Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 78)

Mỗi ngành kinh tế khi đi vay đều tìm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động cũng như chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng. Do đó việc nợ xấu xuất hiện trong từng ngành đều có khả năng xảy ra. Để xem xét rõ hơn ta đi vào phân tích bảng sau:

66

Bảng 4.15 Nợ xấu theo ngành kinh tế giai đoạn 2011- 2013 và 06 tháng năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 06 tháng 2013 06 tháng 2014 số tiền TT (%) số tiền (%) TT số tiền (%) TT số tiền (%) TT số tiền (%) TT Ngành Nno & LN 1.247 11,80 1.539 21,28 1.710 24,30 1.683 24,54 1.746 24,55 Ngành Thủy Sản 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 200 2,81 Ngành Chăn nuôi 500 4,73 443 6,13 0 0,00 0 0,00 315 4,43 Ngành XD

& sửa chữa

nhà ở 2.164 20,47 1.806 24,98 1.592 22,63 1.428 20,82 1.323 18,60 Ngành Khác 3.575 33,82 2.383 32,96 2.364 33,60 2.295 33,46 1.017 14,30 Kinh doanh DVTM 3.086 29,18 1.060 14,65 1.370 19,47 1.452 21,18 2.511 35,31 Tổng nợ xấu 10.572 100,0 7.231 100,0 7.036 100,0 6.858 100,0 7.112 100 Nguồn: Tổ tín dụng – PGD Khánh Hưng

Nhìn chung qua bảng số liệu trên ta thấy được tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế có nhiều biến động qua các năm đối với từng đối tượng phân tích. Nhưng nhìn chung thì tất cả các khoản nợ xấu của từng ngành đều giảm dần qua từng năm, chỉ riêng ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp thì có biểu hiện ngược lại, tăng dần qua từng năm. Với nợ xấu chiếm nhiều nhất là ở cho vay nhằm mục đích mua sắm và tiêu dùng (Ngành khác) và chiếm ít nhất nợ xấu nhất là ngành Chăn nuôi. Thủy sản là ngành duy trì không có nợ xấu qua các năm, tuy nhiên đến 06 tháng đầu năm 2014 do có nhiều lý do nên nợ xấu đã xuất hiện ở ngành này với một tỷ trong rất nhỏ trong cơ cấu nợ xấu.

Trước hết ta nói đến ngành được PGD chú trọng trong công tác cho vay đó là Ngành khác bao gồm cho vay mua sắm và cho vay tiêu dùng. Vì là một ngành mà PGD luôn hướng tới trong suốt thời gian vừa qua nên số lượng tiền mà Ngân hàng cho vay đối với mục này cũng khá cao. Do đó nợ xấu trong ngành này cao là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên nhìn chung qua giai đoạn phân tích thì ta thấy nợ xấu có xu hướng giảm trong ngành này. Tuy nhiên xét về cơ cấu thì vẫn dao động ở khoảng 33% trong tổng cơ cấu nợ xấu toàn ngành. Nguyên nhân của việc giảm nợ xấu là do Ngân hàng giảm dần cho vay trong ngành này để tập trung đa dạng hóa các ngành khác, quá trình thu nợ đối với nhóm này cũng khá tốt được biểu hiện qua doanh số thu nợ luôn cao hơn

67

doanh số cho vay trong kỳ cùng với công tác xử lý các món nợ xấu được chú trọng nhiều hơn. Nhưng do tổng nợ cũng giảm qua các năm nên dường như tỷ trọng không thay đổi qua các năm, chỉ khi đến 06 tháng đầu năm 2014 thì ta mới thấy được mức giảm rõ rệt của ngành này qua tỷ trọng của ngành, chỉ còn chiếm 14,3% trong tổng nợ xấu và mức nợ xấu cũng giảm xuống rõ rệt chỉ còn 1.017 triệu đồng, giảm 1.278 triệu đồng, tương đương giảm 55,69% so với cùng kỳ năm trước.

Nợ xấu đối với ngành Nông Lâm nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng mở rộng doanh số cho vay trong ngành này qua từng năm nhưng việc thu về còn nhiều hạn chế và không đủ bù đắp các khoản cho vay trong kỳ. Mà đối với ngành này Ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn và các đối tượng chủ yếu là nông dân với kiến thức về cho vay và trả nợ còn yếu kém, dẫn đến việc trả nợ còn ì ạch và không tạo ra nguồn thu kịp thời để chi trả, nên nợ xấu trong ngành cũng tăng lên. Từ đó tỷ trọng cũng tăng lên qua từng năm và đạt mức cao nhất ở 06 tháng đầu năm 2014 là 24,55% trong khi năm 2011 chỉ đạt 11,80% trong tổng nợ xấu.

Đối với ngành Xây dựng và sửa chữa nhà có nợ xấu giảm dần qua các năm nhưng đối với năm 2012 thì tỷ trọng lại đạt khá cao chiếm 24,98% so với tổng nợ xấu trong khi năm 2011 chỉ chiếm 20,47%. Nguyên nhân là trong thời gian này thị trường Bất động sản đóng băng, kinh doanh trong lĩnh vực này trở nên thua lỗ, khả năng trả nợ cho Ngân hàng khó khăn nên nợ xấu xuất hiện và tăng lên mặc dù Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với ngành này trong năm này. Bước qua năm 2013 thì nợ xấu giảm xuống, một mặt Ngân hàng vẫn tiếp tục hạn chế cho vay và đẩy mạnh xử lý nghiêm khắc các khoản nợ xấu. Ngược lại với ngành này thì Kinh doanh dịch vụ thương mại lại có xu hướng giảm vào năm 2012 và tăng trở lại trong năm 2013 trở về sau.

Đối với hai ngành thủy sản và chăn nuôi thì nợ xấu chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng nợ xấu toàn ngành. Trong khi ngành thủy sản chỉ xuất hiện nợ xấu trong 06 tháng đầu năm 2014 do tình hình dịch bệnh gây khó khăn cho nhà đầu tư trong công tác trả nợ nên có phần tăng như vậy nhưng không đáng kể. Trong khi ngành chăn nuôi lại có biểu hiện giảm dần khi tình hình dịch bệnh cũng xuất hiện ở đối tượng này. Đó là cả một sự nỗ lực trong công tác xử lý của cán bộ PGD Khánh Hưng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)