giảng viên
1.2.8.1. Biểu hiện thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên
Thích ứng với đổi mới PP giảng dạy được đánh giá trên 03 mặt: nhận thức, thái độ và hành động. Ba mặt đó được biểu hiện cụ thể như sau:
a. Mặt nhận thức
Trong quá trình sống và hoạt động, con người nhận thức hiện thực xung quanh và nhận thức chính bản thân mình. Trên cơ sở đó, con người tỏ thái độ và hành động (ứng xử) với tác động của thế giới xung quanh và với bản thân mình một cách phù hợp. Vì thế có thể nói rằng nhờ nhận thức mà con người làm chủ được thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình. Nhận thức là cơ cở để định hướng thái độ và hành vi cá nhân.
Biểu hiện rõ nhất của thích ứng trong nhận thức với đổi mới phương pháp giảng dạy là GV trả lời được câu hỏi: thế nào là đổi mới phương pháp giảng dạy, vì sao phải đổi mới phương pháp giảng dạy; Hiểu biết và nắm vững bản chất của đổi mới PP giảng dạy; Nắm được vai trò và sự cần thiết của việc đổi mới PP giảng dạy đối với chất lượng giảng dạy; Nhận thức được vai trò cần thiết của sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy đối với hiệu quả dạy học; Hiểu biết và nắm vững ưu điểm và hạn chế, quy trình, thao tác của các phương pháp dạy học ra sao; Hiểu biết và nắm vững được yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy; Hiểu biết về đổi mới mục tiêu bài học, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, định hướng đổi mới PP giảng dạy; Nhận biết được những khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới PP giảng dạy; Biết thiết kế nội dung bài giảng theo hướng chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường giao tiếp thầy - trò, mở rộng giao tiếp trò – trò…; Nhận thức đầy đủ về các điều kiện của bản thân và điều kiện giảng dạy của nhà trường.
Mặt nhận thức có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình đổi mới PP giảng dạy. Có thể nhận thức lúc đầu còn lệch lạc, chưa rõ hoặc chưa đầy đủ nhưng trong quá trình hoạt động, trong quá trình thể hiện hành vi thích ứng, nhận thức có thể ngày càng rõ hơn, đúng hơn.
b. Mặt thái độ
Thích ứng của con người được hình thành, phát triển trong hoạt động. Tuy nhiên không phải cứ tham gia vào hoạt động là con người thích ứng được. Hơn nữa khi tham gia vào hoạt động trong môi trường xã hội, không phải mọi người đều có mức độ thích ứng như nhau. Tâm lý học Mác xít khẳng định: hoàn cảnh tác động vào con người trong
chừng mực con người tác động vào hoàn cảnh. Do vậy, để có thể thích ứng tốt trong điều kiện tác động từ môi trường sống, chủ thể thích ứng phải có thái độ tích cực, có ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn tích cực, chủ động tác động vào hoàn cảnh để làm bộc lộ kinh nghiệm xã hội - lịch sử trong đối tượng của hoạt động, chiếm lĩnh nó, hình thành cấu tạo tâm lý mới.
Mặt thái độ tạo ra động cơ tích cực cho cá nhân trong quá trình thích ứng với đổi mới PP giảng dạy và chính thái độ làm cho sự thích ứng với đổi mới PP giảng dạy tốt hơn. Mặt thái độ thể hiện khát vọng và sự quyết tâm, tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của cá nhân trong quá trình thích ứng. Thái độ tốt còn gắn liền những xúc cảm tích cực của cá nhân trong quá trình thích ứng.
Thái độ của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với nhận thức, nó cũng có thể thay đổi trong quá trình thích ứng. Có nhiều trường hợp tỏ ra xung khắc, không có thái độ tích cực tiếp nhận sự thay đổi, nhưng do tác động của hoàn cảnh, của môi trường sống họ có thể thay đổi thái độ, tích cực hơn, chủ động hơn và sáng tạo hơn trong quá trình thích ứng.
Thái độ của GV với đổi mới PP giảng dạy là sự biểu hiện tính tích cực hay không đối với các hành động đổi mới PP giảng dạy. Sự thích ứng với đổi mới PP giảng dạy thể hiện ở mặt thái độ là:
- Hứng thú với việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Chủ động tìm kiếm tài liệu về các phương pháp giảng dạy tích cực.
- Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp giảng dạy theo các PP giảng dạy tích cực.
- Tích cực, tự giác, chủ động thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học.
- Mức độ tích cực của GV khi sử dụng thường xuyên các phương pháp giảng dạy tích cực.
c. Mặt hành động
Theo quan điểm của các nhà Tâm lý học hoạt động, hoạt động vừa là đối tượng, vừa là phương thức của thích ứng, nghĩa là thích ứng là thích ứng với hoạt động, và để làm được điều này, cá nhân phải đi vào hoạt động, thông qua hoạt động của chính mình.
Và trong quá trình hoạt động như vậy (cũng chính là quá trình thích ứng), cá nhân lĩnh hội được kinh nghiệm (phương thức hành động), giúp cá nhân khắc phục được khó khăn và đảm bảo kết quả của hoạt động. Như vậy, khi nói cá nhân đã thích ứng được với hoạt động tức là cá nhân đó phải hình thành được những hành động mới phù hợp dựa trên sự nhận thức đúng đắn với những cảm xúc tích cực. Chính những hành động mới này đã làm cho hoạt động của cá nhân phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của môi trường mới. Điều này cũng có nghĩa rằng tiêu chí khách quan để đánh giá sự thích ứng là hành vi, hành động của cá nhân.
Yếu tố hành động với tư cách là chỉ số biểu hiện thích ứng được thể hiện ở việc chủ thể tiến hành hành động đạt hiệu quả ra sao. Như vậy kết quả cụ thể thực hiện công việc là chỉ số đo thích ứng của GV với đổi mới phương pháp giảng dạy. Được thể hiện trong các công việc sau:
- Trong thiết kế bài giảng.
- Quá trình lên lớp (tổ chức giảng dạy) - Trong quá trình kiểm tra, đánh giá
- Trong việc thích ứng với CSVC, điều kiện dạy học của nhà trường.
1.2.8.2. Mức độ thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy
Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi phân chia thích ứng của giảng viên theo 05 mức độ sau: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém.
Mức độ Các mặt biểu hiện Nhận thức Thái độ Hành động Mức 1: Thích ứng tốt: Hoàn toàn chủ động, tích cực. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về:
- Bản chất của đổi mới PPGD.
- Vai trò và sự cần thiết của đổi mới PPGD đối với chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Có thái độ tích cực khi thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD. - Có thái độ chủ động khi thực hiện các hoạt động đổi - Thực hiện thường xuyên và kết quả thực hiện tốt ở các nội dung:
- Đổi mới thiết kế bài giảng
Mức độ Các mặt biểu hiện
Nhận thức Thái độ Hành động
- Lý do phải đổi mới PPGD.
- Vai trò của các nội dung thích ứng với đổi mới PPGD.
- Yêu cầu của đổi mới PPGD.
mới PPGD.
- Tích cực thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Thích ứng với CSVC, điều kiện giảng dạy của nhà trường . Mức 2: Thích ứng ở mức khá: Chủ động, tích cực ở mức cao. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về:
- Bản chất của đổi mới PPGD
- Vai trò và sự cần thiết của đổi mới PPGD đối với chất lượng giáo dục và đào tạo. - Lý do phải đổi mới PPGD - Vai trò của các nội dung thích ứng với đổi mới PPGD
- Yêu cầu của đổi mới PPGD. - Có thái độ tích cực khi thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD. - Có thái độ phần lớn là chủ động khi thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD. - Tích cực thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD Thực hiện thường xuyên và kết quả thực hiện tốt ở các nội dung: - thích ứng với đổi mới thiết kế bài giảng
- quá trình lên lớp - đổi mới kiểm tra, đánh giá - thích ứng với CSVC, ĐKDH của nhà trường Mức 3: thích ứng ở mức trung bình: Đã chủ động, tích cực nhưng Nhận thức ở mức trung bình: - Bản chất của đổi mới PPGD.
- Vai trò và sự cần thiết của đổi mới PPGD đối với chất lượng giáo dục và đào tạo. - Lý do phải đổi mới PPGD
- Tính tích cực thể hiện ở mức trung bình khi thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD. - Thái độ chủ động thể hiện ở mức Thực hiện không thường xuyên kết quả thực hiện trung bình ở các nội dung: - đổi mới thiết kế bài giảng và
Mức độ Các mặt biểu hiện
Nhận thức Thái độ Hành động
chưa cao. - Về vai trò của các nội dung thích ứng với đổi mới PPGD
- Yêu cầu của đổi mới PPGD.
trung bình khi thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá - Thích ứng với CSVC, ĐKDH của nhà trường Mức 4: Thích ứng ở mức yếu: Chưa thật chủ động, tích cực. Nhận thức mơ hồ về:
- Bản chất của đổi mới PPGD.
- Nhận thức mơ hồ về vai trò và sự cần thiết của đổi mới PPGD đối với chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Lý do phải đổi mới PPGD - Vai trò của các nội dung thích ứng với đổi mới PPGD
- Yêu cầu của đổi mới PPGD.
- Tính tích cực thể hiện ở mức yếu khi thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD. - Thái độ chủ động thể hiện ở mức yếu khi thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD.
Thực hiện không thường xuyên và kết quả thực hiện yếu ở các nội dung sau: - Đổi mới thiết kế bài giảng
- Quá trình lên lớp - Đổi mới kiểm tra, đánh giá - Thích ứng với CSVC, ĐKDH của nhà trường Mức độ 5: Thích ứng ở mức kém: Chưa chủ động, tích cực, bị động. Nhận thức sai:
- Bản chất của đổi mới PPGD.
- Vai trò và sự cần thiết của đổi mới PPGD đối với chất lượng giáo dục và đào tạo. - Lý do phải đổi mới PPGD.
- Vai trò của các nội dung
- Chưa có thái độ tích cực khi thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD. - Chưa có thái độ chủ động khi thực hiện các hoạt động đổi mới PPGD. - Không thực hiện việc đổi mới PPGD và kết quả yếu.
Mức độ Các mặt biểu hiện
Nhận thức Thái độ Hành động
thích ứng với đổi mới PPGD.
- Yêu cầu của đổi mới PPGD.