Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến sự thích ứng với đổi mới PPGD
STT Nhóm yếu tố TBC ĐLC
1 Yếu tố nhà trường 3.70 0.49 2 Yếu tố GV 3.86 0.59 3 Yếu tố SV 3.83 0.43
Trong ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với đổi mới PPGD thì nhóm yếu tố GV (yếu tố chủ quan) có ảnh hưởng nhiều nhất (TBC = 3.86), sau đó là nhóm yếu tố SV với điểm TBC = 3.83 và cuối cùng là nhóm yếu tố nhà trường (TBC = 3.7).
2.3.3.1. Nhóm yếu tố nhà trường
Bảng 2.20. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố nhà trường
TT Yếu tố ĐTB ĐLC
1 Môi trường sư phạm 3.97 0.74 2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học thiếu
thốn 4.42 0.65
3 Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo chưa đầy đủ và chưa
phong phú 4.37 0.80
4 Số lượng sinh viên trong 1 lớp quá đông 3.62 0.84 5 Sự bố trí thời khóa biểu chưa hợp lý 3.08 0.91 6 Chưa có chế độ bồi dưỡng, khen thưởng cho GV tích cực đổi
mới và đạt thành tích tốt trong thực hiện đổi mới PP giảng dạy 3.43 0.93 7 Sự quan tâm, khuyến khích, chú trọng của lãnh đạo nhà trường,
Khoa, Tổ về đổi mới PP giảng dạy. 3.62 0.91 8 Chưa có chuẩn đánh giá chất lượng soạn, giảng 3.23 0.87 9 Công tác quản lý đổi mới PP giảng dạy của Hiệu trưởng 3.57 0.81
Nhìn vào bảng ta thấy trong nhóm yếu tố nhà trường thì hai yếu tố: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học thiếu thốn (ĐTB = 4.42); Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo chưa đầy đủ và chưa phong phú (ĐTB = 4.37) có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khác trong nhóm, như vậy là hệ thống cơ sở vật chất, tài liệu giáo trình phục vụ học tập và giảng dạy cho SV và GV ở trường chưa được đáp ứng đầy đủ. Chính điều này cản trở lớn đến việc GV thích ứng với đổi mới PPGD và mức độ ảnh hưởng nhiều của hai yếu tố này ta đã xem ở bảng đánh giá mức độ khó khăn trong thích ứng với CSVC, điều kiện giảng dạy của nhà trường.
Tiếp theo là yếu tố Môi trường sư phạm (ĐTB = 3.97), Số lượng sinh viên trong 1 lớp quá đông; Sự quan tâm, khuyến khích, chú trọng của lãnh đạo nhà trường, Khoa, Tổ về đổi mới PP giảng dạy (ĐTB = 3.62); Công tác quản lý đổi mới PP giảng dạy của Hiệu trưởng (ĐTB = 3.57) tương ứng mức ảnh hưởng nhiều. còn lại yếu tố Sự bố trí thời khóa biểu chưa hợp lý (ĐTB = 3.08); Chưa có chuẩn đánh giá chất lượng soạn, giảng (ĐTB = 3.23); Chưa có chế độ bồi dưỡng, khen thưởng cho GV tích cực đổi mới và đạt thành tích tốt trong thực hiện đổi mới PP giảng dạy(ĐTB = 3.43) tương ứng mức vừa phải. Tức là có ảnh hưởng nhưng ít hơn những yếu tố trên.
Để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy đạt được kết quả và GV thích ứng tốt với đổi mới PPGD thì nhà trường phải trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, tài liệu, giáo trình,... phục vụ nhu cầu cho cả GV và SV vì hai yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường, các phòng ban, khoa tổ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của GV và có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ kịp thời, tạo động lực cho GV thực hiện công việc đạt kết quả cao hơn.
2.3.3.2. Nhóm yếu tố GV
Nhìn vào bảng 2.21 ta thấy trong nhóm yếu tố GV có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với đổi mới PPGD của GV như nhận thức, thói quen, năng lực, tư duy, sức khỏe, thâm niên công tác, lòng nhiệt tình, tâm lý e ngại, lo lắng, khả năng sử dụng các PPGD tích cực của GV.
Bảng 2.21. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố giảng viên
TT Yếu tố ĐTB ĐLC
1 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 3.87 0.87 2 Năng lực sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động giảng dạy và
năng lực quản lý lớp học… 4.35 0.84 3 Thâm niên công tác 3.93 1.11 4 Kinh nghiệm và vốn kiến thức thực tiễn của GV 4.20 0.87 5 Nhu cầu muốn đổi mới PP giảng dạy của GV 4.33 0.83 6 Lòng yêu nghề, say mê với công việc 4.27 0.66 7 Sự tự giác, chủ động, tích cực của GV 4.60 0.64 8 Ý thức tự tìm tòi, học hỏi trong việc thực hiện đổi mới PP
giảng dạy 4.57 0.74
9 Nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy. 4.25 0.77 10 Tuổi tác và sức khỏe 3.50 0.79 11 Thói quen dạy theo PP truyền thống khó bỏ, không đáp ứng
được đòi hỏi, yêu cầu của việc đổi mới PP giảng dạy đặt ra. 4.05 0.92 12 Nhận thức chưa thông suốt, bảo thủ, trì trệ, khăng khăng dạy
theo phương pháp cũ để hưởng an nhàn 4.08 1.01 13 GV lúng túng trong việc dạy cách học cho SV 2.97 1.07 14 Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật giảng dạy 3.50 1.06 15 Tâm lý lo lắng, sợ áp dụng PP giảng dạy mới không thành
công bằng PP cũ, ngại khó, ngại khổ,… 3.88 1.02 16 Sợ tốn nhiều thời gian và công sức đầu tư cho việc soạn giảng
lại tất cả giáo án theo PP mới 3.92 1.09 17 Muốn áp dụng PP giảng dạy mới nhưng sợ đồng nghiệp đánh
giá “chơi trội”, “cầm đèn chạy trước ôtô”… 3.60 1.09 18 Điều kiện sống còn khó khăn nên không thể đầu tư nhiều cho
soạn giảng theo PP giảng dạy tích cực. 3.12 1.02 19 Kiến thức, năng lực của GV về các phương pháp giảng dạy
mới còn hạn chế 3.57 1.06
20 Sợ gặp sự cố về thiết bị kỹ thuật trong khi tiến hành giảng dạy
theo PP mới 3.18 0.94
21 Tư duy bảo thủ: không cần thay đổi gì mình vẫn sống yên ổn,
vị trí công tác không thay đổi vì vậy không cần cố gắng nữa 3.93 1.03 22 Kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học còn hạn 3.32 0.96
Trong đó, có những yếu tố sau ảnh hưởng nhiều đến sự thích ứng với đổi mới PPGD: Sự tự giác, chủ động, tích cực của GV (ĐTB = 4.60); Ý thức tự tìm tòi, học hỏi
trong việc thực hiện đổi mới PP giảng dạy(ĐTB = 4.57); Năng lực sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động giảng dạy và năng lực quản lý lớp học(ĐTB = 4.35); Nhu cầu muốn đổi mới PP giảng dạy của GV (ĐTB = 4.33); Lòng yêu nghề, say mê với công việc(ĐTB = 4.27); Nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy (ĐTB = 4.25); Kinh nghiệm và vốn kiến thức thực tiễn của GV(ĐTB = 4.20); Nhận thức chưa thông suốt, bảo thủ, trì trệ, khăng khăng dạy theo phương pháp cũ để hưởng an nhàn (ĐTB = 4.08); Thói quen dạy theo PP truyền thống khó bỏ, không đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu của việc đổi mới PP giảng dạy đặt ra (ĐTB = 4.05); Thâm niên công tác; Tư duy bảo thủ: không cần thay đổi gì mình vẫn sống yên ổn, vị trí công tác không thay đổi vì vậy không cần cố gắng nữa(ĐTB = 3.93); Sợ tốn nhiều thời gian và công sức đầu tư cho việc soạn giảng lại tất cả giáo án theo PP mới (ĐTB = 3.92); Tâm lý lo lắng, sợ áp dụng PP giảng dạy mới không thành công bằng PP cũ, ngại khó, ngại khổ,…( ĐTB = 3.88); Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (ĐTB =3.87); Muốn áp dụng PP giảng dạy mới nhưng sợ đồng nghiệp đánh giá “ chơi trội”, “cầm đèn chạy trước ôtô”(ĐTB = 3.60); Kiến thức, năng lực của GV về các phương pháp giảng dạy mới còn hạn chế(ĐTB = 3.57).
Các yếu tố còn lại ảnh hưởng ở mức vừa phải. Như vậy, các yếu tố về nhận thức, năng lực, tư duy, thói quen, nhu cầu, sức khỏe, thâm niên công tác có ảnh hưởng nhiều nhất trong nhóm GV. Vì việc thích ứng với đổi mới PPGD là công việc của GV, bản thân họ phải tự nỗ lực, cố gắng thì mới thích ứng tốt với việc đổi mới. Chính vì thế các yếu tố này sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình GV thích ứng với đổi mới PPGD.
2.3.3.3. Nhóm yếu tố SV
Trong quá trình GV thích ứng với đổi mới PPGD thì ngoài các yếu tố ảnh hưởng là nhà trường và bản thân GV thì còn có yếu tố SV. GV thực hiện việc đổi mới PPGD có hiệu quả không, có thích ứng tốt với đổi mới PPGD hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần, thái độ hợp tác, ủng hộ của SV trong quá trình GV lên lớp. Nhìn vào bảng ta thấy trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của GV với đổi mới PPGD thì các yếu tố sau đây có mức độ ảnh hưởng rất nhiều: SV thụ động, lười biếng, ỷ lại (ĐTB = 4.67); Sự hợp tác, thái độ học tập của SV; Tính tích cực học tập của sinh viên (ĐTB = 4.58); Trình độ nhận thức của SV còn thấp (năng lực tư duy hạn chế,…) (ĐTB = 4.50). Khi đánh giá một tiết dạy có thành công hay không người ta phải dựa vào cả hoạt động
của thầy và trò: hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của SV và thái độ, sự hợp tác, tính tích cực của SV. Phải có sự kết hợp ăn ý giữa thầy và trò để tạo nên một tiết dạy thành công.
Bảng 2.22. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố sinh viên
STT Nhóm yếu tố sinh viên ĐTB ĐLC
1 Chưa quen với các phương pháp giảng dạy tích cực 3.87 0.75 2 Chưa quen với môi trường học tập và cách học ở
trường cao đẳng 4.07 0.66 3 Tính cách (rụt rè, tự ti, e ngại…) 2.43 1.17 4 Sự tham gia của SV vào các hoạt động học tập 3.10 1.25 5 Ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo của SV trong quá
trình học tập 3.88 0.92
6 Sự hợp tác, thái độ học tập của SV 4.58 0.67 7 Tính tích cực học tập của sinh viên 4.58 0.64 8 SV thụ động, lười biếng, ỷ lại 4.67 0.57 9 Trình độ nhận thức của SV còn thấp (năng lực tư duy
hạn chế,…) 4.50 0.77
10 Nhu cầu học tập của SV chưa cao 3.65 0.78 11 Tâm lý học đối phó thi cử 3.40 0.90 12 Kiến thức nền tảng không đủ để đáp ứng yêu cầu học
ở trường cao đẳng 3.43 0.81 13 Chưa có PP học hiệu quả 3.72 0.88 14 Chưa có kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm 3.82 0.81 Các yếu tố sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự thích ứng với đổi mới PPGD: Chưa quen với môi trường học tập và cách học ở trường cao đẳng (ĐTB = 4.07); Ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo của SV trong quá trình học tập (ĐTB = 3.88); Chưa quen với các phương pháp giảng dạy tích cực (ĐTB = 3.87); Chưa có kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm (ĐTB = 3.82); Chưa có PP học hiệu quả (ĐTB = 3.72); Nhu cầu học tập của SV chưa cao (ĐTB = 3.65). Sinh viên khi mới bước vào môi trường học tập mới sẽ
có nhiều bỡ ngỡ, vì môi trường ở đây có nhiều môn học khác, phương pháp giảng dạy khác với ở phổ thông chính vì vậy yêu cầu SV phải có phương pháp học tập phù hợp thì mới đạt kết quả học tập cao. chính những vấn đề đó ở SV không chỉ ảnh hưởng đến bản thân SV mà cũng ảnh hưởng đến GV. Họ rất muốn đổi mới, muốn học trò của mình năng động, sáng tạo hơn nhưng khi áp dụng các PPGD mới thì lại gặp phải những trở ngại: có thể là SV chưa quen nên không thể thực hiện tốt hoặc SV quá thụ động, lười biếng không muốn hoạt động, tỏ thái độ không hợp tác,...
Kiến thức nền tảng không đủ để đáp ứng yêu cầu học ở trường cao đẳng (ĐTB = 3.43); Tâm lý học đối phó thi cử (ĐTB = 3.40); Sự tham gia của SV vào các hoạt động học tập (ĐTB = 3.10); Tính cách (rụt rè, tự ti, e ngại…) (ĐTB = 2.43) những yếu tố này có ảnh hưởng đến sự thích ứng của GV nhưng ở mức độ vừa phải.
Tóm lại, trong ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của GV với đổi mới PPGD thì nhóm yếu tố GV có ảnh hưởng chính. Trong đó, sự tự giác, chủ động, tích cực của GV, Năng lực sư phạm; Nhu cầu; Lòng yêu nghề, say mê với công việc; Nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy; Kinh nghiệm; Nhận thức; Thói quen; Thâm niên công tác;