẽ tiếp thu được nhiều điều bổ ích, lý thú phục vụ cho công việc giảng dạy của bản thân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thích ứng là sự tự giác, tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động để tiến hành hoạt động có kết quả.

Thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy là sự tự giác, tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động giảng dạy để tiến hành hoạt động giảng dạy có kết quả.

Kết quả nghiên cứu thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của GV trường CĐSP Sóc Trăng cho thấy giả thuyết mà đề tài đưa ra đã được khẳng định.Đánh giá chung nhất thì GV trường CĐSP Sóc Trăng thích ứng ở mức khá với đổi mới phương pháp giảng dạy, tuy nhiên mức độ thích ứng ở các nội dung không đồng đều, nội dung thích ứng với thiết kế bài giảng là tốt còn thích ứng với quá trình lên lớp, kiểm tra - đánh giá và thích ứng với cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy của nhà trường ở mức độ khá.

Sự thích ứng của GV trên các mặt nhận thức, thái độ và hành động được thể hiện như sau:

Về nhận thức: Nhìn chung, GV đã nhận thức được bản chất, lý do và yêu cầu của đổi mới PP giảng dạy, nhận thức được vai trò của các nội dung thích ứng đối với sự thích ứng chung với đổi mới PP giảng dạy. Tuy nhiên có một số GV vẫn chưa nhận thức được đầy đủ.

Về thái độ: Có thái độ chủ động, tích cực, hứng thú với đổi mới PP giảng dạy. GV CĐSP Sóc Trăng thể hiện thái độ khi tham gia đổi mới PP giảng dạy ở mức khá. Dựa trên mức độ biểu hiện để đánh giá GV có sự thích ứng với đổi mới PP giảng dạy: tốt, khá, trung bình, yếu, kém.

Về hành động: Phần lớn GV thực hiện các nội dung trong thích ứng với đổi mới PP giảng dạy ở mức khá. Trong số các nội dung thích ứng thì GV thực hiện tốt nhất là thích ứng với thiết kế bài giảng và GV thực hiện chưa tốt ở việc thích ứng với quá trình kiểm tra đánh giá.

Biểu hiện và mức độ thích ứng ở GV nam và nữ, giữa GV lâu năm và giảng viên trẻ không có sự khác nhau quá lớn. Có mối tương quan thuận giữa ba mặt biểu hiện

của thích ứng: nhận thức, thái độ và hành động.

Trong các nội dung thích ứng thì nội dung thích ứng với cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy của nhà trường GV gặp nhiều khó khăn nhất.

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của GV với đổi mới PP giảng dạy đã chỉ rõ thích ứng với đổi mới PP giảng dạycủa GV chịu ảnh hưởng của: yếu tố nhà trường, yếu tố GV và yếu tố SV, trong đó yếu tố GV có ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố nhà trường và SV. Trong số các yếu tố GV ảnh hưởng đến sự thích ứng của GV với đổi mới PP giảng dạy thì yếu tố: Sự tự giác, chủ động, tích cực của GV ; Ý thức tự tìm tòi, học hỏi trong việc thực hiện đổi mới PP giảng dạy; Năng lực sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động giảng dạy và năng lực quản lý lớp học; Nhu cầu muốn đổi mới PP giảng dạy của GV ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, ý kiến của các chuyên gia và GV hướng dẫn, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp giúp GV thích ứng tốt hơn vớiđổi mới PP giảng dạy như sau:

- Đối với giảng viên: Đầu tư thời gian và công sức cho thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của người học; Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về PP giảng dạy tích cực và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân; Tự trau dồi/ bổ sung kiến thức và kỹ năng về các PP giảng dạy tích cực để khi thực hiện đạt hiệu quả cao hơn; GV coi đổi mới PP là nhu cầu, trách nhiệm của bản thân chứ không phải yêu cầu bắt buộc của bất cứ ai; Kiên trì, nhẫn nại khi áp dụng giảng dạy theo PP mới.

- Đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về đổi mới PP giảng dạy; Tạo điều kiện tốt về môi trường và cơ sở vật chất cho GV giảng dạy và SV học tập; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV; Lãnh đạo nhà trường, Khoa tổ chú trọng, quan tâm và khuyến khích GV thực hiện đổi mới PP giảng dạy; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới PP giảng dạy.

- Đối với sinh viên: Xây dựng kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian để hoàn thành kế hoạch đó; Đầu tư nhiều thời gian cho việc tự học, học theo nhóm; Tích cực, chủ động

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 109)