Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các đặc tính lí hóa của CPE

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo chế phẩm enzyme chitinase thô từ chủng trichoderma sp phòng trừ vi nấm gây hại trên cây cà chua (Trang 43)

6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.11. Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các đặc tính lí hóa của CPE

CPE chitinase

Nhiệt độ phản ứng:

Cân 1 g CPE, hòa tan trong 25 ml nước cất.

Tiến hành phản ứng với chitin huyền phù trong các điều kiện nhiệt độ 20, 30, 40, 50, 60, 700C. Từ đó vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên hoạt độ chitinase theo nhiệt độ, xác định nhiệt độ phản ứng tối ưu của CPE.

pH phản ứng:

Cân 1 g CPE, hòa tan trong 25 ml nước cất.

Sau đó điều chỉnh pH để đạt các giá trị pH 4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6,0; 6,5; 7,0. Tiến hành phản ứng với chitin huyền phù trong điều kiện nhiệt độ ủ tối ưu trên. Từ đó vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên hoạt độ chitinase theo pH, xác định pH phản ứng tối ưu của CPE.

Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng lên sản phẩm tạo thành của chế phẩm enzym chitinase

Cân 1 g chế phẩm enzyme, hòa tan trong 25 ml nước cất.

Tiến hành phản ứng với chitin huyền phù trong các điều kiện nhiệt độ phản ứng và pH phản ứng tối ưu; thời gian phản ứng thay đổi từ 10 phút đến 90 phút, mỗi lần cách nhau 10 phút. Từ đó vẽ đồ thị biễu diễn sự biến thiên hoạt độ chitinase theo thời gian phản ứng, xác định thời gian phản ứng tối ưu của CPE chitinase.

Thời gian bảo quản:

Điều kiện bảo quản ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định hoạt tính của CPE. Tiến hành bảo quản CPE chitinase từ chủng NS nghiên cứu ở các điều kiện nhiệt lạnh 4 - 80C và nhiệt độ phòng; không bổ sung thêm cơ chất trong 6 tháng. Cách 1 tháng lấy mẫu 1 lần, tiến hành xác định hoạt tính chitinase.

2.2.12. Phương pháp khảo sát khả năng kìm hãm sự tăng sinh khối vi nấm gây bệnh bởi CPE chitinase và các tác nhân kháng nấm khác

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo chế phẩm enzyme chitinase thô từ chủng trichoderma sp phòng trừ vi nấm gây hại trên cây cà chua (Trang 43)