Một số biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 98)

+ Đối với GV:

Biện pháp 1: Đầu tư thời gian và công sức cho thiết kế bài giảng theo hướng phát

huy tính tích cực của người học.

Mục đích:Nâng cao chất lượng bài soạn, giáo án. Thực tế cho thấy vẫn còn một bộ phận nhỏ GV còn sử dụng giáo án cũ để giảng dạy, không thiết kế lại giáo án theo phương pháp giảng dạy tích cực. Như vậy là khi GV vẫn sử dụng giáo án cũ thì tức là

GV vẫn có dạy theo phương pháp cũ. Đã gọi là đổi mới thì GV phải đổi mới ngay từ đầu, từ khâu soạn giáo án. Để có được một tiết dạy tốt, GV cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức vào việc soạn giáo án, soạn án được chuẩn bị càng đầy đủ, càng cẩn thận bao nhiêu thì tiết dạy sẽ thành công bấy nhiêu. Khâu soạn giáo án có vai trò quan trọng đối với chất lượng của tiết dạy cũng như khả năng tiếp thu bài của SV. Vì vậy, GV cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho việc soạn giáo án. Đặc biệt, trong giai đoạn yêu cầu phải đổi mới PP giảng dạy hiện nay, giáo án phải thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV, GV cần thiết kế nhiều hoạt động để cho SV tích cực hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức.

Cách thức thực hiện:

- Xây dựng lịch làm việc hợp lý, khoa học để không phải bị động.

- Thường xuyên theo dõi thời khóa biểu để biết được tuần này sẽ dạy bao nhiêu tiết, tiết đó dạy nội dung gì để chuẩn bị bài giảng cẩn thận, đầy đủ, hấp dẫn. Phân bố thời gian làm việc hợp lý, trước khi lên lớp phải chuẩn bị giáo án đầy đủ, dành nhiều thời gian để đọc các loại giáo trình, tài liệu tham khảo để thu thập được kiến thức đa dạng và phong phú phục vụ cho bài giảng. Chọn lọc những kiến thức chính để giảng dạy, những nội dung nào SV có thể tự nghiên cứu được thì cho các em tự học, những kiến thức nào khó hiểu thì dành nhiều thời gian giải thích thêm cho các em dễ hiểu. Dự đoán những tình huống có thể sẽ xảy ra trong lớp để chuẩn bị cách giải quyết phù hợp.

Biện pháp 2: Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về PP giảng dạy tích cực và

dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân.

Mục đích: Để có hiểu biết về các phương pháp giảng dạy tích cực như: nội dung, yêu cầu, cách thực hiện phương pháp đó. Đồng thời, khi đi dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp sẽ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp và cũng qua tiết dạy đó bản thân GV sẽ rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình.

Cách thức thực hiện:

- Khi trường mở lớp tập huấn về các phương pháp giảng dạy tích cực phải tham gia đầy đủ.

- GV tự tìm kiếm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, diễn đàn trên mạng các thông tin về hội thảo, hội nghị, các buổi tập huấn về đổi mới PP giảng dạy tích

cực hoặc bồi dưỡng thêm về các PP giảng dạy, nếu mình có thể tham gia thì nên tham gia.

Biện pháp 3: Tự trau dồi/ bổ sung kiến thức và kỹ năng về các PP giảng dạy tích

cực để khi thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.

Mục đích: Để GV có thêm hiểu biết về các PP giảng dạy tích cực và rèn luyện các kỹ năng sử dụng các PP giảng dạy tích cực một cách thành thạo.

Cách thực hiện biện pháp:

- Bản thân GV phải thấy được lợi ích của các phương pháp giảng dạy đối với người học và chất lượng giảng dạy. Từ đó, GV mới tự giác rèn luyện, trau dồi, bổ sung thêm các kiến thức, kỹ năng về các PPGD tích cực.

Biện pháp 4: GV coi đổi mới PP là nhu cầu, trách nhiệm của bản thân chứ không

phải yêu cầu bắt buộc của bất cứ ai.

Mục đích: Giúp GV nhận thức được rằng đổi mới PPGD là trách nhiệm của GV, là công việc GV cần làm và họ có nhu cầu muốn thay đổi PPGD.

Cách thực hiện biện pháp:

Tác động vào nhận thức, tư tưởng của người dạy. Bởi vì, nhận thức đúng sẽ hành động đúng. Tư tưởng có thông suốt, có tiến bộ thì hành động mới tiến bộ.

Giúp GV xác định được đó là nhiệm vụ, trách nhiệm của GV cần làm chứ không phải mệnh lệnh của bất kì ai đưa xuống và bắt buộc GV phải thực hiện. GV là người trực tiếp đứng lớp, là người quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục, vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục lên cao nữa thì bản thân GV phải chủ động, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách của mình. Khi đổi mới PP giảng dạy là nhu cầu của GV thì họ sẽ tìm mọi cách thực hiện để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Biện pháp 5: Kiên trì, nhẫn nại khi áp dụng giảng dạy theo PP mới.

Mục đích: Giúp GV rèn luyện, hoàn thiện bản thân để thích ứng tốt hơn với đổi mới PPGD.

Cách thực hiện biện pháp:

Khi gặp khó khăn trong quá trình thích ứng với các nội dung của thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy GV phải thật sự cố gắng khắc phục để vượt qua những khó khăn đó.

GV không nên tạo áp lực quá lớn cho bản thân. Bất cứ công việc nào lúc mới bắt đầu làm đều gặp rất nhiều khó khăn, đó là chuyện đương nhiên phải xảy ra chứ không phải do ta quá yếu nên không làm được.

Khi áp dụng các PPGD mới GV cần dự đoán trước những khó khăn mà mình sẽ gặp phải là gì, mình phải làm gì để có thể vượt qua nó. Cứ như vậy, dần dần GV sẽ thích ứng tốt hơn.

+ Đối với nhà trường:

Biện pháp 1: Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về đổi

mới PP giảng dạy.

Mục đích: để trang bị cho GV có thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết về đổi mới PPGD.

Cách thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường sắp xếp thời gian hợp lý để xây dựng chương trình các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về đổi mới PPGD thường xuyên từng trong năm học.

Tham khảo các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề ở các trường khác về đổi mới PPGD để học hỏi và rút kinh nghiệm cho trường mình.

Biện pháp 2: Tạo điều kiện tốt về môi trường và cơ sở vật chất cho GV giảng dạy

và SV học tập.

Mục đích: Hỗ trợ GV và SV thích ứng tốt hơn với đổi mới PPGD.

Cách thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường, các phòng ban chức năng tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường cũng như CSVC cho GV khi họ thực hiện đổi mới PPGD.

Chuẩn bị đầy đủ phòng học, các thiết bị dạy học khác cho GV khi họ có yêu cầu. Thường xuyên kiểm tra lại chất lượng các phương tiện kỹ thuật dạy học như máy tính, máy chiếu, micro, loa, phim, ảnh…và các thiết bị hỗ trợ khác trong phòng học như quạt, đèn, hệ thống điện.

Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu

tham khảo, phương tiện dạy học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV.

Mục đích: Hỗ trợ tốt nhất cho GV và SV trong quá trình giảng dạy và học tập.

Thường xuyên kiểm kê tài sản cố định: cái nào còn thiếu thì bổ sung, cái nào hư hỏng thì sửa chữa lại.

Thư viện thường xuyên cập nhật các loại giáo trình, tài liệu tham khảo mới để phục vụ cho nhu cầu của GV và SV. Đồng thời, lấy ý kiến của các Khoa, tổ bộ môn, GV, SV để bổ sung những tài liệu cần thiết mà thư viện chưa có.

Biện pháp 4: Lãnh đạo nhà trường, Khoa tổ bộ môn chú trọng, quan tâm và

khuyến khích GV thực hiện đổi mới PP giảng dạy.

Mục đích: tạođộng lực cho GV tích cực thực hiện đổi mới PPGD. Cách thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường, Khoa tổ bộ môn có biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới PPGD của GV.

Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện đổi mới PPGD, hỗ trợ kịp thời khi họ gặp khó khăn. Khi họ đạt được thành tích tốt cần ghi nhận và có hình thức khen thưởng phù hợp.

Xây dựng một số tiêu chuẩn để đánh giá tiết dạy tốt, làm cơ sở để GV phấn đấu thực hiện.

Biện pháp 5: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới PP giảng

dạy

Mục đích: để cung cấp cho GV có thêm những hiểu biết và kỹ năng cần thiết về đổi mới PPGD.

Cách thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường, Phòng Đào tạo xây dựng lịch làm việc hợp lý, khoa học. Sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới PPGD cho GV trong trường tham gia. Có thể là mỗi học kì tổ chức một lớp vào đầu học kì hoặc mở lớp vào thời gian hè.

+ Đối với SV

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian để hoàn thành kế

hoạch đó.

Mục đích: Giúp SV có kế hoạch học tập khoa học, hợp lý và đạt kết quả cao hơn.

Bố trí thời gian học hợp lý ở trường cũng như ở nhà.

SV tự xây dựng lịch học ở nhà hợp lý, phù hợp với điều kiện, khả năng của mình và cố gắng thực hiện đúng lịch học đã đề ra.

Xây dựng lịch học cá nhân và học với nhóm bạn cho hợp lý.

Biện pháp 2: Đầu tư nhiều thời gian cho việc tự học, học theo nhóm

Mục đích: Rèn luyện kỹ năng tự học và học theo nhóm cho SV.

Cách thực hiện biện pháp:

Sắp xếp thời gian tự học ở nhà cho hợp lý, phân chia thời gian học cho từng bộ môn nếu có thể.

Ngoài việc tự học, SV cần học theo nhóm bạn để thu được nhiều kết quả tốt hơn, đồng thời hình thành cho bản thân khả năng hợp tác, làm việc với người khác.

Có thể học với bạn ở nhà, ở trường, trên thư viện,…

Biện pháp 3: Tích cực, chủ động trong học tập, không học tủ, học vẹt, học đối

phó,…

Mục đích: hình thành cho SV ý thức học tập tự giác, học vì sự hiểu biết của bản thân, học để phục vụ cho bản thân và xã hội.

Cách thực hiện biện pháp:

Xây dựng kế hoạch học tập hợp lý và cố gắng thực hiện theo kế hoạch đó.

Thường xuyên đọc tài liệu liên quan đến môn học, ngành học của mình. Phần nào chưa hiểu có thể ghi lại và chủ động hỏi thầy cô, bạn bè.

Ở trên lớp có nội dung nào chưa hiểu cần chủ động nêu thắc mắc để GV giải đáp. Khi GV giao nhiệm vụ về nhà làm cần cố gắng thực hiện thật tốt.

Biện pháp 4:Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập, yêu cầu, nhiệm

vụ của môn học, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Mục đích: Học phải liên hệ với thực tế để khắc sâu kiến thức và thấy được lợi ích của môn học.

Cách thực hiện biện pháp:

Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong sách và các bài tập mà GV cho làm.

Những nội dung nào gần gũi có thể vận dụng được vào thực tế cuộc sống thì cố gắng vận dụng để giải quyết vấn đề.

Biện pháp 5:Quan tâm đến mục tiêu môn học, lợi ích của môn học đó trong thực

tế.

Mục đích: giúp SV thấy được lợi ích của môn học đó, tạo hứng thú cho SV khi học.

Cách thực hiện biện pháp:

Trước khi học một môn học cần tìm hiểu trước về nó xem nội dung của nó là gì, lợi ích mà nó đem lại cho bản thân và cho ngành học, mục tiêu của môn học,…Khi đã tìm hiểu kỹ về nó, biết được mục tiêu, lợi ích mà môn học đem lại thì SV sẽ hứng thú hơn mỗi khi học môn học đó, đồng thời chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức.

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)