dạy của giảng viên
Trong quá trình thích ứng với đổi mới PPGD của giảng viên chịu ảnh hưởng của nhiều nhóm yếu tố. Trong đề tài này, chúng tôi chia ra nghiên cứu 3 nhóm yếu tố sau đây: nhóm yếu tố nhà trường, nhóm yếu tố giảng viên, nhóm yếu tố sinh viên.
1.2.9.1. Nhóm yếu tố nhà trường - Môi trường sư phạm
Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu, bao xung quanh và có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống con người. Môi trường giáo dục nhà trường là tập hợp các yếu tố về vật chất, tâm lý và xã hội có tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học và giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Thông qua môi trường nhà trường, mỗi học sinh được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết để họ hoàn thiện bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Môi trường sư phạm là tổng hòa các mối quan hệ trong đó giáo viên và học sinh, sinh viên tiến hành hoạt động dạy và học.
Môi trường sư phạm là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân, các phương tiện và các hoạt động giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất.
Môi trường sư phạm tốt, lành mạnh, thân thiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng, sự cố gắng, phấn đấu của người dạy và người học. Làm việc trong một ngôi trường mà cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đều thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới
phương pháp dạy học và có mong muốn, nguyện vọng thực hiện nó theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra thì tất cả giáo viên ở đó sẽ có động lực cùng nhau thi đua thực hiện, có như vậy thì khả năng thích ứng sẽ cao hơn.
Ngược lại nếu như trên dưới không một lòng, một số giáo viên thì muốn đổi mới, một số khác lại không muốn thì sẽ là trở ngại đối với những giáo viên muốn thực hiện, họ muốn thực hiện đổi mới nhưng đồng nghiệp mình lại không muốn nếu mình thực hiện trước kết quả đạt được là tốt thì không vấn đề gì, nếu như chưa tốt thì mình sẽ là chủ đề để họ xăm soi, bàn tán, họ đánh giá này nọ nào là: muốn chơi trội, múa rìu qua mắt thợ, muốn thể hiện mình,…Cuối cùng họ cảm thấy ái ngại vì chẳng có ai ủng hộ mình, họ không muốn thay đổi nữa, cứ dạy theo phương pháp cũ cho an toàn. Như vậy sẽ chảng bao giờ thích ứng được với đổi mới phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương tiện kỹ thuật dạy học.
Cơ sở vật chất trường học là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục và giảng dạy. Cái lõi của cơ sở vật chất trường học là thiết bị dạy học. CSVC và thiết bị truờng học là một thành tố của quá trình dạy học, là điều kiện thiết yếu hỗ trợ đổi mới PPDH
Đổi mới PP giảng dạy luôn gắn liền với các yêu cầu về CSVC – TBDH. Cơ sở vật chất đầy đủ, TBDH hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành công của đổi mới PP giảng dạy.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng và là điều kiện tiền đề cho hoạt động dạy học đạt được hiệu quả, đặc biệt là trong đổi mới PP giảng dạy.
- Hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo
Xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay là trang bị cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu, yêu cầu người học phải chủ động, tích cực trong học tập. Hiện nay các trường đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, số lượng tiết ở mỗi bộ môn đã giảm xuống khá nhiều so với học theo niên chế nhưng nội dung thì vẫn giữ nguyên. Như vậy trong một khoảng thời gian hạn hẹp trên lớp GV không thể truyền đạt hết nội dung cho SV, chính vì thể yêu cầu SV phải tự nghiên cứu thêm trong giáo trình và tài liệu tham khảo. Để thuận tiện cho cả GV và SV thì nhà trường phải đầu tư mua giáo trình và tài liệu tham khảo để phục vụ nhu cầu dạy và học trong nhà trường, phải
thường xuyên cập nhật các tài liệu mới,...
GV muốn thực hiện đổi mới phương pháp nhưng tài liệu, giáo trình thiếu thốn thì rất khó khăn cho cả GV và SV, muốn giới thiệu nhiều tài liệu cho SV tự tìm hiểu, tự nghiên cứu cũng khó vì ở trường không có tài liệu đó... Vì vậy nó ảnh hưởng đến sự thích ứng của GV với việc đổi mới phương pháp giảng dạy. GV cần nguồn tài liệu để soạn giảng, còn SV cũng cần tài liệu để học tập.
- Số lượng sinh viên trong một lớp quá đông
Số lượng SV trong lớp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu tri thức của các em cũng như chất lượng bài giảng của GV. Số lượng SV quá đông sẽ khó khăn cho GV trong quá trình quản lý trật tự, tổ chức các hoạt động nhóm, thảo luận,...Đối với những lớp học quá đông hoặc lớp ghép GV muốn áp dụng PP dạy học tích cực cũng khó khăn đó là chưa kể đến CSVC không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động. Như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sự thích ứng với đổi mới phương pháp của GV.
- Sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lý
Việc sắp xếp thời khóa biểu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến người dạy và người học.
Đối với người học nếu xếp lịch học quá nhiều buổi trong một ngày hoặc số lượng tiết trong các buổi ít sẽ ảnh hưởng đến thời gian tự học của SV, học nhiều buổi trong ngày SV sẽ mệt mỏi, về nhà không có thời gian, sức khỏe để chuẩn bị cho bài mới của ngày hôm sau, còn nếu xếp tiết quá ít trong một buổi thì SV lại mất thời gian đi lại, thời gian nghỉ giữa buổi cũng không làm được gì.
Đối với người dạy: xếp thời khóa biểu quá dày GV sẽ không có nhiều thời gian đầu tư cho bài giảng như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng, không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi đảm bảo sức khỏe cho quá trình đứng lớp.
Tóm lại, việc sắp xếp thời khóa biểu ảnh hưởng gián tiếp đến việc thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy, vì khi thực hiện dạy học theo phương pháp tích cực thì yêu cầu GV phải đầu tư nhiều thời gian hơn trong việc soạn giáo án nếu sắp xếp thời khóa biểu không hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến giảng dạy của GV.
- Chế độ bồi dưỡng, khen thưởng
nhằm thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Nhưng nếu họ thực hiện và đạt kết quả tốt mà được ghi nhận thì họ sẽ có động lực để cố gắng hơn. Nhà trường nên có chế độ bồi dưỡng, khen thưởng cho những GV tích cực thực hiện đổi mới phương pháp và đạt kết quả cao trong quá trình thực hiện đổi mới. Còn đối với những GV chưa đạt thành tích cao trong đổi mới phương pháp thì họ sẽ coi chế độ bồ dưỡng, khen thưởng là cái mà họ muốn vươn tới và muốn đạt được. Đó cũng là động lực để họ thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Như vậy GV sẽ thích ứng tốt hơn với đỏi mới phương pháp dạy học.
- Sự quan tâm, chú trọng, khuyến khích của lãnh đạo nhà trường, Khoa tổ bộ môn.
Sự quan tâm, chú trọng, khuyến khích của lãnh đạo nhà trường, Khoa tổ ảnh hưởng đến sự thích ứng với đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên. Lãnh đạo phải biết quản lý công việc của nhân viên dưới quyền, biết động viên, khuyến khích cấp dưới thực hiện tốt công việc do họ phụ trách, phải quan tâm xem họ làm như thế nào, đã làm tốt chưa, có gì cần giúp đỡ hay cần điều chỉnh hay không,... điều đó có ảnh hưởng đến sự nỗ lực của họ. Nếu như họ phấn đấu rất nhiều mà không được lãnh đạo quan tâm, công nhận thì họ cảm thấy không được động viên, khích lệ, họ sẽ không phấn đấu nhiều thêm nữa. Người ta nói ăn có mời làm có khiến, đành rằng đổi mới phương pháp là nhiệm vụ của GV, GV phải thực hiện nhưng nếu không có ai quản lý, không quan tâm nhắc nhở thì họ sẽ không tự giác thực hiện. Có một phận nhỏ GV rất ngại thay đổi, lười biếng thì sự quan tâm, nhắc nhở sẽ có tác dụng đối với họ, họ sẽ có ý thức hơn trong việc thực hiện đổi mới.
- Chuẩn đánh giá chất lượng soạn giảng.
Chuẩn đánh giá chất lượng soạn giảng sẽ là một địa chỉ tin cậy để GV nhìn vào đó để thực hiện, để soi xét xem mình làm như vậy đã tốt chưa, cần phải thay đổi, điều chỉnh gì nữa không. Nếu có tiêu chuẩn để đánh giá bài giảng thì sẽ rất thuận tiện cho cả GV và cán bộ quản lý. GV nỗ lực rất nhiều trong đổi mới phương pháp dạy học nhưng nếu nhà trường không có tiêu chuẩn để đánh giá thì gây cho GV hoang mang, không biết là mình làm như vậy đã tốt chưa, làm như thế nào mới được coi là tốt,...điều đó cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến sự thích ứng với đổi mới phương pháp của GV.
- Công tác quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của Hiệu trưởng
Công việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy là của GV nhưng công tác quản lý của Hiệu trưởng sẽ có ảnh hưởng đến GV. Khi hiệu trưởng phát động GV thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và có biện pháp quản lý tốt công việc của GV thì nó sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Công tác quản lý của hiệu trưởng rất quan trọng, nếu chỉ đọc trên văn bản, phát động theo phong trào cho giống các trường khác, không quản lý thì hiệu quả sẽ không cao vì sẽ có người làm và có người không làm, có người làm rất tốt và có người chỉ làm qua loa, hình thức,...Hiệu trưởng càng có biện pháp quản lý chặt chẽ, nghiêm khắc thì họ sẽ thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy tốt hơn.
1.2.9.2. Nhóm yếu tố giảng viên
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV
Chính là trình độ được đào tạo của GV. Nếu GV có trình độ cao khả năng tiếp nhận, sự hiểu biết về đổi mới phương pháp sẽ tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Sự hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học và các phương pháp dạy học tích cực có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp dạy học. Những GV được đào tạo chuẩn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao thì khả năng thích ứng với đổi mới phương pháp sẽ tốt hơn và ngược lại.
- Năng lực sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục và quản lý lớp học
Công việc chính của GV là dạy học vì vậy đòi hỏi GV phải có một số phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của nghề dạy học, đó chính là năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục.
Dạy học theo phương pháp mới có thu hút được người học hay không phụ thuộc vào năng lực sư phạm của mỗi người thầy, cùng một nội dung bài học nhưng mỗi GV sẽ chọn phương pháp dạy học khác nhau phù hợp nhất với bản thân mình, phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tế, cơ sở vật chất của nhà trường.
Năng lực sư phạm tốt thì họ sẽ thực hiện công việc hiệu quả, trong đó có việc thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực.
- Thâm niên công tác
Thâm niên công tác là thời gian mà con người đóng góp vào sự nghiệp của mình. Thâm niên công tác có ảnh hưởng đến sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đối với GV lâu năm họ có nhiều kinh nghiệm giảng dạy hơn so với GV trẻ sẽ rất thuận tiện cho họ khi lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy. Nhưng bên cạnh đó cũng có một vài hạn chế như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin không nhạy bén như đội ngũ GV trẻ.
Đối với GV trẻ họ rất nhạy bén với phương pháp mới, với công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại nhưng kinh nghiệm nghề còn ít nên họ cũng gặp nhiều trở ngại trong quá trình thích ứng với đổi mới phương pháp.
Như vậy, là GV lâu năm hay GV trẻ họ đều gặp những trở ngại trong quá trình thích ứng với đổi mới phương pháp.
- Kinh nghiệm và vốn kiến thức thực tiễn
Yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay là học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Vì vậy nếu người GV có nhiều kinh nghiệm sống và vốn kiến thức thực tiễn phong phú, đa dạng sẽ làm cho bài giảng của mình hấp dẫn, sinh động và dễ hiểu hơn. Trong quá trình truyền đạt tri thức, người GV có thể đưa ra những ví dụ thực tế liên quan đến nội dung bài giảng. GV có nhiều kinh nghiệm sống và kiến thức thực tiễn sẽ thuận lợi trong quá trình thích ứng với đối với đổi mới phương pháp.
- Nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Nhu cầu là động lực thúc đẩy con người hoạt động để chiếm lĩnh cái mà mình muốn đạt được.
Khi người GV có nhu cầu muốn đổi mới phương pháp dạy học thì họ sẽ tự giác thực hiện, coi đó là công việc của mình, sẽ cố gắng thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất. Khi họ có nhu cầu và thực hiện thường xuyên thì khả năng thích ứng với nó sẽ cao.
- Lòng yêu nghề, say mê với công việc
Khi con người có lòng yêu nghề, say mê với công việc của mình thì họ sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp, nỗ lực cố gắng hết mình, hi sinh bản thân cho sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu mà nghề nghiệp đòi hỏi. Người có lòng yêu nghề họ sẽ có sự thích ứng tốt hơn với việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Sự tự giác, tích cực, chủ động của GV
Điều này ảnh hưởng tích cực đến sự thích ứng đổi mới phương pháp dạy học, không cần sự nhắc nhở của bất kỳ ai, bản thân sẽ tự giác lên kế hoạch hoạt động và thực hiện nó. Người có ý thức tự giác, chủ động, tích cực trong công việc chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mình mong muốn và đạt kết quả cao.
- Ý thức tự tìm tòi, học hỏi trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.
Có ý thực tự giác, tự tìm tòi, học hỏi thì dù ở lĩnh vực nào cũng sẽ đạt được hiệu quả. Trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nếu GV biết tự tìm tòi, học hỏi, tự nghiên cứu thì khả năng họ thích ứng với nó càng tốt và khả năng thích ứng cao, không ngại khó, ngại khổ mà vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện tốt công việc của mình. Những người có ý thức tự tìm tòi, học hỏi là người biết cầu tiến, tiến bộ, họ luôn tự mày mò, sáng tạo ra những điều mới lạ.
- Nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy
Cũng giống như lòng yêu nghề, khi làm việc nhiệt tình thì kết quả đạt được luôn khả quan, có trách nhiệm trong công việc thì hoàn thành tốt công việc được giao, không để xảy ra sai xót.
Người GV có lòng nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc thì khả năng thích ứng với đổi mới phương pháp cao hơn đối với người làm việc qua loa, đại khái, làm cho xong.
- Tuổi tác và sức khỏe
Tuổi tác và sức khỏe của GV có ảnh hưởng đến sự thích ứng với đổi mới