Thực trạng sự thích ứngvới đổi mới PPGD của GV

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 74)

Trong quá trình thích ứng với đổi mới PP giảng dạy GV cần thích ứng với những nội dung sau:Thích ứng trong thiết kế bài giảng, quá trình lên lớp, quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của SV và thích ứng với cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy của nhà trường.

Bảng 2.6. Khảo sát nhận thức của GV về mức độ quan trọng của các nội dung thích ứng

STT Nội dung thích ứng ĐTB ĐLC Thứ bậc

1 Thích ứng trong thiết kế bài giảng (soạn giáo án) 2.62 0.56 2 2 Thích ứng trong quá trình lên lớp (tổ chức giảng

dạy)

2.77 0.49 1

3 Thích ứng trong quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của SV

2.60 0.49 3

4 Thích ứng với cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy của nhà trường

2.45 0.62 4

Từ kết quả thống kê ta thấy nội dung thích ứng trong quá trình lên lớp (tổ chức giảng dạy) được GV đánh giá là quan trọng nhất đứng vị trí số 1, tiếp sau đó là Thích ứng trong thiết kế bài giảng (số 2), thích ứng trong quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của SV (3), thích ứng với cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy của nhà trường (4). Như vậy, GV trường CĐSP Sóc Trăng cho rằng trong bốn nội dung thích ứng với đổi mới PPGD thì nội dung thích ứng trong quá trình lên lớp là quan trọng hàng đầu, tiếp theo đó mới là thích ứng với quá trình soạn giảng. Họ đánh giá cao mặt hành động trong quá trình thích ứng với đổi mới PPGD.

Bảng 2.7. Đánh giá mức độ biểu hiện về mặt nhận thức của GV về thích ứng với đổi mới PPGD

STT Biểu hiện ĐTB ĐLC

1 Hiểu biết và nắm vững bản chất của đổi mới PP giảng dạy 3.00 0.18 2 Nắm được vai trò và sự cần thiết của việc đổi mới PP

giảng dạy đối với chất lượng giảng dạy 2.98 0.12 3 Hiểu biết và nắm vững được yêu cầu của đổi mới phương

pháp giảng dạy 3.00 0.00

4 Nắm được ưu điểm và hạn chế của các phương pháp

giảng dạy tích cực 2.86 0.43 5 Hiểu biết về đổi mới mục tiêu bài học, nội dung, chương

trình, hình thức tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá 2.88 0.41 6 Nhận biết được những khó khăn trong quá trình thực hiện

đổi mới PP giảng dạy. 2.93 0.36 7 Biết thiết kế nội dung bài giảng theo hướng chuyển trọng

tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường giao tiếp thầy - trò, mở rộng giao tiếp trò – trò,…

2.88 0.42

Xem trên bảng thống kê ta thấy mức độ biểu hiện về mặt nhận thức của GV về thích ứng với đổi mới PPGD ở mức tốt. Tất cả GV đều nhận thức được đầy đủ và đúng đắn về thích ứng với đổi mới PPGD. Cụ thể là GV hiểu biết và nắm vững bản chất của đổi mới PP giảng dạy, yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy(ĐTB = 3.00); Nắm được vai trò và sự cần thiết của việc đổi mới PP giảng dạy đối với chất lượng giảng dạy

(ĐTB = 2.98); Nhận biết được những khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới PP giảng dạy (ĐTB = 2.93); Hiểu biết về đổi mới mục tiêu bài học, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá; Biết thiết kế nội dung bài giảng theo hướng chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường giao tiếp thầy - trò, mở rộng giao tiếp trò – trò,…(ĐTB = 2.88);

Nắm được ưu điểm và hạn chế của các phương pháp giảng dạy tích cực (ĐTB = 2.86). Khi họ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về một vấn đề nào đó thì họ sẽ hành động đúng và đạt kết quả cao.

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ biểu hiện về mặt thái độ của GV về thích ứng với đổi mới PPGD

TT Biểu hiện ĐTB ĐLC

1 Hứng thú với việc đổi mới phương pháp giảng dạy 2.90 0.39 2 Chủ động tìm kiếm tài liệu về các phương pháp giảng dạy tích

cực

3.00 0.00 3 Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp

giảng dạy theo các PP giảng dạy tích cực

3.00 0.00 4 Tích cực, tự giác, chủ động thay đổi phương pháp giảng dạy

theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học

2.98 0.12 Nhìn vào bảng ta thấy GV có thái độ chủ động, tích cực trong thích ứng với đổi mới PPGD. Mức độ thể hiện các thái độ thích ứng với đổi mới PPGD đạt ở mức tốt. Cụ thể là Chủ động tìm kiếm tài liệu về các phương pháp giảng dạy tích cực; Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp giảng dạy theo các PP giảng dạy tích cực

(ĐTB = 3.00); Tích cực, tự giác, chủ động thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học(ĐTB = 2.98); Hứng thú với việc đổi mới phương pháp giảng dạy(ĐTB = 2.90). Việc GV có thái độ tích cực là vô cùng quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến hoạt động của GV trong quá trình thích ứng với đổi mới PPGD.

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ biểu hiện về mặt hành động của GV trong thích ứng với đổi mới PPGD

TT Biểu hiện ĐTB ĐLC

1 Lựa chọn được PP và hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp nội

dung bài giảng 2.98 0.13

2 Sử dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung, đối tượng giảng dạy và điều kiện vật chất của nhà trường.

2.96 0.18 3 Cải tiến PP giảng dạy cho phù hợp mục tiêu và đối tượng

người học 2.95 0.22

4 Trong quá trình lên lớp giới thiệu tài liệu học tập, đề cương môn học cho SV, hướng dẫn SV cách học, cách tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm.

2.98 0.13 5 Tạo điều kiện cho SV có cơ hội tư duy độc lập, tự tìm tòi,

nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết

Nhìn vào bảng trên ta thấy mức độ biểu hiện về mặt hành động của GV trong thích ứng với đổi mới PPGD ở mức tốt. Cụ thể là Lựa chọn được PP và hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp nội dung bài giảng; Trong quá trình lên lớp giới thiệu tài liệu học tập, đề cương môn học cho SV, hướng dẫn SV cách học, cách tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm (ĐTB = 2.98); Tạo điều kiện cho SV có cơ hội tư duy độc lập, tự tìm tòi, nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết (ĐTB = 2.97); Sử dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung, đối tượng giảng dạy và điều kiện vật chất của nhà trường.(ĐTB = 2.96); Cải tiến PP giảng dạy cho phù hợp mục tiêu và đối tượng người học(ĐTB = 2.95).

a. Thực trạng về sự thích ứng trong quá trình thiết kế bài giảng

Kết quả nghiên cứu về thực trạng sự thích ứng với đổi mới PP giảng dạy.

Bảng 2.10. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của nội dung thích ứng trong thiết kế bài giảng

STT Mức độ quan trọng Tần số Tỉ lệ %

1 Không quan trọng 2 3.3 2 Quan trọng 19 31.7 3 Rất quan trọng 39 65

Nhìn vào bảng ta thấy phần lớn GV cho rằng thích ứng với thiết kế bài giảng là rất quan trọng trong thích ứng với đổi mới PPGD. Có 65 % GV đánh giá là rất quan trọng và 31.7% GV đánh giá là quan trọng, chỉ có 3.3% GV cho rằng thích ứng với thiết kế bài giảng là không quan trọng. Như vậy GV đều nhận thức được rằng thích ứng với thiết kế bài giảng là có vai trò quan trọng trong quá trình thích ứng với đổi mới PPGD. Vì như chúng ta biết, để thực hiện đổi mới PPGD thì chúng ta phải bắt đầu từ công việc đầu tiên là đổi mới cách soạn giáo án. Lựa chọn mẫu giáo án nào là phù hợp, cách thiết kế bài giảng theo PP mới ra sao, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức lên lớp như thế nào cho phù hợp,… Đó là công việc quan trọng mà GV cần phải thích ứng. Bước đầu tiên thành công thì các bước tiếp theo mới đạt được kết quả tốt.

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung thích ứng với đổi mới thiết kế bài giảng của GV

STT Nội dung thích ứng với đổi mới

thiết kế bài giảng

Mức độ

thực hiện thực hiện Kết quả

ĐTB ĐLC TBC ĐTB ĐLC TBC

1 Lựa chọn và sử dụng mẫu giáo án

điện tử 2.86 0.34

2.87

2.58 0.56

2.56

2 Soạn theo mẫu giáo án truyền thống 2.20 0.51 2.25 0.60 3 Kết hợp giáo án truyền thống với

một số phần mềm tin học như trình chiếu powerpoint…

2.88 0.32 2.73 0.54

4 Tham khảo nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến môn giảng dạy

2.98 0.13 2.78 0.52

5 Xác định mục tiêu môn học, bài học

về kiến thức, kỹ năng, thái độ 2.98 0.13 2.76 0.46 6 Tích cực, chủ động tìm những bài

soạn hay, hấp dẫn và chất lượng cao 2.26 3.92 2.43 0.53 7 Hứng thú với việc soạn theo mẫu

giáo án mới 2.71 0.45 2.35 0.57 8 Chế biến nội dung học tập, thiết kế

bài giảng hấp dẫn 2.83 0.38 2.45 0.53 9 Xác định thời lượng cho từng nội

dung kiến thức thích hợp 2.90 0.30 2.65 0.54 10 Lựa chọn hình thức tổ chức, PP,

phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp nội dung bài giảng

2.97 0.18 2.68 0.50

11 Dự kiến những hoạt động sẽ tổ chức

cho SV thực hiện để lĩnh hội bài mới 2.95 0.22 2.58 0.53 12 Dự đoán những thuận lợi, khó khăn

của SV khi lĩnh hội bài mới 2.88 0.32 2.41 0.53

Khi xem xét các mức độ thực hiện nội dung thích ứng với đổi mới thiết kế bài giảng ta thấy kết quả như sau: Nhìn chung GV đều thực hiện ở mức thường xuyên (TBC = 2.87), không có nội dung nào là không thực hiện. Trong đó thì việc GV tham khảo nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến môn giảng dạy, Xác định mục tiêu môn học, bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ (ĐTB = 2.98), Lựa chọn hình thức tổ

chức, PP, phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp nội dung bài giảng(ĐTB = 2.97), Dự kiến những hoạt động sẽ tổ chức cho SV thực hiện để lĩnh hội bài mới (ĐTB = 2.95),

Xác định thời lượng cho từng nội dung kiến thức thích hợp(ĐTB = 2.90), Kết hợp giáo án truyền thống với một số phần mềm tin học như trình chiếu powerpoint (ĐTB = 2.88),

Dự đoán những thuận lợi, khó khăn của SV khi lĩnh hội bài mới(ĐTB = 2.88), Lựa chọn và sử dụng mẫu giáo án điện tử (ĐTB = 2.86), Chế biến nội dung học tập, thiết kế bài giảng hấp dẫn (ĐTB = 2.83), Hứng thú với việc soạn theo mẫu giáo án mới (ĐTB = 2.71) được thực hiện thường xuyên. Còn hai nội dung soạn theo mẫu giáo án truyền thống (ĐTB = 2.20) và tích cực, chủ động tìm những bài soạn hay, hấp dẫn và chất lượng cao (ĐTB = 2.26) thì mức độ thực hiện không thường xuyên. Bởi vì hiện nay đã đổi mới PPGD nên đòi hỏi GV phải thay đổi ngay từ khâu soạn giáo án trong đó có việc lựa chọn mẫu giáo án, GV nên soạn bài theo mẫu giáo án mới. Còn việc tích cực, chủ động tìm những bài soạn hay, hấp dẫn và chất lượng cao không được thực hiện thường xuyên là vì nhiều lý do: GV không có nhiều thời gian đầu tư cho công việc đó, việc tiếp xúc với máy tính chưa được thành thạo nên cũng ngại tìm kiếm, học hỏi,…

Tương ứng với mức độ thực hiện thì kết quả đạt được cũng tương đối cao. Do thường xuyên thực hiện các nội dung đó cho nên kết quả thu được rất khả quan (TBC = 2.56).

b. Thực trạng về sự thích ứng trong quá trình lên lớp

Công việc chính của GV là dạy học, vì vậy yêu cầu GV phải có năng lực giảng dạy và phải thích ứng với công việc đó.

Bảng 2.12. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của nội dung thích ứng trong quá trình lên lớp (tổ chức giảng dạy)

STT Mức độ quan trọng Tần số Tỉ lệ %

1 Không quan trọng 2 3.3 2 Quan trọng 10 16.7 3 Rất quan trọng 48 80

Một nội dung nữa được các GV đánh giá là quan trọng trong thích ứng với đổi mới PPGD là nội dung thích ứng với quá trình lên lớp. Tức là sau khi thiết kế bài giảng xong người GV sẽ tổ chức thực hiện bài giảng đó theo kế hoạch mà mình đã xây dựng trong giáo án. Đây là một nội dung quan trọng để đánh giá là GV đã thích ứng với đổi mới

PPGD hay chưa, thông qua cách GV tổ chức các hoạt động trên lớp người ta có thể đánh giá sự thích ứng của GV với đổi mới PPGD. Có 80% GV đánh giá thích ứng với quá trình lên lớp là rất quan trọng, 16.7% GV đánh giá ở mức quan trọng, như vậy có đến 96.7% GV đánh giá nội dung này ở mức quan trọng và rất quan trọng, chỉ có 3.3% GV cho rằng nội dung thích ứng này không quan trọng. Tóm lại, đa số GV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc thích ứng trong quá trình lên lớp.

Bảng 2.13. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung thích ứng trong quá trình lên lớp của GV

STT Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện ĐTB ĐLC TBC ĐTB ĐLC TBC

1 Thực hiện PP giảng dạy tích cực 2.92 0.27

2.91

2.73 0.48

2.46

2 Khuyến khích SV tham gia các hoạt

động để chiếm lĩnh tri thức 2.92 0.27 2.46 0.59 3 Hướng dẫn, trang bị cho SV cách

học, tự học, tự nghiên cứu. 2.97 0.18 2.30 0.53 4 Rèn luyện cho SV kỹ năng làm việc

nhóm 2.85 0.36 2.21 0.67

5 Tôn trọng người học 2.97 0.18 2.81 0.39 6 Kỹ năng sử dụng thành thạo các

phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học…

2.88 0.32 2.53 0.57

7 Thường xuyên giao nhiệm vụ và tổ

chức cho SV làm việc trong giờ học 2.90 0.30 2.31 0.54 8 Luôn liên hệ nội dung bài học với

thực tế và tạo nhiều cơ hội cho SV thực hành

2.87 0.34 2.33 0.57

Nhìn vào bảng ta thấy ĐTB của các nội dung đều nằm trong mức độ thực hiện thường xuyên. Điểm TBC = 2.91 cho thấy các nội dung trên GV đều rất quan tâm thực hiện và thực hiện ở mức độ thường xuyên. Điều đó cho thấy sự phù hợp giữa nhận thức và hành động của GV về nội dung này. Trong bốn nội dung thích ứng với đổi mới PPGD thì GV đánh giá cao nhất nội dung thích ứng với quá trình lên lớp nên mức độ thực hiện

và kết quả thực hiện các công việc ở nội dung thích ứng này đạt ở mức cao là hoàn toàn hợp lý.

Bảng 2.14. Đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các PPGD ở trên lớp của GV

TT Thường xuyên sử dụng PP GV SV t P ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Thuyết trình 2.98 0.99 2.90 0.96 0.428 0.669 2 Trình bày, nêu vấn đề 4.02 0.54 4.04 0.52 -.0217 0.829 3 Thảo luận 3.90 0.63 3.92 0.65 -0.190 0.849 4 Đọc chép 1.60 0.79 1.59 0.79 0.026 0.980 5 Thực hành 3.22 0.69 3.23 0.73 -0.105 0.917 6 Giảng dạy có minh

họa 4.12 0.58 4.12 0.62 0.011 0.991 7 Dạy học theo nhóm 2.98 0.93 2.94 0.94 0.232 0.817 8 Dạy theo dự án 1.85 0.71 1.79 0.64 0.480 0.632

Từ kết quả ở bảng trên ta thấy việc GV sử dụng các PPGD tích cực là thường xuyên. Trong đó, PP giảng dạy có minh họa ( ĐTB = 4.12) và PP trình bày nêu vấn đề

(ĐTB = 4.02) tương ứng mức thường xuyên được GV sử dụng nhiều nhất khi dạy các bộ môn và ở mọi GV. Có đến 90% GV sử dụng PP trình bày nêu vấn đề ở mức độ rất thường và thường xuyên, chỉ có 10% GV thỉnh thoảng sử dụng hoặc hiếm khi sử dụng. Còn đối với PP giảng dạy có minh họa thì tỉ lệ GV sử dụng nó ở mức trường xuyên và rất thường xuyên là 91.7%. Còn lại 8.6% thì thỉnh thoảng có sử dụng; PP thảo luận

(ĐTB = 3.90) tương ứng mức thường xuyên sử dụng; PP thực hành (ĐTB = 3.22),

PP dạy học theo nhóm (ĐTB = 2.98) và PP thuyết trình (ĐTB = 2.98) tương ứng mức thỉnh thoảng sử dụng. Còn lại các PP như đọc chép (ĐTB = 1.6), dạy theo dự án (ĐTB = 1.85) rất hiếm khi GV sử dụng. Do PP đọc chép là PPGD truyền thống không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay, còn PP dạy học theo dự án phụ thuộc vào bộ

Một phần của tài liệu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)