2.2.2.1. Mục đích, yêu cầu
Tìm hiểu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng.
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi. Các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp hỗ trợ, bổ sung.
2.2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được phát cho 70 giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng. Bảng hỏi được thực hiện qua ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1:
Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm có 7 câu hỏi về sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy
Giai đoạn 2:
Từ kết quả thu được sau khi phát bảng hỏi mở và với những cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức bao gồm hai bảng hỏi như sau:
bảng thứ nhất dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài gồm 10 câu có cấu trúc như sau
Câu 1, 2, 3 là câu hỏi thu thập thông tin về sự hiểu biết của GV về đổi mới phương pháp giảng dạy và vai trò của đổi mới phương pháp với chất lượng giáo dục và đào tạo.
Câu 4 là câu hỏi về thực trạng mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp giảng dạy trên lớp của GV.
Câu 5 là câu hỏi về nhận thức của GV về tầm quan trọng của các nội dung thích ứng.
Câu 6 tìm hiểu về thực trạng thực hiện các nội dung thích ứng và kết quả đạt được.
Câu 7 tìm hiểu mức độ thể hiện của GV về các mặt biểu hiện của sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy.
Câu 8 tìm hiểu về mức độ khó khăn của GV trong quá trình thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy.
Câu 9 tìm hiểu về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thích ứng với đổi mới phương pháp của GV.
Câu 10 tìm hiểu về tự đánh giá của GV về sự thích ứng của bản thân với đổi mới PP giảng dạy.
Bảng thứ hai là bảng hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tác động.
Cách cho điểm tổng hợp chung:
Đối với thang đo 5 mức độ: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Từ đó ta có thang điểm như sau:
• Từ 1 đến cận 1.5: Kém/ rất ít
• Từ 1.5 đến cận 2.5: Yếu / ít
• Từ 2.5 đến cận 3.5: Trung bình/ vừa phải
• Từ 3.5 đến cận 4.5: Khá / nhiều
• Từ 4.5 đến 5: Tốt / rất nhiều
Đối với thang đo 3 mức độ: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 3. Từ đó ta có thang điểm như sau:
• Từ 1 đến cận 1.5: Yếu/ không quan trọng
• Từ 1.5 đến cận 2.5: Trung bình / quan trọng
• Từ 2.5 đến cận 3: Tốt / rất quan trọng
So sánh các giá trị bằng phép kiểm nghiệm T –Test cho các biến số định lượng:
• Sig =< 0.05 chênh lệch có ý nghĩa
• Sig > 0.05 chênh lệch không có ý nghĩa.
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng.