Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 64)

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62 km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện.

Sóc Trăng là địa bàn cư trú của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Sóc Trăng có lợi thế về diện tích đất tự nhiên lớn, rộng 3.223,30 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 2.490,88 km2, rất thích hợp để phát triển nông nghiệp.

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Không chỉ có vậy, Sóc Trăng cũng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Với những vườn cây ăn trái xanh tươi quanh năm trên dải cù lao và dọc theo 2 nhánh sông Hậu rộng mênh mông, cộng với những kiến trúc văn hoá cổ kính nổi tiếng như chùa Ma Ha Túc (Chùa Dơi), chùa Khleang, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét...kết hợp với các lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc Khơme, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch như: du lịch xanh, du lịch sinh thái và tìm hiểu môi trường văn hoá.

Ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã được quan tâm. Nhìn chung hệ thống giáo dục tại Sóc trăng, có cơ sở hạ tầng khá đấy đủ, đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho nhiều đối tượng khác nhau.

Trường CĐSP Sóc Trăng được thành lập từ năm 1975 với tên trường là Trung học sư phạm Hậu Giang. Đến năm 1992 khi chia tỉnh Hậu Giang cũ thành Cần Thơ và Sóc Trăng, Trường đổi tên là Trường Trung học sư phạm Sóc Trăng. Từ ngày 26/4/2001 trường được nâng cấp thành Trường CĐSP Sóc Trăng theo Quyết định Số 1988/QĐ- BGD&ĐT-TCCB của Bộ Trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Minh Hiển. Địa chỉ số 77, Tỉnh

lộ 8, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (cách Thành phố Sóc Trăng 4 km).

Hiện nay trường có 120 cán bộ, giảng viên, nhân viên với 71 giảng viên đứng lớp trong đó có 03 nghiên cứu sinh với hơn 40 giảng viên đã và đang theo học trình độ thạc sĩ.

Trường CĐSP Sóc Trăng là trường đào tạo đa ngành, đa cấp.

Các ngành đào tạo CĐSP: Toán - Lý, Tin - Lý, Hóa Sinh,Thể dục - Sinh, Sinh -Thể dục, Thể dục - Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Địa - Sử, KTCN - Lý, KTNN - Sinh, Công nghệ, Văn - Sử, Anh văn, Âm nhạc, Mĩ thuật, Mầm non, Tiểu học, GD công dân - Sử…; Các ngành cao đẳng ngoài sư phạm: Thư viện - Thông tin, Tin học và Anh văn; Đào tạo trung cấp: Trung cấp SP các ngành Mầm non, Tiểu học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục và đào tạo giáo viên Tiểu học dạy song ngữ Việt và Khmer. Ngoài ra, trường còn liên kết đào tạo đại học hệ chính quy, vừa làm vừa học với Trường ĐH Cần Thơ, Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đồng Tháp. Trường còn mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học, THCS, bồi dưỡng chuẩn hóa cho đội ngũ CB quản lý và giáo viên trong tỉnh.

Khách thể nghiên cứu chính trong đề tài là 60 giảng viên đang giảng dạy ở các Khoa tổ bộ môn trong nhà trường. Ngoài ra, còn có thêm khách thể bổ trợ là 2 cán bộ quản lý và 52 sinh viên các ngành học ở trong trường.

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Đặc điểm tâm lý giảng viên trường CĐSP Sóc Trăng

Ngoài những đặc điểm giống như giảng viên nói chung thì GV trường CĐSP Sóc Trăng còn có một số đặc điểm riêng như sau: Giảng viên trường CĐSP Sóc Trăng nằm trong độ tuổi từ 24 đến 59 tuổi, đội ngũ GV trẻ tuổi chiếm khá đông. Giảng viên trường thuộc ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, đều là người tỉnh Sóc Trăng. Trình độ đào tạo đa số là cao đẳng, sau đó học liên thông lên đại học rồi sau đại học. Một bộ phận nhỏ có trình độ là trung cấp nhưng sau đó đi học để nâng cao trình độ. Nếu so với yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo là trình độ của giảng viên phải có trình độ thạc sĩ thì đa số giảng viên của trường chưa đạt chuẩn. Vì vậy năng lực có

phần hạn chế so với các trường khác trong cả nước. Có thể chia GV trường CĐSP Sóc Trăng ra làm ba lứa tuổi: GV trên 45 tuổi, GV từ 35 đến 45 tuổi và GV dưới 35 tuổi.

GV lứa tuổi trên 45 là những GV có tuổi đời cũng khá cao, họ có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn sâu, học vấn cao, có kinh nghiệm ứng xử trong quan hệ thầy trò, quan hệ với đồng nghiệp, với lãnh đạo,...và họ có tuổi nghề cao.

GV từ 35 đến 45 tuổi họ đã có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như ứng xử, có thể là cầu nối giữa 2 thế hệ GV trên 45 tuổi và dưới 35 tuổi.

GV lứa tuổi dưới 35 là những người mới vào nghề đang trong độ tuổi thanh niên, tràn trề nhiệt huyết, tinh thần nghề nghiệp. Đội ngũ GV trẻ luôn được xã hội kỳ vọng lớn vì họ có điều kiện học tập tốt hơn, được hỗ trợ kinh phí học tập, được đi du học,...

Dù là GV ở độ tuổi nào thì họ cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng nếu họ biết kết hợp và hỗ trợ nhau thì sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên, cả hai sẽ cùng tiến bộ và phát triển. Ở GV trên 45 tuổi họ có ưu điểm là họ rất cẩn thận, ngăn nắp, làm việc gì cũng kỹ lưỡng, kiến thức sâu rộng, họ điềm đạm, chu đáo trong giải quyết vấn đề, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh ưu điểm đó thì họ cũng có một số hạn chế như họ khó thích nghi với sự thay đổi, chậm tiếp thu công nghệ thông tin, khó tính, thích yên tĩnh, giảng dạy theo phương pháp truyền thống, không muốn thay đổi phương pháp của mình, suy nghĩ theo lối mòn nhất định, không muốn tiếp nhận cũng như thay đổi quan điểm.

Còn ở GV dưới 35 tuổi: họ rất nhiệt tình năng động, ưa thích đổi mới, thích tìm tòi học hỏi, dễ tính, làm việc hiệu quả cao nhưng không kỹ lưỡng, sẵn sàng tiếp thu cái mới để áp dụng vào giảng dạy. Nhưng họ có một số hạn chế là nhìn nhận giải quyết vấn đề không kỹ lưỡng, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm giảng dạy.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mẫu khảo sát 2.2.1. Mẫu khảo sát

Tổ chức khảo sát khách thể nghiên cứu là 70 giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng (thu phiếu về là 60 phiếu); và 65 khách thể bổ trợ là sinh viên (thu phiếu về là 52 phiếu) và 2 cán bộ quản lý.

Nhóm đối tượng Số lượng

Giới tính Nam 30 Nữ 30 Thâm niên công tác < 5 5 =<10 14 <20 23 >=20 18

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Mục đích, yêu cầu

Tìm hiểu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng.

2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi. Các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp hỗ trợ, bổ sung.

2.2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được phát cho 70 giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng. Bảng hỏi được thực hiện qua ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1:

Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm có 7 câu hỏi về sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy

Giai đoạn 2:

Từ kết quả thu được sau khi phát bảng hỏi mở và với những cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức bao gồm hai bảng hỏi như sau:

bảng thứ nhất dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài gồm 10 câu có cấu trúc như sau

Câu 1, 2, 3 là câu hỏi thu thập thông tin về sự hiểu biết của GV về đổi mới phương pháp giảng dạy và vai trò của đổi mới phương pháp với chất lượng giáo dục và đào tạo.

Câu 4 là câu hỏi về thực trạng mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp giảng dạy trên lớp của GV.

Câu 5 là câu hỏi về nhận thức của GV về tầm quan trọng của các nội dung thích ứng.

Câu 6 tìm hiểu về thực trạng thực hiện các nội dung thích ứng và kết quả đạt được.

Câu 7 tìm hiểu mức độ thể hiện của GV về các mặt biểu hiện của sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy.

Câu 8 tìm hiểu về mức độ khó khăn của GV trong quá trình thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy.

Câu 9 tìm hiểu về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thích ứng với đổi mới phương pháp của GV.

Câu 10 tìm hiểu về tự đánh giá của GV về sự thích ứng của bản thân với đổi mới PP giảng dạy.

Bảng thứ hai là bảng hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tác động.

Cách cho điểm tổng hợp chung:

Đối với thang đo 5 mức độ: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Từ đó ta có thang điểm như sau:

• Từ 1 đến cận 1.5: Kém/ rất ít

• Từ 1.5 đến cận 2.5: Yếu / ít

• Từ 2.5 đến cận 3.5: Trung bình/ vừa phải

• Từ 3.5 đến cận 4.5: Khá / nhiều

• Từ 4.5 đến 5: Tốt / rất nhiều

Đối với thang đo 3 mức độ: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 3. Từ đó ta có thang điểm như sau:

• Từ 1 đến cận 1.5: Yếu/ không quan trọng

• Từ 1.5 đến cận 2.5: Trung bình / quan trọng

• Từ 2.5 đến cận 3: Tốt / rất quan trọng

So sánh các giá trị bằng phép kiểm nghiệm T –Test cho các biến số định lượng:

• Sig =< 0.05 chênh lệch có ý nghĩa

• Sig > 0.05 chênh lệch không có ý nghĩa.

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng. dạy của giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng.

2.3.1. Nhận thức của GV về đổi mới PP giảng dạy

Nhận thức của GV về đổi mới PP giảng dạy có ảnh hưởng đến thái độ và hành động của GV trong quá trình họ thực hiện đổi mới PP giảng dạy.

Bảng 2.1. Khảo sát về nhận thức của GV về vai trò và sự cần thiết của việc đổi mới PP giảng dạy

STT Mức độ quan trọng Tần số Tỉ lệ %

1 Hoàn toàn không quan trọng 0 0 2 Không quan trọng 0 0 3 Bình thường 1 1.7 4 Quan trọng 13 21.6 5 Rất quan trọng 46 76.7

Từ bảng thống kê ta thấy đa số GV cho rằng đổi mới PPGD có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục. Có 76.7% đánh giá là rất quan trọng và 21.7% đánh giá là quan trọng. Như vậy có đến 98.3% GV cho rằng đổi mới PPGD là quan trọng đối với chất lượng giáo dục hiện nay chỉ có 1,7% lựa chọn phương án bình thường.

Bảng 2.2. So sánh ý kiến đánh giá của GV và SV về vai trò và sự cần thiết của việc đổi mới PP giảng dạy

STT Ý kiến đánh giá về vai trò của đổi mới PPGD

GV SV

T P

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Khảo sát ý kiến về vai trò và sự cần thiết của việc đổi mới PP giảng dạy ở đối tượng SV cũng có sự tương đồng. Điểm TB của GV là 4.75, còn ở SV là 4.65 đều ở mức điểm cao. (P= .290 > Sig .05). Như vậy, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa ý kiến của GV và SV. Điều này cho ta thấy cả GV, SV đều nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của việc đổi mới PPGD, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại và yêu cầu của xã hội. Đổi mới PPGD không chỉ góp phần tích cực vào chất lượng dạy và học của GV mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà. Và để thực hiện đổi mới PPGD đạt được hiệu quả cao đòi hỏi người GV phải thật sự nỗ lực, cố gắng để thích ứng tốt với nó.

Bảng 2.3. Khảo sát nhận thức của GV về đổi mới PPGD

STT Quan điểm về đổi mới PPGD ĐTB ĐLC TBC

1 Thay đổi cách dạy và cách học 4.27 0.48

3.93 2 Thay đổi cách tổ chức hoạt động giữa GV và SV 4.30 0.67

3 Thay đổi cách thức truyền đạt kiến thức cho người học.

4.35

0.87 4 Giảng dạy hướng vào người học (Lấy người học

làm trung tâm)

4.25 0.83 5 Thay đổi từ hình thức đọc - chép sang đặt vấn đề

để người học tự tìm kiếm và lĩnh hội tri thức.

4.05 0.88 6 Đổi mới hoàn toàn, không sử dụng phương pháp

giảng dạy cũ.

1.53 0.81

7 Thay đổi nhưng có sự kế thừa tính ưu việt của các phương pháp cũ.

4.25 0.47 8 Có ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ

thuật dạy học vào giảng dạy.

4.13 0.39 9 Có liên hệ kiến thức với thực tiễn, tăng cường

thực hành.

4.07 0.58

10 Dạy người học cách học, tự học và tự nghiên cứu 4.07 0.73

Theo kết quả ở bảng thống kê cho ta thấy đa số GV có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về đổi mới PPGD. GV đồng ý với các quan điểm đưa ra ở trên. Quan điểm đổi mới PPGD là thay đổi cách thức truyền đạt kiến thức cho người học và thay đổi cách tổ chức hoạt động giữa GV và SV được GV lựa chọn nhiều nhất ( ĐTB cao). Tiếp theo là quan

điểm thay đổi cách dạy và cách học, giảng dạy hướng vào người học, thay đổi nhưng có sự kế thừa tính ưu việt của các phương pháp cũđược lựa chọn cao tiếp theo. Quan điểm

đổi mới là có ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học vào giảng dạy; Có liên hệ kiến thức với thực tiễn, tăng cường thực hành; Dạy người học cách học, tự học và tự nghiên cứu; Thay đổi từ hình thức đọc - chép sang đặt vấn đề để người học tự tìm kiếm và lĩnh hội tri thức được lựa chọn ít hơn. Và số người lựa chọn quan điểm đổi mới PP là đổi mới hoàn toàn, không sử dụng phương pháp giảng dạy cũít nhất.

Như vậy, các GV đã nhận thức được bản chất của đổi mới PPGD chính là thay đổi cách thức truyền đạt kiến thức cho người học và thay đổi cách tổ chức hoạt động giữa GV và SV, giảng dạy hướng vào người học. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ GV chưa nhận thức đúng và đầy đủ về đổi mới PPGD, họ cho rằng đổi mới PPGD là đổi mới hoàn toàn, không sử dụng phương pháp cũ. Có 1.6% GV đồng ý với quan điểm đổi mới PPGD là đổi mới hoàn toàn, không sử dụng PP giảng dạy cũ và 10% GV phân vân với quan điểm: đổi mới PPGD là đổi mới hoàn toàn, không sử dụng PPGD cũ là đúng hay sai. Sở dĩ có trường hợp này là do GV chưa nắm rõ về đổi mới PPGD, chưa được tập huấn một cách đầy đủ về nó nên không hiểu biết tường tận, bên cạnh đó bản thân GV không chủ động tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến đổi mới PP nên càng khó nắm được bản chất của nó.

Bảng 2.4. Khảo sát nhận thức của GV về lý do đổi mới PPGD

TT Lý do đổi mới ĐTB ĐLC TBC

1 Phương pháp cũ đã quá lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại.

2.25 0.89

2.75 2 PP cũ không thể đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)