Tín dụng đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động của tín dụng cũng khá đa dạng như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu và tái chiết khấu. Trong đó cho vay là hoạt động phổ biến nhất của PGD Khánh Hưng, do đó đề tài chỉ đề cập đến cho vay của Ngân hàng. Cùng với hoạt động huy động vốn thì Ngân hàng cần phải nỗ lực trong công tác cho vay vốn. Bởi khi huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp hay người dân trên địa bàn tỉnh thì Ngân hàng phải trả một khoản lãi cho nguồn vốn huy động này. Vì vậy để giảm thiểu chi phí vốn cùng mới mục đích sinh lợi thì hoạt động cho vay là vô cùng quan trọng và là hoạt động truyền thống của các NHTM. Trong công cuộc mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay hiệu quả, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng NHNo& PTNT tỉnh Sóc Trăng – PGD Khánh hưng với sự nỗ lực trong việc tìm kiếm các khách hàng đang có nhu cầu về vốn trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngày càng phát triển.
Trong những năm qua, khi phải đối mặt với tình hình bất thường của nền kinh tế thế giới tác động liên tục lên nền kinh tế nước nhà đã khiến cho hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng có nhiều bất cập và biến động. Các biến động trong cho vay được tập trung thể hiện rõ trong các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ. Đây là các chỉ tiêu phản ánh quá trình cung ứng tiền của Ngân hàng cho nền kinh tế, khả năng thu hồi từ hoạt động cho vay trong thời gian quy định cũng như các phần vốn mà khách hàng còn nắm giữ. Để hiểu rõ hơn các chỉ tiêu trên trong công tác cho vay cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân trong từng thời kỳ.
44
Bảng 4.2 Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 và 06 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu Đồng Nguồn: Tổ tín dụng – PGD Khánh Hưng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 06 tháng 2013 06 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 06 tháng 2014/ 06 tháng 2013
số tiền % số tiền % số tiền %
Doanh số cho vay 321.214 225.394 238.952 110.674 113.924 (95.820) (29,83) 13.558 6,02 3.250 2,94 Ngắn hạn 307.920 214.595 224.081 101.089 107.856 (93.325) (30,31) 9.486 4,42 6.767 6,69 Trung và dài hạn 13.294 10.799 14.871 9.585 6.068 (2.495) (18,77) 4.072 37,71 (3.517) (36,69) Doanh số thu nợ 325.758 231.004 207.166 97.783 122.938 (94.754) (29,09) (23.838) (10,32) 25.155 25,73 Ngắn hạn 300.201 220.595 200.514 91.564 116.308 (79.606) (26,52) (20.081) (9,10) 24.744 27,02 Trung và dài hạn 25.557 10.409 6.652 6.219 6.630 (15.148) (59,27) (3.757) (36,09) 411 6,61 Dư nợ 159.989 154.379 186.165 167.270 177.151 (5.610) (3,51) 31.786 20,59 9.881 5,91 Ngắn hạn 144.166 138.166 161.733 147.691 153.281 (6.000) (4,16) 23.567 17,06 5.590 3,78 Trung và dài hạn 15.823 16.213 24.432 19.579 23.870 390 2,46 8.219 50,69 4.291 21,92
45
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng trong những năm vừa qua có nhiều biến động liên tục:
Về doanh số cho vay
Doanh số cho vay của Ngân hàng thể hiện khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng khi huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế. Trong giai đoạn phân tích cho thấy tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng không ổn định và có nhiều biến động. Năm 2011 là năm có doanh số cho vay cao nhất và đạt được 321.214 triệu đồng. Đây là giai đoạn tăng trưởng vì Ngân hàng đã khắc phục được những tồn đọng và yếu kém của năm 2010 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngân hàng tập trung vào công tác phân tích đối tượng khách hàng, thẩm định món vay. Tuy nhiên thì công tác này vẫn chưa chặt chẽ nên hoạt động cho vay vốn vào thời điểm này vẫn còn diễn ra rỗng rãi. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh mở rộng quy mô hoạt động, cũng cố trang thiết bị hiện đại dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng cao trong khi nguồn vốn sẵn có của các tổ chức doanh nghiệp không đủ kịp đáp ứng.
Bước sang năm 2012 thì doanh số cho vay của Ngân hàng giảm đi đáng kể, chỉ đạt được 225.394 triệu đồng, tức giảm đi 95.820 triệu đồng, tương đương giảm 29,83% so với năm 2011. Nguyên nhân cơ bản là do trong năm 2012, nền kinh tế trong nước phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế thế giới, dịch bệnh phát triển trên địa bàn, đặc biệt là dịch bệnh tôm tại địa phương ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh gặp không ít khó khăn nên hạn chế mở rộng quy mô hoạt động của mình. Cùng với việc Ngân hàng tập trung đẩy mạnh sàng lọc đối tượng khách hàng cho vay, hạn chế tối đa các khoản vay có tình hình tài chính yếu kém, việc thẩm định khách hàng ngày càng chặt chẽ và khắt khe hơn đã làm cho doanh số cho vay trong kỳ này giảm mạnh.
Doanh số cho vay của PGD Khánh Hưng đã có chuyển biến tích cực hơn trong năm 2013, tuy chỉ tăng 13.558 triệu đồng, tương đương tăng 6,02% so với năm 2012, nhưng đó lại là bước tiến vượt bậc của Ngân hàng trong công tác cho vay khi nền kinh tế còn nhiều bất cập và chưa thật sự ổn định. Các doanh nghiệp dần lấy lại cân bằng và có hướng mở rộng hoạt động kinh doanh, do đó cần đi vay vốn để thực hiện các kế hoạch đề ra. Cũng trong năm này, Ngân hàng huy động được một lượng lớn nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân và doanh nghiệp nên đã chủ động trong việc cho khách hàng vay tiêu dùng cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, làm tăng hoạt động sản xuất, đem lại nhiều hiệu quả cao. Cũng trong 06 tháng đầu
46
năm 2014 doanh số cho vay cũng mang lại kết quả khả quan cho Ngân hàng, tuy có giảm về cho vay dài hạn nhưng bù lại tăng trong ngắn hạn. Bởi vì trong thời gian này, Ngân hàng tích cực tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho vay luân chuyển, cùng với trong thời gian này Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn ngắn hạn khá lớn nên cần phải tập trung vào các món vay ngắn hạn để thu hồi vốn kịp thời.
Doanh số cho vay của Ngân hàng nhìn chung tuy có nhiều biến động nhưng nhìn vào tổng thể thì vẫn đạt được chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân chủ yếu cũng do nền kinh tế tác động vào các đối tượng khách hàng đi vay và các chính sách thắt chặt của NHNN đã hạn chế phần nào về hoạt động thẩm định và đánh giá chất lượng khách hàng đi vay vốn.
Về doanh số thu nợ
Khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng được đánh giá qua chỉ tiêu doanh số thu nợ. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng của Ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh sinh lời. Do tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong quá trình sản xuất kinh doanh nên việc trả nợ cho Ngân hàng cũng trở nên khó khăn. Mặt khác các NHTM cùng nhau cạnh tranh gay gắt trên địa bàn tỉnh đã làm cho doanh số cho vay cũng giảm đi kéo theo việc thu hồi nợ cũng giảm xuống đáng kể.
Trong năm 2011 Ngân hàng đã tập trung vào triển khai kế hoạch thu hồi các khoản nợ còn tồn đọng ở những năm trước. Đây là các khoản nợ dài hạn nên so với khoản cho vay dài hạn thì khoản thu về từ nguồn này tăng cao hơn gấp 2 lần. Ngoài ra trong năm Ngân hàng tập trung vào các khoản vay ngắn hạn nên việc thu hồi lại vốn trong khoản này cũng tăng cao. Chính vì vậy mà trong năm 2011, ngân hàng đã thu về được 325.758 triệu đồng, cao nhất trong giai đoạn phân tích và cao hơn cả doanh số cho vay trong năm. Đây là một điều đáng mừng cho PGD Khánh Hưng, nhờ có sự lãnh đạo trong việc đề ra chỉ tiêu cho từng nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao mà doanh số cho vay trong năm này đạt hiệu quả cao, tạo nên một bước tiến vững chắc cho Ngân hàng.
Qua năm 2012 tuy có gặp nhiều khó khăn trong công tác cho vay nhưng việc thu hồi nợ trong năm này cũng đạt nhiều hiệu quả cao. Khi doanh số cho vay trong năm chỉ đạt 225.394 triệu đồng thì thu nợ lại đạt 231.004 triệu đồng đã thể hiện rõ được sự nỗ lực không ngừng nghĩ của tập thể cán bộ của PGD. Tuy trong năm 2012 doanh số thu nợ giảm 94.754 triệu đồng, tương đương giảm 29,09% so với năm 2011, nhưng nhìn chung Ngân hàng vẫn hoạt động tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay trong năm này giảm mạnh,
47
Ngân hàng thắt chặt công tác tìm kiếm đối tượng cho vay, dẫn đến nguồn thu giảm theo. Tuy nhiên việc thu từ nguồn dư nợ năm trước để lại đã giúp cho Ngân hàng tăng tổng doanh số thu nợ lên cao, qua đó thấy được Ngân hàng đang hoạt động tốt và ngày càng phát triển.
Trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều bấp bênh, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và phá sản nên khả năng trả nợ cũng trở nên khó khăn, nên việc thu nợ của Ngân hàng cũng giảm đi trong năm 2013. Ngân hàng chỉ thu được 207.166 triệu đồng trong khi doanh số cho vay lên đến 238.952 triệu đồng và giảm tới 10,32% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giảm nhẹ so với năm 2012 nhưng Ngân hàng vẫn chưa thu hồi đủ các khoản nợ đã cho vay trong năm do tình hình kinh tế khó khăn. Các món nợ ngắn hạn và dài hạn cũng chưa được thu về kịp thời, song nhìn chung kết quả thu về được đều nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong thời gian qua.
Bước qua giai đoạn 06 tháng đầu năm 2014, tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng bắt đầu khả quan hơn, tạo nên đà hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Doanh số thu nợ tăng lên 25,73%, tương đương tăng lên 25.155 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kinh doanh tương đối khả quan hơn và nền kinh tế có những biểu hiện tích cực đã giúp cho các doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tốt, từ đó chủ động hơn trong việc chi trả các khoản nợ đến hạn cho Ngân hàng. Ngoài ra cùng với các biện pháp thắt chặt việc xử lý các khoản nợ đến hạn đối với các doanh nghiệp chưa chủ động trong công tác trả nợ đã giúp cho doanh số cho vay trong kỳ cả về ngắn hạn hay trung và dài hạn đều đạt được những kết quả đáng khen ngợi.
Về dư nợ cho vay
Dư nợ là các khoản nợ mà Ngân hàng cho vay nhưng chưa được thu hồi về. Đây là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động trong từng thời kỳ, là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong giai đoạn vừa qua dư nợ của ngân hàng có nhiều biến động tăng giảm không đều nhưng nhìn chung có xu hướng tăng lên. Trong năm 2012, dư nợ của Ngân hàng đạt giá trị nhỏ nhất, chỉ đạt 154.379 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng hạn chế cho vay và tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ tới hạn và xử lý các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp. Với những biện pháp cứng rắn trong công tác xử lý nợ như yêu cầu khách hàng bán tài sản để thanh toán, bán nợ và khởi kiện,... đã giúp dư nợ cho vay của Ngân hàng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên bước sang năm 2013 khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng giảm đáng kể, nhất là các khoản nợ dài hạn từ đó làm cho dư nợ của Ngân
48
hàng trong năm cũng tăng lên tới 186.165 triệu, tăng lên tới 20,59% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn 06 tháng đầu năm thì dư nợ của Ngân hàng đã tăng lên 177.151 triệu đồng, tăng 5,91% so với cùng kỳ năm trước. Trong thời gian này Ngân hàng đẩy mạnh các khoản vay cho doanh nghiệp và cá nhân nhưng lại chưa thu hồi được nên làm cho tổng dư nợ của kỳ này tăng lên.
4.1.2.1 Doanh số cho vay của Ngân hàng
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho khách hàng trong một khoản thời gian nhất định. Doanh số cho vay càng cao chứng tỏ Ngân hàng có thị phần rộng lớn, số lượng khách hàng nhiều. Để rõ hơn về chỉ tiêu này ta tìm hiểu doanh số cho vay của Ngân theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế.
Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Ngân hàng mở rộng kinh doanh trong việc cho vay đa dạng hóa các ngành kinh tế. Là một tỉnh với nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ,... Sóc Trăng đã và đang phát triển với nhiều loại ngành nghề khác nhau, tạo nên mạng lưới đan xen với nhau nên việc Ngân hàng cân nhắc cho vay ngành nào, hạn chế ngành nào là một việc rất quan trọng đối với PGD Khánh Hưng. Để làm rõ điều đó ta đi vào phân tích thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo Ngành kinh tế năm 2011- 2013
Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 số tiền TT (%) số tiền TT (%) số tiền TT (%) Ngành Nno & LN 15.756 4,91 17.390 7,72 39.782 16,65 Ngành Thủy Sản 2.100 0,65 3.320 1,47 1.900 0,8 Ngành Chăn nuôi 23.000 7,16 24.512 10,88 4.800 2,01 Ngành XD & sửa chữa nhà ở 22.084 6,88 22.772 10,10 17.381 7,27 Ngành Khác 174.440 54,31 111.614 49,52 100.956 42,25 Kinh doanh DVTM 83.834 26,09 45.786 20,31 74.133 31,02 Tổng DSCV 321.214 100,0 225.394 100,0 238.952 100,0 Nguồn: Tổ tín dụng – PGD Khánh Hưng
49
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 06 tháng đầu năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU số tiền 06 tháng 2013 06 tháng 2014 TT(%) số tiền TT(%) Ngành Nno & LN 19.490 17,61 17.653 15,50 Ngành Thủy Sản 1.306 1,18 1.800 1,58 Ngành Chăn nuôi 2.800 2,53 14.351 12,60
Ngành XD & sửa chữa nhà ở 9.881 8,93 10.548 9,26
Ngành Khác 42.446 38,35 44.436 39,00
Kinh doanh DVTM 34.751 31,40 25.136 22,06
Tổng DSCV 110.674 100,0 113.924 100,0
Nguồn: Tổ tín dụng – PGD Khánh Hưng
Ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp có chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011 Ngân hàng đạt mức doanh số cho vay là 15.756 triệu đồng và chiếm 4,91% tổng cơ cấu ngành. Trong năm 2012 Ngân hàng cho vay trong ngành này tăng so với cùng kỳ năm trước 10,37%, đạt được số tiền là 17.390 triệu đồng và chỉ đạt 7,72% trong tổng cơ cấu ngành. Có sự tăng lên như vậy là do ngân hàng hoàn thành việc hỗ trợ lãi suất các hộ nông dân, hỗ trợ trong việc mua máy gặt đập liên hợp theo Quyết định số 820/QĐHC-CTUBND, giúp doanh số cho vay của Ngân hàng khả quan hơn. Bước sang giai đoạn năm 2013, đây là năm biến động mạnh trong lĩnh vực này, Ngân hàng đạt mức doanh số khá cao là 39.782 triệu đồng, tăng 128,76% so với cùng kỳ năm trước, tức tăng 22.392 triệu đồng và chiếm tới 16,65% trong tổng cơ cấu ngành kinh tế. Sự tăng trưởng đó là do trong năm 2013 là năm dịch bệnh tăng cao, khả năng kinh doanh trong chăn nuôi và thủy sản gặp nhiều khó khăn và thiệt hại nặng nề, người dân có xu hướng chuyển qua canh tác nông nghiệp nên doanh số cho vay tăng lên khá cao so với các năm trước. Tuy nhiên trong 06 tháng đầu năm 2014, mức doanh thu trong ngành này lại giảm xuống còn 17.653 triệu đồng, tức giảm đi 9,43% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên ngân là do mức tăng trở lại trong ngành thủy sản và chăn nuôi trong quá trình hoạt động ngành trên địa bàn tỉnh.
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay trong ngành Thủy sản có