Giảng viên và đặc điểm tâm lý giảng viên trường CĐSP Sóc Trăng

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 54)

Giảng viên

Theo điều 70 Luật GD 2010: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các sơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên [43].

Theo Nguyễn Thạc: Người cán bộ giảng dạy (Giảng viên) là một cán bộ khoa học, nắm vững các phương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, biết sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy, thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học và đời sống khoa học.

Nhân cách của GV là nhân cách của người tri thức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học. Tuổi của người cán bộ giảng dạy từ 22 đến 60 tuổi và có thể kéo dài hơn tùy theo khả năng hoạt động của họ và yêu cầu của trường đại học [35]. Theo điều 54 Luật Giáo dục Đại học 2013: Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ chuẩn của chức danh giảng

viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định [44].

Kinh nghiệm sống của họ phụ thuộc vào tuổi đời còn kinh nghiệm hoạt động giáo dục phụ thuộc vào thâm niên công tác giảng dạy ở đại học. Nhân cách của người giảng viên bao gồm rất nhiều những phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực và các phẩm chất tâm lý khác.

Hoạt động của người GV là quá trình giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến việc giảng dạy, giáo dục và chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên. Phạm vi hoạt động chủ yếu của người giảng viên là giảng dạy một môn nhất định. Ngoài ra, người giảng viên còn phải tham gia tích cực các hoạt động khác của nhà trường đại học như hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị xã hội v.v… Nội dung hoạt động bao gồm việc giảng dạy, hướng dẫn xêmina, viết giáo trình, hướng dẫn thực tế, thực tập; hướng dẫn công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên… Chức năng chính của người giảng viên là giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học và tổ chức công tác học tập độc lập của sinh viên.

Theo PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của giảng viên là:

Nghề nghiệp là một dạng công việc đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn nhất định hay nói một cách khác đó là một việc làm theo sự phân công lao động của xã hội.

Nghề dạy học là một công việc được xã hội phân công và ủy thác cho nhà giáo. Dạy học ở bậc đại học, cao đẳng là một dạng hoạt động có sự tương tác giữa người dạy và người học, trong đó có sự truyền thụ và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học, cao đẳng đã đề ra. Trong quá trình dạy học người giảng viên là chủ thể của hoạt động dạy sẽ giữ vai trò chủ đạo. Giảng viên có chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động học của sinh viên, để họ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phù hợp với mục tiêu giáo dục ở đại học, cao đẳng.

Hoạt động nghề nghiệp thường có những đặc trưng cơ bản như đối tượng, mục đích, phương tiện và tính chất của hoạt động. Dựa trên những đặc trưng này, nghề

dạy học của giảng viên có những điểm đặc biệt sau:

*Đối tượng hoạt động của giảng viên là người trưởng thành.

Nghề dạy học thuộc nhóm nghề “người – người” có đối tượng hoạt động trực tiếp là con người nên đòi hỏi người hoạt động trong nghề đó phải có được một số nét tính cách như ân cần, lịch sự, tế nhị… đáp ứng được những yêu cầu nhất định về giao tiếp như biết tôn trọng, đồng cảm…đồng thời có được một số kỹ năng trong giao tiếp ứng xử sư phạm như quan sát, lắng nghe, thấu hiểu, biết cách thuyết phục và xử lý tình huống…

Đối tượng hoạt động của giảng viên là những con người đã trưởng thành đang dốc sức học tập, rèn luyện cho mình những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của một loại hình nghề nghiệp nào đó. Giảng viên với tư cách là người quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo phải hội đủ 5 tiêu chuẩn: (1) có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt, (2) có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết ở chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, (3) có trình độ ngoại ngữ tin học đáp ứng yêu cầu công việc, (4) đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, (5) có lý lịch bản thân rõ ràng.

* Nhiệm vụ trọng tâm của giảng viên là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội – cộng đồng.

Hoạt động của giảng viên là quá trình giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến việc giảng dạy, giáo dục và chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên. Phạm vi hoạt động của giảng viên chủ yếu là phụ trách giảng dạy một số môn học phù hợp với chuyên ngành đã được đào tạo. Song song với hoạt động giảng dạy, giảng viên còn phải tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, tham gia quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ. Giảng viên cũng phải tham gia quản lý trường học, tham gia các công tác xã hội và các hoạt động đoàn thể khi được tín nhiệm và các công tác khác do nhà trường, khoa, tổ bộ môn giao phó.

*Nghề mà công cụ lao động chủ yếu là nhân cách của giảng viên

Khi giảng dạy, người giảng viên dùng chính nhân cách của mình để tác động đến sinh viên. Đó là những phẩm chất nhân cách như: thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp… Đó là những năng lực như: dạy học, giáo dục, giao tiếp sư phạm, nghiên cứu khoa học… Giảng viên không dạy sinh viên theo những khuôn mẫu có sẵn mà họ dạy sinh viên bằng tất cả trí tuệ và tâm hồn của mình. K. D. Usinxki đã từng nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của nhân cách của người làm công tác dạy học và giáo dục đối với người học là một sức mạnh không có sách giáo khoa nào, không có châm ngôn đạo đức nào, không có hệ thống trừng phạt, khuyến khích nào có thể thay thế được. Usinxki khẳng định: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.

* Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính sáng tạo và tính nghệ thuật cao.

Tính khoa học thể hiện trước tiên ở việc người giảng viên phải nắm vững khoa học bộ môn mình phụ trách và khi truyền đạt nó người giảng viên cần nắm vững cả khoa học giáo dục, khoa học sư phạm. Ngoài ra người giảng viên còn tham gia nghiên cứu khoa học với tư cách như một nhà khoa học thực thụ.

Tính khoa học thường đi kèm với tính sáng tạo. Sáng tạo là phải biết làm ra cái mới. Công việc của giảng viên không phải là một công việc rập khuôn máy móc mà nó đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Sáng tạo trong cách chế biến tài liệu học tập, sáng tạo trong các phương pháp giảng dạy, trong nghiên cứu khoa học, trong giao tiếp ứng xử với từng đối tượng sinh viên khác nhau… Dạy sinh viên không chỉ là truyền thụ kiến thức mà dạy sao cho sinh viên nắm được con đường đi tới chân lý, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập đó mới là công việc đích thực của người giảng viên giỏi, đúng như Dieterweg (nhà sư phạm học Đức) nhấn mạnh: “Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn, người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý”.

Chúng ta vẫn thường nói: Dạy học là cả một nghệ thuật, chúng ta có thể ví giảng viên như một người thợ cả lành nghề, một nghệ sĩ của quá trình sư phạm.

* Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp

Một là, phải có thời kỳ khởi động để cho lao động đi vào nề nếp, tạo ra hiệu quả.

Hai là, có quán tính trí tuệ. Do tính chất của công việc như trên nên lao động của người giảng viên không đóng khung trong không gian (lớp học), thời gian (8h lao động mỗi ngày) nhất định, mà ở khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo của công việc.

Tóm lại, thông qua những đặc điểm lao động của nghề dạy học, dễ dàng nhận thấy xã hội đặt ra nhiều yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với một giảng viên. Mặt khác, nghề dạy học là một nghề cao quý, nó cũng đặt ra cho xã hội một yêu cầu chính đáng là phải dành một vị trí xã hội với những ưu đãi về tinh thần và vật chất xứng đáng để giảng viên có thể yên tâm giảng dạy và cống hiến hết mình cho xã hội.

*Những phẩm chất tâm lý cần thiết đối với người giảng viên

Nghề dạy học đòi hỏi những phẩm chất tâm lý cần thiết, trong đó có những phẩm chất cơ bản, không có nó giảng viên không thể thành công với nghề, không thể trở thành những giảng viên có uy tín, được sự tín nhiệm của sinh viên và đồng nghiệp. Sau đây là một số phẩm chất cụ thể:

* Những phẩm chất đạo đức xã hội – chính trị

Đối với một giảng viên, quan trọng nhất là phải có thế giới quan khoa học. Thế giới quan chi phối nhiều mặt của hoạt động giảng dạy, cũng như thái độ của giảng viên đối với hoạt động đó, như việc lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy, việc kết hợp giữa dạy học, giáo dục với các nhiệm vụ chính trị xã hội, gắn nội dung giảng dạy lý thuyết với thực hành… Thế giới quan khoa học là kim chỉ nam giúp cho người giảng viên xây dựng niềm tin cho thế hệ trẻ vững bước đi lên xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Lý tưởng nghề nghiệp được ví như “ngôi sao dẫn đường” giúp người giảng viên luôn tiến lên phía trước. Mục tiêu mà người giảng viên cần hướng tới là đào tạo người học trở thành những công dân hữu ích cho xã hội đáp ứng mục tiêu của giáo dục đại học.

Lòng yêu nghề là phẩm chất tâm lý quan trọng và luôn cần thiết đối với giảng viên. Lòng yêu nghề được hun đúc, hình thành và phát triển trong quá trình tích cực

hoạt động sư phạm. Có yêu nghề, giảng viên mới cảm nhận được hết giá trị của nghề, nhất là trong thời buổi hiện nay. Lòng yêu nghề được thể hiện ngay trong niềm đam mê hoạt động sư phạm, hứng thú với bộ môn mình phụ trách, nhiệt tình trong giảng dạy, tích cực cải tiến nội dung và phương pháp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục Đại học – Cao đẳng và nhu cầu người học.

* Phẩm chất đạo đức, lối sống, cung cách ứng xử

Làm Thầy phải có cái Tâm. Tâm của người Thầy được tỏa sáng bằng những tình cảm trong sáng, nhất là tình người.

Giảng viên thấm đượm tình người trong đạo đức và lối sống.

Tình người của giảng viên còn thể hiện trong quan hệ, ứng xử với đồng nghiệp. Đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, tính tình chân chất, ngay thẳng, liêm khiết, sự phấn đấu vươn lên không mệt mỏi, sự tín nhiệm của đồng nghiệp và sinh viên… là những phẩm chất tâm lý luôn cần thiết đối với giảng viên để họ có thể trở thành những tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.

* Phẩm chất ý chí

Tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán là những phẩm chất ý chí mà sinh viên luôn mong đợi ở giảng viên.

Sự kiên trì và nhẫn nại là một phẩm chất ý chí cũng cần có ở giảng viên. Tính kiên trì sẽ giúp giảng viên bền bỉ vượt qua rất nhiều khó khăn trở ngại trong giảng dạy và giao tiếp với sinh viên. Sự nhẫn nại giúp giảng viên có thể tạm quên đi những nỗi bực bội và thất vọng khi gặp phải những sinh viên chậm hiểu và hay quên.

Tính tự kiềm chế, tự chủ cũng là một phẩm chất ý chí cần thiết đối với giảng viên. Tính tự chủ sẽ giúp giảng viên khắc phục được tính cục cằn cũng như làm chủ được những cảm xúc tiêu cực thường nảy sinh trong giảng dạy và giao tiếp với sinh viên.

Những năng lực cần thiết đối với người cán bộ giảng dạy Cao đẳng – Đại học

* Năng lực dạy học

Năng lực dạy học là khả năng truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên, hình thành ở sinh viên khả năng tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo. Năng lực dạy học có thể xếp thành một nhóm với nhiều năng lực tạo thành.

- Hiểu sinh viên của mình.

Dạy học là một quá trình tương tác giữa người dạy – người học, vì vậy trước khi dạy, giảng viên cần tìm hiểu về sinh viên của mình. Hiểu sinh viên là khả năng xâm nhập vào thế giới bên trong của họ, hiểu biết tường tận những đặc điểm tâm lý lứa tuổi về nhận thức, tình cảm, ý chí và những hành động của họ, những thuận lợi và khó khăn, những biểu hiện tâm lý của sinh viên trong quá trình dạy học. Năng lực hiểu sinh viên được xem như chỉ số cơ bản của năng lực sư phạm.

- Năng lực trí tuệ phát triển (giàu trí tuệ)

Giảng viên ưu tú phải là người có trí tuệ phát triển cao. Được thể hiện qua các chỉ số: (1) Sự nhanh trí: khả năng giải quyết nhanh cả những nhiệm vụ không giống mẫu; (2) Tốc độ khái quát hóa: khả năng nhanh hiểu, nhanh biết, nhanh nắm được bản chất vấn đề; (3) Tiết kiệm tư duy: khả năng tìm nhanh phương án giải quyết tối ưu; (4) Trí tuệ mềm dẻo: dễ dàng xây dựng lại hoạt động cho phù hợp với những biến đổi của điều kiện, có khả năng xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ; (5) Tư duy phê phán: không suy nghĩ rập khuôn máy móc nhưng sự phê phán luôn dựa trên cơ sở khoa học; (6) Có chiều rộng và bề sâu của sự hiểu biết: có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, có khả năng phân biệt được cái bản chất và không bản chất, cái tổng quát và cái bộ phận…

Để có được năng lực trí tuệ phát triển đòi hỏi người giảng viên phải tích cực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình.

- Năng lực thiết kế bài dạy

Năng lực thiết kế bài dạy là sự gia công trí tuệ của giảng viên đối với tài liệu học tập, thay đổi hình thức và nội dung, lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho nó phù hợp tối đa với trình độ, đặc điểm nhân cách của sinh viên mà vẫn đảm bảo chuẩn về mặt kiến thức, kỹ năng và logic sư phạm.

Muốn làm được điều đó đòi hỏi giảng viên phải có mức độ trí tuệ cao, tư duy độc lập, sáng tạo, có nền tảng tri thức vững chắc.

- Năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động học của sinh viên

Giảng dạy theo phương pháp hiện đại, giảng viên cũng giống như nhà tổ chức, người đặt ra các mục tiêu, đề ra các hành động, hướng dẫn sinh viên chuẩn bị , khích

lệ, động viên, truyền cảm hứng và dẫn dắt sinh viên tham gia vào các hành động đó. Giảng viên cũng là người dẫn đường, người khơi gợi những gì tốt đẹp nhất của từng cá nhân và của cả tập thể lớp học, gắn kết nhu cầu, kỹ năng từng thành viên thành

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)