Kết quả nghiên cứu tính cần thiết của biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 104)

a. Nhóm biện pháp tác động vào giảng viên

Nhóm biện pháp tác động vào GV gồm 5 biện pháp sau

Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi giảng viên, GV chính là người trực tiếp thực hiện đổi mới PPGD. Vì vậy, muốn thực hiện đổi mới PPGD có hiệu quả, muốn GV thích ứng tốt với đổi mới PP thì chúng ta cần tác động, giúp đỡ giảng viên. Biết được những khó khăn, trở ngại mà GV gặp phải chúng ta

cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời để giúp GV ngày càng thích ứng cao với đổi mới PP giảng dạy.

Bảng 2.30. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp tác động vào giảng viên

STT Biện pháp ĐTB HẠNG ĐLC TBC

1 Đầu tư thời gian và công sức cho thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của người học

2.85 1 0.36

2.80

2 Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về PP giảng dạy tích cực và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân.

2.80 3 0.40

3 Tự trau dồi/ bổ sung kiến thức và kỹ năng về các PP giảng dạy tích cực để khi thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.

2.82 2 0.39

4 GV coi đổi mới PP là nhu cầu, trách nhiệm của bản thân chứ không phải yêu cầu bắt buộc của bất cứ ai.

2.80 3 0.40

5 Kiên trì, nhẫn nại khi áp dụng giảng dạy theo PP

mới 2.73 4 0.44

Trong năm biện pháp tác động vào giảng viên thì biện pháp Đầu tư thời gian và công sức cho thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của người học được GV đánh giá là cần thiết nhất (ĐTB = 2.85), điều này là vô cùng hợp lý vì để thích ứng với đổi mới PP giảng dạy thì trước tiên nhất là phải thích ứng với đổi mới thiết kế bài giảng, mà do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên GV chưa có đầu tư nhiều thời gian và công sức cho việc soạn giáo án một cách chỉn chu, cẩn thận. Việc soạn giáo án theo mẫu mới, theo các phương pháp giảng dạy tích cực thì yêu cầu GV phải bỏ công, bỏ sức vào đó thì mới soạn được một bài giảng vừa ý mình cũng như đáp ứng được yêu cầu của phương pháp giảng dạy.

Biện pháp có tính cần thiết tiếp theo là tự trau dồi/ bổ sung kiến thức và kỹ năng về các PP giảng dạy tích cực để khi thực hiện đạt hiệu quả cao hơn(ĐTB = 2.82). Do GV

còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng các PPGD tích cực cũng như chưa hiểu biết đầy đủ về các PPGD tích cực cho nên bản thân GV phải chủ động tự tìm tòi, học hỏi về các PP đó để phục vụ cho công việc của mình.

Hai biện pháp: Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về PP giảng dạy tích cực và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân; GV coi đổi mới PP là nhu cầu, trách nhiệm của bản thân chứ không phải yêu cầu bắt buộc của bất cứ ai

có tính cần thiết ngang bằng nhau (ĐTB = 2.80). Tức là phải tác động vào cả nhận thức và hành động của GV. GV phải nhận thức được rằng đổi mới PPGD là nhu cầu, mong muốn của bản thân, là trách nhiệm của mình đối với công việc thì họ mới chủ động thực hiện nếu họ không nghĩ như vậy thì đổi mới PP giảng dạy sẽ trở thành áp lực đối với họ. Và khi họ nhận thấy rằng cần phải đổi mới PP giảng dạy thì mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, từ ý nghĩ đó họ có nhu cầu muốn đổi mới, cuối cùng thì họ sẽ tự giác hành động. Việc thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về PP giảng dạy tích cực và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp sẽ là những bài học quý cho bản thân mỗi GV, là điều kiện thuận lợi để GV thích ứng tốt hơn với đổi mới PPGD. Và biện pháp kiên trì, nhẫn nại khi áp dụng giảng dạy theo PP mới được đánh giá có tính cần thiết ít hơn các biện pháp vừa nêu.

b. Nhóm biện pháp tác động vào nhà trường

Nhìn vào kết quả trên ta thấy các biện pháp tác động vào nhà trường có tính cần thiết cao, theo như kết quả nghiên cứu thì cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn và hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GV và SV nên biện pháp

tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV (ĐTB = 2.88) được GV đánh giá là rất cần thiết là điều vô cùng hợp lý và dễ hiểu, có 88.3% GV cho rằng biện pháp này rất cần thiết và 11.7% GV đánh giá là cần thiết.

Bảng 2.31. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp tác động vào nhà trường

STT Biện pháp ĐTB HẠNG ĐLC TBC

1 Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, báo

cáo chuyên đề về đổi mới PP giảng dạy 2.63 5 0.55

2.80 2 Tạo điều kiện tốt về môi trường và cơ sở vật

chất cho GV giảng dạy và SV học tập 2.87 2 0.34 3 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bị, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV.

2.88 1 0.32

4 Lãnh đạo nhà trường, Khoa tổ chú trọng, quan tâm và khuyến khích GV thực hiện đổi mới PP giảng dạy

2.83 3 0.37

5 Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề

về đổi mới PP giảng dạy 2.78 4 0.49 (Thang đo 3 mức độ : 3 - Rất cấp thiết, 2 - Cấp thiết, 1 - Không cấp thiết)

Có đầy đủ về CSVS và có sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật giảng dạy sẽ góp phần lớn vào thành công của việc đổi mới PPGD, cũng như giúp GV thích ứng tốt hơn với đổi mới PPGD. Tiếp theo là tính cần thiết của các biện pháp: Tạo điều kiện tốt về môi trường và cơ sở vật chất cho GV giảng dạy và SV học tập (ĐTB = 2.87) có 86.7% GV đánh giá rất cấp thiết và 13.3% GV đánh giá cần thiết ; Còn biện pháp Lãnh đạo nhà trường, Khoa tổ chú trọng, quan tâm và khuyến khích GV thực hiện đổi mới PP giảng dạy (ĐTB = 2.83) có 83.3% GV đánh giá rất cần thiết và 16.7% GV đánh giá cần thiết ; Biện pháp Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới PP giảng dạy (ĐTB = 2.78) có 81.7% GV đánh giá rất cần thiết và 15% GV đánh giá cần thiết ; Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về đổi mới PP giảng dạy (ĐTB = 2.63) có 66.7% GV đánh giá biện pháp này rất cần thiết và 30% GV đánh giá cần thiết .

c. Nhóm biện pháp tác động vào sinh viên

Bảng 2.32. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp tác động vào sinh viên

STT Biện pháp ĐTB Hạng ĐLC TBC

1 Xây dựng kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian

để hoàn thành kế hoạch đó. 2.80 3 0.40

2.80 2 Đầu tư nhiều thời gian cho việc tự học, học

theo nhóm 2.87 1 0.34

3 Tích cực, chủ động trong học tập, không học tủ,

học vẹt, học đối phó,… 2.85 2 0.36 4 Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các

bài tập, yêu cầu, nhiệm vụ của môn học, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống

2.80 3 0.40

5 Quan tâm đến mục tiêu môn học, lợi ích của

môn học đó trong thực tế 2.72 4 0.45

Nhìn vào bảng kết quả cho thấy các biện pháp trên có tính cần thiết cao. (TBC =2.80), trong đó biện pháp đầu tư nhiều thời gian cho việc tự học, học theo nhóm

được đánh giá là cần thiết nhất, có 86.7% GV đánh giá biện pháp này rất cần thiết và 13.3% GV đánh giá cần thiết . Bởi vì theo thực tế của trường hiện nay thì SV rất thụ động và lười biếng. Không đầu tư nhiều thời gian cho việc tự học, thời gian học chủ yếu là trên lớp còn ở nhà rất ít khi tự học hay tìm hiểu thêm các kiến thức có liên quan đến môn học, thậm chí GV giao nhiệm vụ cho về nhà tìm hiểu cũng không thực hiện. Khả năng tự học của SV còn rất hạn chế. Việc một mình đã khó khăn nên việc SV học theo nhóm còn khó khăn hơn, các em hay có tính ỷ lại, lười suy nghĩ, GV giao bài cho nhóm làm thì chỉ có 2 đến 3 em làm còn các bạn khác thì ngồi không, không tham gia góp ý hay nêu lên quan điểm của mình, các bạn làm như thế nào thì đồng ý theo ý kiến đó, không nêu lên chính kiến của bản thân. Chính vì vậy biện pháp tốt nhất giúp SV học tốt và GV có thể thích ứng tốt hơn với đổi mới PP giảng dạy là bản thân SV nên đầu tư nhiều hơn nữa cho việc tự học và học theo nhóm.

Biện pháp có tính cần thiết tiếp theo là SV tích cực, chủ động trong học tập, không học tủ, học vẹt, học đối phó (ĐTB = 2.85) có 85% GV đánh giá cần thiết và 15% GV đánh giá cần thiết . Bởi vì SV học là học cho bản thân muốn đạt được kết quả tốt thì phải cố gắng học tập. Học để có kiến thức, có hiểu biết để sau này phục vụ cho công việc của mình chứ không phải học chỉ để lấy thành tích và lấy điểm cao cho nên SV phải chủ động, không nên học tủ, học vẹt hoặc học để đối phó với thi cử, đối phó với thầy cô, cha mẹ.

Biện pháp xâydựng kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian để hoàn thành kế hoạch đóvà biện pháp vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập, yêu cầu, nhiệm vụ của môn học, vận dụng vào thực tiễn cuộc sốngcó tính cần thiết ngang bằng nhau (ĐTB = 2.80) có 80% GV đánh giá rất cần thiết và 20% GV đánh giá cần thiết . Do kỹ năng tự học của SV còn nhiều hạn chế muốn đạt được kết quả tốt trong học tập SV phải có phương pháp học, phải tìm một phương pháp học tập phù hợp với mình. Phải tự lên kế hoạch học tập cho mình và thực hiện nó. Đối với những kiến thức đã được học trên lớp nên liên hệ kiến thức với thực tế cuộc sống hoặc vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề có liên quan, có như vậy kiến thức mới đọng lại lâu trong tâm trí người học.

Và cuối cùng là biện pháp SV quan tâm đến mục tiêu môn học, lợi ích của môn học đó trong thực tế (ĐTB = 2.72) có 71.7% GV đánh giá rất cần thiết và 28.3% GV đánh giá cần thiết . Để có hứng thú với môn học SV nên tìm hiểu kỹ về mục tiêu và lợi ích mà môn học sẽ đem lại cho mình là gì. Khi đã tìm hiểu kỹ về nó chắc chắn các em sẽ có nhiều hứng thú hơn khi học tập.

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 104)