Biện pháp phòng trừ vi nấm trên cây cà chua

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo chế phẩm enzyme chitinase thô từ chủng trichoderma sp phòng trừ vi nấm gây hại trên cây cà chua (Trang 31)

6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.3.3. Biện pháp phòng trừ vi nấm trên cây cà chua

1.3.3.1. Biện pháp canh tác

Những biện pháp canh tác như thời vụ, làm đất, tưới nước, chăm sóc, luân canh, xen canh... mà bất cứ hệ thống canh tác nào cũng thường xuyên thực hiện. Nếu được trang bị những hiểu biết người ta có thể thực hiện các biện pháp này một cách có ý thức sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ, hiệu quả kinh tế cao. Biện pháp canh tác có tác dụng [15], [73]:

- Làm thay đổi điều kiện sinh thái, thay đổi ký chủ, nguồn dinh dưỡng của ký sinh vật gây bệnh.

- Tiêu diệt hoặc làm hạn chế sinh vật gây bệnh, cản trở sự lây lan và tồn tại của sinh vật gây bệnh.

- Biện pháp canh tác có giá trị phòng bệnh rất cao và không gây hại MT.

1.3.3.2. Biện pháp hóa học

Biện pháp hóa học là một trong những biệt pháp phòng trừ bệnh cây tích cực, nhanh chóng, hiệu quả, do đó được ứng dụng rộng rãi, đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, biện pháp hóa học có một số nhược điểm lớn như [15], [73]:

- Thuốc hóa học là những thuốc độc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và gia súc.

- Phần lớn thuốc hóa học có khả năng tiêu diệt nấm bệnh nhưng đồng thời cũng tiêu diệt vi sinh vật có ích, làm phá vỡ cân bằng sinh học, đặc biệt gây khó khăn cho những vùng áp dụng biện pháp sinh học.

- Nấm và vi khuẩn gây bệnh thường thích nghi quen dần với thuốc, vì thế phải tăng liều lượng thuốc sử dụng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cây.

1.3.3.3. Biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại rất đa dạng dựa trên nguyên tắc chung: sử dụng VSV có ích để hạn chế sinh vật có hại [13]. Trong phạm vi đề tài này chỉ giới thiệu biện pháp sinh học bằng cách sử dụng các CPSH.

Các CPSH là những sản phẩm dạng bột, viên, lỏng...có nguồn gốc trực tiếp từ VSV hoặc từ các sản phẩm trao đổi của VSV [8]. Những sản phẩm này có vai trò trong kiểm soát bệnh hại cây trồng.

CPSH không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, không gây ô nhiễm MT sinh thái. Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái trong MT đất nói riêng và MT nói chung. Không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất. CPSH có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm. Tiêu diệt sinh vật gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến MT như các loại thuốc có nguồn gốc hóa học. Bên cạnh đó, CPSH còn tăng khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch MT [71].

Các CPSH ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau: nhóm CPSH ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; nhóm CPSH dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất

kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng; nhóm CPSH dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp. Trong đó, nhóm CPSH ứng dụng cho phòng trừ sâu – bệnh hại là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng dụng sớm nhất trong lĩnh vực cây trồng.

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học…với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ VSV trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước.

Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng CPSH, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo chế phẩm enzyme chitinase thô từ chủng trichoderma sp phòng trừ vi nấm gây hại trên cây cà chua (Trang 31)